Trường đại học xét tuyển học bạ 2023 tphcm

Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường ĐH loại bỏ các phương thức xét tuyển đại học không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây vướng mắc cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. 

Xem xét khuyến cáo không thực hiện việc xét tuyển sớm

Trong báo cáo này, Bộ GD-ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, Bộ sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh. 

Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.

Giảm điểm ưu tiên đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao

Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2023, Bộ áp dụng chính sách giảm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao (từ 22,5 điểm trở lên khi quy đổi theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn) nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển ĐH, CĐ.

Điều này xuất phát từ việc năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát  điểm ưu tiên năm 2020, 2021  nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.

Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế.

Dự kiến năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các trường rà soát để bỏ bớt các phương thức tuyển sinh không phù hợp, đồng thời khuyến cáo các trường không xét tuyển sớm.

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội về công tác tuyển sinh ĐH năm 2022, trong đó nêu dự định của Bộ GD-ĐT về công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo.

Theo Bộ GD-ĐT, về cơ bản, tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo (còn gọi là các trường ĐH) và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chỉ đạo để năm 2023 không "loạn" phương thức tuyển sinh, gây nhiễu cho thí sinh, như năm nay

Việt Anh

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm sai sót, nhầm lẫn có tính logic.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường ĐH không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022. Tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (tuyển sinh đợt 1).

\n

Trong báo cáo, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh một điểm mới sẽ thực hiện từ năm 2023, điểm mới này đã được quy định trong quy chế tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT ban hành hồi tháng 6, là về việc tính điểm cộng trong chính sách ưu tiên.

Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại khoản 4 điều 8 quy chế quy định. Cụ thể:

Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 điều 8.

Tin liên quan

  • Bộ GD-ĐT: Kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 giữ ổn định, thay đổi từ năm 2025
  • Bộ GD-ĐT đề nghị trường ĐH đơn giản hoá các phương thức tuyển sinh vào năm 2023
  • Bộ GD-ĐT: Sẽ không có chuyện thí sinh từ đậu thành rớt

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

50 doanh nghiệp và trường nghề hợp tác để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

Không chỉ hỗ trợ trang thiết bị, học bổng cho sinh viên trường nghề, những doanh nghiệp này còn đặt hàng đào tạo, sẵn sàng tiếp nhận sinh viên, giảng viên đến thực tập và tuyển dụng sau tốt nghiệp.

Facebook giúp trường đại học nâng cao ‘năng lực số’ cho sinh viên Việt Nam

Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực số cho học sinh, sinh viên”, Tập đoàn Meta giúp Trường ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai tích hợp các nội dung đào tạo kỹ năng số cho sinh viên.

Sẽ nghiên cứu cách thức thu BHYT học sinh để giảm áp lực cho giáo viên

Việc thu bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh nhiều năm nay được giao cho nhà trường phối hợp với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên, có lẽ tới đây BHXH Việt Nam sẽ phải nghiên cứu cách thức thu hợp lý.

Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra hàng chục đề xuất về đất xây dựng

Chuẩn bị cho công tác xây dựng trường học đến năm 2025, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra hàng chục đề xuất về đất xây dựng. 

Bộ GD-ĐT lý giải nguyên nhân dừng tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Việc một số tổ chức/đơn vị thông báo dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là do các bên liên kết chưa làm hồ sơ hoặc chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ GD-ĐT phê duyệt theo quy định. 

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM hoãn kỳ thi tiếng Nhật NAT-TEST

Kỳ thi Nhật ngữ NAT-TEST tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM thông báo tạm hoãn tổ chức do liên quan đến Thông tư 11 của Bộ GD-ĐT.

Sau Hội đồng Anh, IDP cũng thông báo tạm hoãn tổ chức kỳ thi IELTS

Trong thông báo trưa ngày 10.11, tổ chức IDP Education Việt Nam cho biết đơn vị này 'lấy làm tiếc phải thông báo rằng các kỳ thi IELTS sẽ tạm hoãn cho đến khi có thông báo mới'.

Hoãn thi IELTS phút chót: Tất cả kế hoạch của thí sinh đã 'đổ vỡ'

Đông đảo thí sinh bị ảnh hưởng khi biết tin Hội đồng Anh hoãn thi IELTS vào 'phút chót', có học sinh phải di chuyển hơn 100 km chỉ để nhận về 'tay không'.

Hoãn thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ngoài tiếng Anh, trường đại học nói gì?

Liên quan đến thông tư 11 của Bộ GD-ĐT, việc đột ngột hoãn thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế không chỉ diễn ra với chứng chỉ tiếng Anh mà còn cả ngoại ngữ khác. Trường đại học (ĐH) tổ chức kỳ thi Hán ngữ quốc tế HSK, HSKK nói gì?

Để học sinh không sợ môn toán: Vẻ đẹp toán học khởi nguồn từ người thầy

Tình yêu toán học sẽ đến với học sinh từ người thầy tạo nguồn cảm hứng trong tiết dạy sống động với phương pháp tiếp cận tinh thần đổi mới sáng tạo của thế giới phẳng, không nên chỉ tập trung vào những công thức khô khan.

Bộ GD-ĐT yêu cầu thanh tra, giám sát tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ

Bộ GD-ĐT chỉ đạo tăng cường quản lý liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài vì thời gian qua, hoạt động này tại Việt Nam chưa được quản lý chặt chẽ nên tiềm ẩn những nguy cơ.

Để những ứng xử lệch lạc không tồn tại trong học đường

Hẳn mọi người vẫn chưa quên cảm giác 'sốc' tột cùng trước câu chuyện một nữ sinh lớp 12 ở Khánh Hòa xưng 'mày', 'tao' và có lời lẽ xúc phạm thầy giáo ngay trên bục giảng.

Chủ đề