Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022

Top10 tăng/giảm tháng 8 có các cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng, phân bón. Mức tăng của nhiều mã trên thị trường UPCoM đạt trên 100%.

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022

 Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, cổ phiếu KPF của CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh dẫn đầu với tỉ lệ tăng 98,58%, đóng cửa tuần ở 21.050 đồng/cp. Quan sát giao dịch, trong tháng 8, mã KPF có 7 phiên tăng kịch sàn, chuỗi tăng liên tiếp nhiều nhất là 14 phiên từ ngày 11/8 đến ngày 30/8.

Ngoài KPF, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản và xây dựng góp mặt trong top10 mã tăng mạnh nhất tháng bao gồm: PTL (83,11%), TDC (58,45%), CKG (52,74%), ITC (27,48%) và DXS (26,46%). Trong đó, PTL là cổ phiếu có thị giá nhỏ dưới 10.000 đồng/cp.

Cùng với nhóm Bất động sản và xây dựng, nhóm Nông nghiệp cũng hoạt động sôi nổi trong tháng 8 với hai đại diện: DCM (27,99%) và ANV (27,49%).

Top10 mã tăng giá mạnh nhất trong tháng còn có TGG (41,31%) và PET (28,70%).

Ở chiều giảm giá, hai cổ phiếu đứng đầu bảng xếp hạng là SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn giảm 46,87%%. Các cổ phiếu có tỉ lệ mất giá hơn 1/5 còn có CRE (38,80%), FLC (26,34%), HAI (23,53%).Phần còn lại trên bảng xếp hạng là những cổ phiếu có tỉ lệ mất giá từ 11 – 17% như ST8, AMD, TMT, DTT, TNH, BAF.

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022

  Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên sàn HNX, Nhóm bất động sản và xây dựng hoạt động mạnh mẽ với 7/10 cái tên trong top10 mã tăng mạnh nhất thuộc nhóm này. THS của CTCP Viglacera Đông Triều đứng đầu trên bảng xếp hạng khi thị giá được đẩy từ 16.500 đồng/cp lên 34.100 đồng/cp tương ứng mức tăng 106,67%. 6 cái tên khác gồm có DTC, L18, HLD, DIH, TKC và PTD. DTC, L18, HLD là những cổ phiếu có tỉ lệ tăng trên 50%, những cái tên khác mất hơn 1/3 giá trị.

Nhóm Nguyên vật liệu cũng hút tiền trong tháng với hai đại diện là BKC (69,84%) và PBP (68,92%). Còn lại trên bảng xếp hạng là API tăng 39,04%.

Ở chiều giảm giá, LHC của CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi Lâm Đồng dẫn đầu với tỉ lệ mất giá 48,26%. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này có chuỗi mất giá liên tục tới 5 phiên. Các cổ phiếu khác trong top10 chia làm hai phần: mất giá từ 33 – 40% gồm có PCH, GDW, SDU, VC6 và mất giá từ 24 – 30% gồm có KHS, TTT, KDM, EVS, BST.

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022

  Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, Cổ phiếu CFV của CTTNHH Một thành viên Cà Phê Thắng Lợi dẫn đầu khi thị giá đẩy từ 8.000 đồng/cp lên 22.700 đồng/cp tương ứng mức tăng 183,75%. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này có chuỗi 13 phiên tăng liên tiếp, tất cả các phiên giao dịch đều là tăng kịch sàn.

Khác với sàn HOSE và HNX, không có sự “thống trị” của một nhóm cổ phiếu cụ thể, UPCoM có các đại diện của nhiều nhóm cổ phiếu khác nhau, cụ thể: Nhóm Dịch vụ có TAW (158,67%), DXL (115,38%) và SEP (85,59%); Nhóm Nguyên vật liệu với NNG (76,67%) và MA1 (66,31%) và nhóm Bất động sản và dây dựng: HD2 (111,02%) và ICN (64,71%).

Ở chiều giảm giá, VHH của CTCP Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt mất giá nhiều nhất với 60,23% tỉ lệ. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này không có phiên tăng trong tháng 8 và có 1 phiên giảm chạm đáy vào ngày 29/8.

Bên cạnh đó, PND của CTCP Xăng dầu Dầu khí Nam Định cũng giảm sâu tới 59,56%. Mặc dù có những phiên tăng giá, cổ phiếu này lại có chuỗi 9 phiên giảm liên tiếp và trong tháng 8, tổng số phiên giảm chạm đáy của cổ phiếu này là 8 phiên.

