Tư cách pháp nhân và tư cách pháp lý

1.Khái niệm công ty hợp danh

Luật Doanh nghiệp 2020 không đưa ra định nghĩa khái quát về công ty hợp danh mà xây dựng khái niệm về công ty hợp danh dưới dạng liệt kê các đặc điểm của công ty hợp danh (Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020). Theo đó, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh ở Việt Nam tương đối rộng. Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản thì công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2014 được chia ra làm hai loại, bao gồm: công ty hợp danh chỉ có các thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

Khái niệm pháp nhân

Pháp luật Việt Nam và kể cả trên thế giới cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất định nghĩa về Pháp Nhân. Trong Bộ luật dân sự (BLDS) của Việt Nam (Điều 74) chỉ có quy định về những đặc điểm để 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân như sau:

  1. Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
  2. Có cơ quan điều hành (hoặc cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật). Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
  3. Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Dưới góc nhìn của phần lớn các luật gia thì có thể hiểu khái niệm về pháp nhân như sau:

Pháp nhân được tạo thành bởi 2 từ Pháp (trong pháp luật) và Nhân (trong nhân cách con người). Pháp nhân là tổ chức được thừa nhận là có nhân cách con người, tức là có đầy đủ đời sống pháp lý và có thể tham gia vào các mối quan hệ pháp luật giống như con người.

Ví dụ về pháp nhân: Trường học, bệnh viện, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…

Tham khảoSửa đổi

  • Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
  • Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của Luật sư - Sách gối đầu của những ai muốn trở thành Luật sư, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, trang 50-55

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của Luật sư - Sách gối đầu của những ai muốn trở thành Luật sư, Nhà xuất bản trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, trang 50-55

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định, pháp nhân là một loại chủ thể thường xuyên và cơ bản của tư pháp quốc tế, các pháp nhân tham gia quan hệ tư pháp quốc tế có thể là pháp nhân Việt Nam và cả pháp nhân nước ngoài.

Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có một ý nghĩa quan trọng bởi hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là một trong những hệ thuộc luật cơ bản của tư pháp quốc tế, thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc thành lập, giải thể, nguyên tắc tổ chức hoạt động của pháp nhân… Nếu không xác định được quốc tịch của pháp nhân sẽ khó có cơ sở để xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ nêu trên. Vì vậy vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân là rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong BLDS năm 2005 không có một quy phạm xung đột nào quy định về việc xác định pháp luật áp dụng đối với quốc tịch của pháp nhân, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thực tiễn. Nay khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2015 quy định “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”.

Với quy định này, pháp luật Việt Nam dựa vào dấu hiệu nơi thành lập pháp nhân để xác định quốc tịch của pháp nhân. Pháp nhân thành lập ở đâu thì pháp luật được đó sẽ là căn cứ để xác định quốc tịch của pháp nhân. Ví dụ Viettel là một doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, thành lập ở Việt Nam nên Viettel mang quốc tịch nước nào sẽ phải do pháp luật Việt Nam quy định.

Pháp luật Việt Nam cụ thể là BLDS năm 2015 tại Điều 80 quy định: “Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là Pháp nhân Việt Nam”. Như vậy, Viettel thành lập ở Việt Nam sẽ là pháp nhân Việt Nam, hay Viettel có quốc tịch Việt Nam. Khi Viettel mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở nước ngoài, ví dụ, Viettel thành lân 2 doanh nghiệp X 100% vốn của mình tại Lào, khi xem xét vấn đề quốc tịch của doanh nghiệp sẽ do quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ căn cứ vào Điều 676 BLDS năm 2015 của nước CHXHCN Việt Nam

Doanh nghiệp X có quốc tịch nước nào phải do pháp luật của nước nơi doanh nghiệp X được thành lập quy định, hay doanh nghiệp quốc tịch nào phải căn cứ vào pháp luật của Lào.

– Pháp nhân là một chủ thể thường xuyên của tư pháp quốc tế, nên năng lực chủ thế của pháp nhân là một vấn đề cần làm rõ. Theo lý luận chung, năng lực chủ thể gom hai loại đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Tương tự như trong phân năng lực chủ thể của cá nhân đã trình bày ở phần trên, năng lực pháp luật là khả năng có được các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định, còn năng lực hành vi là khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

Song, đôi với pháp nhân, do là một tổ chức nên pháp nhân không giống cá nhân, không có quá trình sinh trưởng sinh học nên năng lực hành vi đương nhiên có và nó xuất hiện đông thời với năng lực pháp luật của pháp nhân, pháp nhân thực hiện năng lực hành vi của mình thông qua người đại diện của mình. Vì vậy, pháp luật không quy định về năng lực hành vi của pháp nhân mà chỉ quy định năng lực pháp luật của pháp nhân mà thôi. – Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy pháp nhân mang quốc tịch nước nào các vấn đề liệt kê trên sẽ phải xác định theo pháp luật nước đó. Ví dụ, theo pháp luật Việt Nam đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể có nhiều người nhưng theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch thì đại diện theo pháp luật của pháp nhân chỉ có một người. Trường hợp này phải áp dụng pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch tức là chỉ có 1 người là đại diện theo pháp luật của pháp nhân mà thôi.

– Khoản 3, cũng giống như cá nhân Trường hợp pháp nhân nước ngoài các lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Quy định này đảm bảo mọi hoạt động giao dịch của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Ví dụ: Văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có khả năng kinh doanh hay không do pháp luật Việt Nam quy định, và pháp luật Việt Nam không quy định văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh nên nêu một văn phòng đại diện của một pháp nhân nước ngoài mà xác lập một hợp đồng mua bán với một pháp nhân Việt Nam tại Việt Nam sẽ là không hợp pháp.

Tư cách pháp nhân và tư cách pháp lý

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Môi giới bất động sản: Phân biệt “cò đất” và môi giới chuyên nghiệp
  • Quy định cần biết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Pháp nhân là gì ?

Là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân). Nếu một tổ chức có "tư cách pháp nhân" thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ về pháp nhân: Các cơ quan nhà nước (như Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, các trường đại học,..) là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định mới nhất. Một số quy định liên quan tới pháp nhân mà chúng ta nên biết.