Trẻ bao nhiêu tháng thì cai sữa đêm

Bé trai nhà em được 16 tháng, vẫn còn bú mẹ. Ban đêm cháu ngủ không sâu giấc. Một đêm rọ rạy đòi bú mẹ 4-5 lần. Tối nào ăn ít thì số lần bú đêm tăng lên. Em có nên cai sữa để bé ăn tốt hơn không ạ?

Trẻ bao nhiêu tháng thì cai sữa đêm

Chào bạn!

Đến thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc có nên cho trẻ bú đêm hay không? Phần lớn, bố mẹ thường mong muốn con mình lớn khỏe và mũm mĩm. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú vào buổi tối không chỉ giúp trẻ no, hạn chế hạ đường huyết và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp trẻ ngủ ngon hơn. Vì loại acid amin có trong tryptophan của sữa mẹ có thể chuyển hóa thành melatonin để giúp điều hòa giấc ngủ cho trẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt có lợi thì việc bú đêm cũng kèm theo một số nguy cơ xấu như: trẻ dễ bị sặc sữa do các mẹ thường có thói quen cho trẻ nằm bú và dỗ trẻ ngủ tiếp sau khi bú xong; gián đoạn giấc ngủ khó ngủ lại; gia tăng nguy cơ sâu răng đối với trẻ trên 6 tháng.

Điều quan trọng là đối với bé trên 6 tháng (đối với trẻ phát triển bình thường) đã bắt đầu ăn dặm thì việc cung cấp sữa đêm cho cơ thể không còn cần thiết. Lúc này trẻ bú đêm là do thói quen chứ không phải do nhu cầu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhi khoa, các bậc cha mẹ đã có thể cai sữa đêm cho con trong giai đoạn này. Con bạn đã 16 tháng; mặt khác, con bạn đã gặp vấn đề là ngủ không sâu giấc, là hệ quả của việc bé phải thức dậy để bú đêm. Cho nên với tình trạng hiện tại của con bạn, bạn nên cai việc bú đêm chứ không phải cai sữa mẹ.

Sau đây là một số cách giúp bạn cai bú đêm của con được dễ dàng hơn:

  • Tần suất cho bé bú sữa mẹ vào ban đêm giảm dần. Cố gắng kéo dài khoảng thời gian giữa các lần bú để bé quen với việc ngủ dài hơn vào buổi đêm. Cho bé ăn nhiều lần trong ngày để đảm bảo bé ăn đủ lượng thức ăn mà bé cần trong ngày. Chú ý cho bé ăn thêm bữa phụ vào buổi tối trước lúc con ngủ và cố gắng đừng đánh thức khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn.

Các cữ bú đêm giúp thiết lập và duy trì nguồn sữa cần thiết, đảm bảo trẻ sơ sinh nhận được đầy đủ tất cả nguồn sữa để phát triển. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn một chút thì mẹ nên cân nhắc việc cai sữa đêm cho bé.

Một số lợi ích cho cả mẹ và bé khi mẹ tập cai sữa đêm cho con như:

  • Giúp bé làm quen với lịch sinh hoạt mới để có thể ngủ xuyên đêm mang đến sự phát triển tốt về chiều cao và trí não cho bé. Từ khoảng 11h đêm trở đi, khi bé đã chìm vào giấc ngủ sâu, mặc dù cơ thể bé đang trong trạng thái nghỉ ngơi nhưng các hormoon tăng trưởng lại hoạt động rất mạnh mẽ kích thích não bộ phát triển và tăng trưởng chiều cao.
  • Hạn chế bé bị sâu răng do việc ăn đêm.
  • Hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện khi bé lớn hơn, thể tích dạ dày lớn hơn để có thể dự trữ được nhiều thức ăn hơn, nên việc bú đêm không còn cần thiết cho bé nữa.
  • Khi bé ngủ xuyên đêm giỏi và không phải dậy bú nhiều lần trong đêm, mẹ cũng sẽ được nghỉ ngơi cùng bé. Điều này giúp mẹ có được trạng thái tâm lý tốt và tràn đầy năng lượng sau khi thức dậy. Khi mẹ có sức khỏe tốt, tinh thần tốt, bé sẽ được nuôi dạy một cách tốt nhất.

Theo các chuyên gia, thời điểm cai sữa đêm hợp lý cho bé là từ sau 12 tháng (với trẻ bú mẹ) và sau 6 tháng (với trẻ bú sữa công thức).

Khi cai sữa đêm cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cai bú đêm cho bé một cách từ từ, tránh vội vàng, đột ngột. Bé đã vốn đang coi điều này là một thói quen và nguồn an ủi khi cảm thấy khó chịu trong giấc ngủ. Vì thế, nếu cứng nhắc cai sữa đêm một cách đột ngột sẽ khiến cho cả bé và mẹ trở nên căng thẳng.
  • Thêm thời gian cho bé ăn vào ban ngày và bao gồm một lần bú no ngay trước khi đi ngủ vào buổi tối. Điều này tránh việc bé bị đói và thức dậy đòi ăn đêm nhiều lần.
  • Mẹ nên nhờ sự trợ giúp của người thân. Bé có thể thức dậy giữa đêm ngay cả khi không đói, như do giấc ngủ của trẻ chưa hoàn thiện, không thoải mái, sợ hãi, nóng hoặc lạnh, cảm thấy cần được an ủi và kết nối, đang mọc răng, đang ốm... Do đó không phải lúc nào mẹ cũng là người đến với bé (Vd: thay bỉm, theo dõi bé...), hãy để bố hoặc một thành viên khác trong gia đình đến an ủi và giúp đỡ con trong quá trình cai sữa.
  • Nếu bé đang gặp các vấn đề về bệnh lý như viêm mũi, ngứa, dị ứng, bị cảm… ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mẹ có thể ngưng việc tập cai sữa đêm mà tập trung hơn vào việc khắc phục tình trạng sức khỏe của con.
  • Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ăn dặm. Thức ăn đặc sẽ giúp bé no lâu hơn và bỏ dần việc ăn đêm.

Mẹ có thể sử dụng nôi, võng đưa tự động giúp bé tập thói quen tự chuyển giấc. Nhờ vào nhịp đung đưa êm dịu của nôi, võng đưa tự động, bé có thể dễ dàng tự dỗ mình trở lại giấc ngủ. Bên cạnh đó, nôi, võng đưa tự động cũng giúp bé có được giấc ngủ sâu và trọn vẹn hơn, hạn chế bé bị giật mình thức giấc giữa đêm nhiều lần và phải cho bú bé mới ngủ lại được.

Bé 17 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Một ngày bé bú 3 lần sữa, mỗi lần trung bình 190ml vào lúc 9h30, 14h30 và 19h30. Bé ăn cơm ít do em không ép ăn, để bé ăn theo nhu cầu.

Bé 7 tháng tuổi bú đêm bao nhiêu lần?

Trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi: Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cần 0 - 3 lần ăn mỗi đêm.

Khi nào thì nên cai bú đêm cho bé?

Làm cách nào để biết bé đã sẵn sàng cai sữa hay chưa? Cai sữa đêm có thể bắt đầu từ 4 - 6 tháng tuổi.

Bé 5 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ?

Đối với cả 2 trường hợp, việc biết trẻ cần bao nhiêu sữa là rất quan trọng. Trong từng thời điểm thì lượng sữa của trẻ sẽ khác nhau, do vậy lượng sữa cho trẻ 5 tháng tuổi cũng khác. Vậy bé 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ? Theo chuyên gia, lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi là vào khoảng 90 - 120ml sữa/ cữ và 5 - 6 cữ/ ngày.