Ngoài ra, top10 mã giảm sâu còn có ILS, HAF, BMN, SPB, SAL, TEL, DUS, PMJ. Các cổ phiếu này có điểm chung là mất giá từ 40 – 50%.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 13,39 điểm (+1,06%), lên 1.282,57 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 3,6% so với tuần trước xuống 75.507 tỷ đồng, khối lượng giảm 3,2% xuống 2.920 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 1,56 điểm (+0,52%), lên 297,94 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 18,7% so với tuần trước lên 9.602 tỷ đồng, khối lượng tăng 8,5% lên 456 triệu cổ phiếu.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu bán lẻ có sự đồng thuận cao và tăng tốt nhất, với các cổ phiếu như MWG (+12,6%), FRT (+3,4%), PNJ (+3,3%), PET (+7,9%), DGW (+3%) ...

Tiếp theo là nhóm ngành hóa chất, phân bón quen thuộc như DGC (+3,3%), DPM (+9,8%), DCM (+10,8%), SFG (+10,9%), LAS (+7,6%) ...

Những ngành còn lại đều tăng nhẹ như dầu khí (+1,7%), ngân hàng (+1,2%), tiêu dùng (+0,8%), công nghiệp (+0,6%), công nghệ thông tin (+0,3%) ...

Trên sàn HOSE, cổ phiếu KPF tiếp tục có thêm một tuần “làm mưa làm gió” và là cổ phiếu tăng tốt nhất sàn. Tuần trước, KPF cũng là cái tên tăng mạnh nhất sàn với mức tăng hơn 38%.

Tổng cộng KPF đã có 12 phiên tăng liên tiếp từ 11/8 đến 26/8, trong đó, có 6 phiên đóng cửa ở mức giá trần, giá cổ phiếu theo đó tăng từ 10.600 đồng lên 20.750 đồng, tương đương hơn 95% và hiện không quá xa so với mức đỉnh lịch sử 22.800 đồng thiết lập vào đầu tháng 2/2018.

Tương tự là cổ phiếu CKG, khi cũng có tuần thứ hai liên tiếp lọt top tăng cao nhất sàn, sau khi tuần trước +9,81%.

Đáng chú ý nhất có lẽ là sự xuất hiện của bluechip, cổ phiếu lớn MWG với mức tăng gần 13%.

Thông tin mới gần đây liên quan đến MWG là việc Reuters đưa tin, MWG đã thuê cố vấn để xem xét thoả thuận bán 20% cổ phần của chuỗi Bách Hoá Xanh, với định giá 1,5 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu FLC bị bán tháo mạnh, sau thông tin cổ phiếu liên quan là ROS bị hủy niêm yết kể từ 5/9/2022 và hai cổ phiếu FLC và HAI đứng trước nguy cơ bị đình chỉ giao dịch.

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022

Trên sàn HNX, cổ phiếu PBP có tuần khởi sắc với 3/5 phiên đóng cửa ở mức giá trần, thanh khoản dù trồi sụt nhưng cũng đã có sự cải thiện đáng kể so với thời gian gần đây, trong đó, phiên cao nhất khớp được hơn 170.000 đơn vị.

Cổ phiếu API tăng vọt, với thông tin mới về việc phát hành hơn 45,86 triệu cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng), theo tỷ lệ 120%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 07/9/2022.

Một số cổ phiếu khác cũng thu hút dòng tiền và tăng mạnh đi kèm thanh khoản cao khác như HTP, PVC, PVG.

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022

Trên UpCoM, cổ phiếu CFV của Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi có thêm một tuần dẫn đầu mức tăng và là tuần thứ hai liên tiếp tăng hơn 90%. Dù vậy, thanh khoản vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể nào, khi phần lớn chỉ có vài trăm đơn vị khớp lệnh/phiên.

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022
Cổ phiếu ngân hàng 'hụt hơi' phiên cuối tuần

Cổ phiếu ngân hàng không thể duy trì được xu hướng tích cực trong phiên giao dịch cuối tuần (26/8) khi nhiều cổ phiếu dần ...

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022
Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 27/8/2022: BMC, SJE, MIM, DBC, DSD

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới nhất ...

Top 10 cổ phiếu cao nhất năm 2022
Nhìn lại khuyến nghị cổ phiếu của các công ty chứng khoán tuần từ 22-26/8/2022

Sắc xanh tiếp tục được nối dài trên thị trường lên tuần thứ 7 liên tiếp với mức tăng là không quá mạnh. Và thanh ...