Tuổi để tham gia hợp tác xã là bao nhiêu năm 2024

Điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định một trong những điều kiện để trở thành thành viên của HTX như sau:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

...

Như vậy, luật định cá nhân là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam đều phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên (điều kiện về độ tuổi giữa công nhân VN và người nước ngoài là như nhau, không phân biệt). Cho nên người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là đáp ứng điều kiện này.

Sáng 5/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách cho ý kiến về những vấn đề lớn của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 12 chương với 115 điều, tăng 04 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.

Tuổi để tham gia hợp tác xã là bao nhiêu năm 2024
Các đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về những vấn đề lớn của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Cần thể chế hóa đầy đủ hơn nữa Nghị quyết 20-NQ/TW

Phát biểu góp ý, đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang) bày tỏ nhất trí với Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật. Bên cạnh đó, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cân nhắc việc cho phép chuyển nhượng vốn giữa các thành viên trong HTX, liên hiệp HTX vì nếu việc cho phép chuyển nhượng vốn góp sẽ làm mất đi bản chất của hợp tác xã, làm cho các tổ chức kinh tế hoạt động như loại hình công ty cổ phần.

Đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo cần phải làm rõ về vai trò, vị trí pháp lý của liên minh HTX, không phải tổ chức hội quần chúng và cũng không phải là tổ chức hội đặc thù mà là tổ chức đại diện các HTX, liên hiệp HTX, tạo sự thống nhất về quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, nghiên cứu bỏ quy định liên minh HTX được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) đánh giá, dự thảo Luật đã cơ bản thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về kinh tế tập thể, trong đó có 8 nhóm chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW. Tuy nhiên, theo đại biểu dự thảo Luật cần phải nghiên cứu và tiếp tục quán triệt đầy đủ hơn nữa tinh thần Nghị quyết Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Nghị quyết đã chỉ rõ kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm trọng tâm bao gồm lợi ích của các thành viên tập thể và nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hóa xã hội trên địa bàn và là một kênh rất là quan trọng để thực hiện các chính sách văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, xã hội trong cộng đồng dân cư.

Trong khi đó, những nội dung này tại dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) thể hiện còn mờ nhạt và chưa thật đầy đủ. Do đó, việc luật hóa các nội dung này là cần thiết nhằm phát huy vai trò HTX, liên hiệp HTX đối với sự phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đóng góp tích cực, hiệu quả vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần phải tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa đầy đủ hơn nữa Nghị quyết số 20-NQ/TW của Trung ương Đảng.

Cân nhắc đối tượng có thể trở thành thành viên tổ hợp tác

Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) đánh giá cao cách làm và chất lượng của dự án Luật.

Về một số nội dung cụ thể, đánh giá dự thảo Luật có nhiều điểm mới tiến bộ, tuy nhiên đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị hết sức cân nhắc quy định về đối tượng có thể trở thành thành viên tổ hợp tác. Theo đại biểu, dự thảo Luật mở rộng thêm đối tượng là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi với một số điều kiện có thể trở thành thành viên tổ hợp tác nhưng không được tham gia một số giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, theo dự thảo Luật, đối tượng là hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân cũng có thể tham gia vào tổ hợp tác.

Tuổi để tham gia hợp tác xã là bao nhiêu năm 2024
Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) phát biểu ý kiến

Đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị xem xét, đánh giá thêm về mặt thực tiễn nhu cầu, tính hợp lý, khả thi của việc quy định công dân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tham gia tổ hợp tác. Theo đại biểu, cần rà soát quy định của dự thảo Luật với Bộ luật Lao động liên quan đến người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, xem việc những người này tham gia góp sức vào tổ hợp tác có đảm bảo các yêu cầu của Bộ luật Lao động hay không, tránh việc thành viên tham gia tổ hợp tác có thể chưa thành niên nhưng thực hiện các hoạt động lao động hay vào những địa điểm không phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động.

Cùng với đó, đại biểu đề nghị cân nhắc quy định mở rộng thêm đối tượng là các hộ gia đình, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Bởi về pháp lý, Bộ luật Dân sự và các nghị định của Chính phủ đều quy định với tinh thần đã là thành viên tổ hợp tác thì là cá nhân hoặc pháp nhân. Theo đại biểu, quy định như Bộ luật Dân sự là hợp lý, nhằm tránh những rắc rối pháp lý không cần thiết khi các chủ thể là hộ gia đình hay tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân.

Liên quan đến quy định tổ hợp tác phải đăng ký, đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị đánh giá kỹ, chưa nên quy định thủ tục đăng ký đối với tổ hợp tác như trong dự thảo Luật. Đại biểu đề nghị tính toán để có biện pháp để các tổ hợp tác hiện nay thực hiện nghiêm quy định về thông báo để nắm thông tin quản lý, thay vì đưa lên cơ quan kinh doanh cấp huyện, vừa tốn kém thời gian và chi phí, lệ phí đăng ký đối với các tổ hợp tác.

Nhiều HTX "chết nhưng không thể chôn"

Băn khoăn quy định tại Điều 48 của dự thảo Luật về công bố nội dung đăng ký của HTX, liên hiệp HTX, đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn ĐBQH Bắc Giang) cho rằng, giải trình về việc HTX, Liên HTX phải nộp phí khi công bố nội dung đăng ký chưa thực sự thuyết phục. Bởi, theo đại biểu, pháp nhân khi đi đăng ký với cơ quan nhà nước đã nộp phí để được đăng ký công nhận là pháp nhân. “Cơ quan nhà nước giao Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh quản lý cơ sở dữ liệu này. Đây là đơn vị sự nghiệp nên phải nộp phí để quản lý, lưu giữ thông tin. Cơ quan nhà nước và Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh có thể trao đổi dữ liệu cho nhau, Trung tâm này có thể lấy dữ liệu từ cơ quan đăng ký để công bố. Thêm vào đó, Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước thì cơ quan nhà nước phải trả phí. Quy định doanh nghiệp, HTX phải cung cấp phí là không thuyết phục. Vì vậy, để đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm các thủ tục cũng như giảm chi phí cho doanh nghiệp, HTX, đề nghị quy định HTX không cần nộp phí để lưu giữ thông tin, cơ sở dữ liệu của các chủ thể kinh doanh”, đại biểu nêu quan điểm.

Về quy định về giải thể HTX, liên hiệp HTX tại Điều 96 của dự thảo Luật, đại biểu cho rằng quy định tại dự thảo Luật là mâu thuẫn khi điểm b, khoản 1 của Điều 96 quy định HTX giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HTX trong khi khoản 2 lại quy định HTX, liên hiệp HTX chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không có tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

“Làm thế nào thì làm, để các HTX có thể giải thể được, chứ không hiện nay nhiều HTX “chết nhưng không thể chôn””, đại biểu nói và đề nghị nghiên cứu quy định chuyển từ nghĩa vụ nợ của pháp nhân đã bị giải thể sang nghĩa vụ nợ của các cá nhân hoặc nghiên cứu giải quyết theo thủ tục phá sản để các HTX khi không còn hoạt động nữa có thể giải thể được./.