Top giá mũi tiêm 6 trong 1 năm 2022

Hôm nay : 869

Số lượt truy cập : 895,766

Số người trực tuyến: 43

Thủ tướng phát động chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân để đạt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ các đối tượng được chỉ định - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo phát động của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngành y tế và các địa phương đã khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch này với tinh thần làm việc xuyên Tết, làm ngay, làm tốt, làm hiệu quả ngay trong những ngày nghỉ Tết. Các lực lượng sẽ "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ các đối tượng được chỉ định.

Mục tiêu tiêm vaccine đã được Chính phủ xác định rất rõ ràng: Hết tháng 1, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi; trong quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định. Cùng với đó, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Trong năm 2021, Việt Nam đã làm nên một kỳ tích khi trở thành một trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, mặc dù có xuất phát điểm thấp, chậm, lúc đó vaccine khan hiếm trên toàn cầu và Việt Nam chưa sản xuất được trong nước. Từ chỗ chỉ có khoảng hơn 300.000 liều vaccine khi bắt đầu đợt bùng phát dịch thứ 4, đến nay, Việt Nam đã có khoảng 212 triệu liều.

Để có được điều này, ngoài nỗ lực không mệt mỏi của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thực hiện "ngoại giao vaccine", sự vào cuộc của các cấp, các ngành, phải kể đến sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia có thể sản xuất vaccine, nhưng lại không đạt được tỉ lệ bao phủ cao như vậy do tâm lý ngần ngại tiêm vaccine của nhiều người dân.

Chiến dịch thần tốc tiêm chủng mùa Xuân có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Trước hết, tỉlệ bao phủ vaccine càng cao, nguy cơ lây nhiễm, số ca mắc, tỷ lệ chuyển nặng và tử vong càng được kéo giảm. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu giảm tối đa tử vong, giảm ca chuyển nặng, bảo vệ tối đa tính mạng, sức khỏe người dân, không để bị động, lúng túng, bất ngờ nếu xuất hiện các chủng mới. Tính mạng, sức khỏe của mỗi người đều rất quý và vaccine là vũ khí, là lá chắn hiệu quả nhất để bảo vệ, nhất là với những người cao tuổi, người có bệnh nền.

Cùng với đó, tỉ lệ bao phủ vaccine là yếu tố tiên quyết để cùng với thuốc điều trị và ý thức người dân, chúng ta có thể tự tin, yên tâm mở cửa trở lại an toàn các hoạt động kinh tế - xã hội trong thời gian sớm nhất. Hiện còn không ít các hoạt động vẫn chưa trở lại bình thường, nhất là việc đi học trực tiếp của học sinh, các hoạt động du lịch…

Nền kinh tế đã phục hồi theo hình chữ V trong quý IV/2021, sau khi tăng trưởng GDP giảm mạnh trong quý III. Việc thực hiện bằng được mục tiêu tiêm chủng vaccine theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Nhiều ý kiến nhận định, nếu diễn biến tình hình không có thay đổi lớn, các hoạt động kinh tế - xã hội có thể trở lại cơ bản bình thường ở thời điểm giữa tháng 3.

Việc mở cửa trở lại các hoạt động, đặc biệt là mở cửa trở lại các trường học còn có ý nghĩa lớn trên nhiều khía cạnh khác. Đơn cử, việc đóng cửa hay mở cửa trường học  không chỉ là câu chuyện giáo dục hay vấn đề kinh tế, mà còn liên quan tới nhiều vấn đề tâm lý- xã hội có thể có tác động lâu dài và không dễ giải quyết khi các em học sinh phải ở nhà học trực tuyến một thời gian quá lâu.

Nhìn lại quá khứ, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch thần tốc mùa xuân. Đó là chiến dịch hành quân thần tốc đánh bại 29 vạn quân Thanh dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ. Đó là chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Để "thần tốc, thần tốc hơn nữa", cùng với quyết tâm chính trị rất cao, điều không thể thiếu là sự thấu hiểu, đồng lòng, ủng hộ của nhân dân. Dịch bệnh đã gây ra nhiều khó khăn, mất mát, thiệt thòi cho người dân và ảnh hưởng nặng nề tới phát triển kinh tế - xã hội. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã và đang nỗ lực hết mình, nỗ lực cao nhất  để chăm lo, bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe mỗi người dân và phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội - điều này suy cho cùng cũng là vì sinh kế, vì ấm no, hạnh phúc của mỗi người.

Phải tranh thủ từng giờ, từng ngày, chạy đua với thời gian để triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân. Hoàn thành mục tiêu tiêm chủng sớm một giờ, một ngày, sẽ sớm thêm một giờ, một ngày nhiều người được bảo vệ, nhiều cơ sở kinh tế được mở cửa, nhiều người lao động được trở lại làm việc…

Hà Văn


Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine ‘đi sau - về trước’ với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết như vậy tại buổi lễ phát động Chiến dịch “Hành trình an toàn,” diễn ra ngày 7/3, do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động.

Đang nghiên cứu triên khai tiêm mũi vaccine thứ 4

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, góp phần hiệu quả trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Chỉ trong một năm, kể từ ngày tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên (8/3/2021) đến ngày 6/3/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 219 triệu liều vaccine, thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều; trong đó người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3: 38,4%. Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%.

Theo Thứ trưởng Tuyên, trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và đang nghiên cứu triên khai tiêm mũi vaccine thứ 4. Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường. Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người Việt Nam chung sức phòng, chống dịch COVID-19, bằng cách tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế và thực hiện thật tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Tiến sỹ Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam phân tích: “Số ca COVID-19 tăng nhanh hiện nay cho chúng ta thấy đại dịch vẫn chưa kết thúc. Chúng ta cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch, bao gồm việc đảm bảo tất cả được tiêm vaccine đầy đủ phòng COVID-19. Thông qua chiến dịch ‘Hành trình an toàn,’ chúng tôi tiếp tục cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy để góp phần quan trọng trong việc duy trì hành trình cứu người, ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng phải nhập viện và giúp mọi người sống khỏe mạnh khi đại dịch bùng phát.”

Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, cho biết cùng với các đối tác ở Bộ Y tế và WHO, UNICEF công nhận rằng việc tiêm chủng kết hợp với thực hành phòng dịch đã chứng minh thành công trong việc giảm đáng kể số ca tử vong, cũng như số ca bệnh nặng. Chiến dịch 'Hành trình an toàn' sẽ đem đến những thông tin quan trọng tới mọi ngõ ngách của Việt Nam, đặc biệt với những nhóm yếu thế hơn, xây dựng niềm tin vào sự an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối với mọi lứa tuổi cần tiêm chủng.

“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo không ai bị lãng quên trong những nỗ lực này, theo thời gian, bao gồm cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Australia, UNICEF sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để giúp điều này diễn ra,” bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Việt Nam đã có đã có hơn 4,4 triệu người mắc bệnh

Hai năm đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có, tác động nặng nề đối với nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Tính đến ngày 6/3, Việt Nam đã có đã có hơn 4,4 triệu người mắc bệnh, xếp thứ 21 trong số 225 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca mắc và thứ 134 trong số 225 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca mắc trên một triệu dân; trong đó 40.813 bệnh nhân đã tử vong.

Chiến dịch “Hành trình an toàn” được phát động nhằm nhấn mạnh và củng cố tầm quan trọng của việc tất cả mọi người cùng tuân thủ các biện pháp thực hành phòng chống dịch COVID-19, bao gồm cả tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam.

Chiến dịch kêu gọi tất cả mọi người duy trì các biện pháp phòng ngừa, như thông điệp 5K, khuyến khích việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả các nhóm dân cư cần tiêm chủng để góp phần hiệu quả ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Ban Tổ chức Chương trình cho hay được thực hiện trong sáu tháng, chiến dịch sẽ góp phần tích cực trong tiến trình "Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" mà Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ.

Các thông điệp truyền thông của chiến dịch sẽ được truyền tải thông qua các chương trình trên đài truyền hình và đài phát thanh, các bài báo và các hoạt động trên mạng xã hội, đảm bảo thông tin dễ được tiếp cận nhất có thể. Thông tin cũng được truyền tải bằng các ngôn ngữ dân tộc chính cũng như ngôn ngữ ký hiệu, để kịp thời ứng phó với tình hình đại dịch đang thay đổi nhanh chóng, hoạt động chiến dịch và nội dung truyền thông sẽ được xem xét và điều chỉnh phù hợp.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia, chiến dịch là một phần trong hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, được thực hiện thông qua UNICEF, bao gồm triển khai tiêm chủng vaccine, hỗ trợ các nhóm yếu thế, truyền thông cộng đồng và hỗ trợ dây chuyền lạnh.

TikTok Việt Nam sẽ góp phần hỗ trợ quan trọng giúp lan toả chiến dịch trên các kênh của mình. Ngoài ra, các trang Facebook của UNICEF, Bộ Y tế và WHO sẽ cùng chia sẻ thông điệp về chiến dịch tới tổng cộng hơn một triệu người theo dõi. Một số nhóm cộng đồng khác về phòng chống dịch COVID-19 cũng sẽ giúp lan toả các thông điệp của chiến dịch./.

T.G (Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề