Uống thuốc kháng sinh nước tiểu màu vàng

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Tim đập nhanh
  • Vàng da, vàng mắt
  • Phì đại lá lách hoặc gan

Cách điều trị: Nhiều trường hợp thiếu máu tán huyết nhẹ thường không cần điều trị, mà chỉ cần thay đổi lối sống để giúp kiểm soát các triệu chứng. Trong trường hợp thiếu máu tán huyết nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu, cấy ghép máu và tủy xương, hoặc phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.

5. Viêm gan C có thể làm nước tiểu sẫm màu

Virus viêm gan C (HCV) có thể gây nhiễm trùng gan. Tình trạng này ít khi gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì vậy nhiều người bệnh không nhận ra cho đến khi sự tổn thương gan bắt đầu tiến triển. Viêm gan C có thể ảnh hưởng đến cách gan xử lý chất thải, do đó tình trạng này có thể khiến nước tiểu sẫm màu, vàng đậm.

Các yếu tố rủi ro khiến người bệnh mắc phải viêm gan C bao gồm dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người bị HCV…

Các triệu chứng xảy ra thường xuất hiện trong vòng 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng viêm gan C có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Vàng da
  • Ngứa da
  • Đau khớp
  • Đau bụng
  • Đau cơ bắp
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Buồn nôn hoặc kém ăn

Cách điều trị: Nhiều năm trước, viêm gan C điều trị bằng thuốc Interferon và ribavirin giúp kiểm soát bệnh 40– 50% nhưng lại đi kèm với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện nay đã có phương thức tác động trực tiếp chống siêu vi hoặc DAAs giúp kiểm soát tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị và ít tác dụng phụ.

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn thấy đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu sẫm màu không tự biến mất sau khi đã bù nước. Nếu tình trạng này kèm theo buồn nôn, nôn và sốt cao, bạn hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu và cách điều trị. Bạn hãy lưu ý bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác nhé!

Thính giả Nguyễn Thành Giãng hỏi:

“Kính thưa Bác sĩ,

Tôi tên Nguyễn Thành Giãng, ở Ottawa, Canada.

Xin hỏi về việc thuốc multi vitamin.

Tôi uống thuốc multi vitamin của Centrum, mỗi ngày một viên.

Khi uống thuốc vô khoảng 2 tiếng đồng hồ sau thì tôi đi tiểu, và thấy nước tiểu lúc nào cũng vàng đậm, nhưng đi tiểu lần thứ hai thì màu vàng nó lợt hơn. Tóm lại sau khoảng 4 tiếng đồng hồ thì nước tiểu bình thường.

Xin hỏi Bác sĩ như vậy là sao, và có nên tiếp tục uống thuốc hay không?

Cám ơn Bác sĩ."

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Các thuốc vitamin và nước tiểu vàng

Hỏi đáp Y học: Các thuốc vitamin và nước tiểu vàng

Màu nước tiểu có thể giúp cho chúng ta biết về một số khía cạnh của sức khoẻ.

1) Bình thường, nước tiểu màu vàng nhạt do một chất gọi là urochrome (uro=nước tiểu; chrome=màu); hay urobilin.Thời Trung cổ, một số người tưởng đây là vàng thật, định trích vàng từ nước tiểu nhưng dĩ nhiên thất bại. Chất này là hậu quả của chất huyết sắc tố (hemoglobin) trong các hồng cầu trong máu. Các hồng cầu sống được chừng 120 ngày thì chết, bị thay thế và huỷ hoại, thải ra chất bilirubin, do gan đào thải vào ruột và đi vào phân biến thành urobilinogen, rồi thành chất stercobilin làm phân màu vàng. Một phần nhỏ urobilinogen được hấp thụ từ ruột vào máu và chuyển hoá thành urochrome (urobilin). Nếu cơ thể không đủ nước, nước tiểu đậm đặc hơn, và vàng hơn do nồng độ urochrome cao hơn. Nếu uống nhiều hoặc quá nhiều nước, urochrome nước tiểu bị pha loãng ra và gần như không còn màu vàng óng ánh.

2) Một số người bị bệnh phá huỷ hồng cầu nhiều quá (như bệnh sốt rét, bệnh huyết tán [hemolysis]), những người bệnh gan không chuyển hoá bilirubin được, hay ống dẫn mật của họ bị nghẽn, trong máu chứa quá nhiều bilirubin, làm họ vàng da. Một số bilirubin tan trong nước (conjugated bilirubin), được đào thải qua nước tiểu làm nước tiểu rất vàng và đậm. Trong những trường hợp nghẽn ống mật, vì bilirubin không vào ruột nhiều, phân trắng như đất sét, nước tiểu rất vàng vì chứa bilirubin, nhưng chất urochrome trong nước tiểu có thể thấp hơn bình thường.

Cho nên nói chung, lúc nào nước tiểu vàng cũng làm chúng ta nghĩ đến bệnh gan. Tuy nhiên, đa số trường hợp nước tiểu vàng nhiều chỉ vì cơ thể thiếu nước và do đó tiết kiệm nước bị đào thải qua nước tiểu, do đó nồng độ urochrome tăng và nước tiểu vàng.

Trong trường hợp người uống thuốc Centrum, các vitamin B được hấp thụ từ ruột, qua máu và phần dư được bài tiết vào nước tiểu. Vài giờ sau, hết thuốc thì hết màu vàng. Đặc biệt vitamin B2 còn gọi là riboflavin (flavus có nghĩa là vàng) là chất màu mạnh nhất. Vitamin C cũng như chất sắt cũng cho nước tiểu màu vàng, cũng như một số chất phụ trong một số thuốc cũng làm nước tiểu vàng. Centrum Silver cho người già không có chất sắt. Một số thuốc như rifampin chữa bệnh lao, nitrofurantoin (kháng sinh chữa nhiễm trùng đường tiểu) cũng có thể làm nước tiểu, nước mắt có màu vàng. Màu vàng có thể làm hư quần lót đắt tiền cũng như màu vàng trong nước mắt có thể làm soft contact lens bị lấm màu. Một số thức ăn như cải, cà rốt có thể làm thay đổi màu nước tiểu qua màu vàng ( do carotene). Thuốc trụ sinh ciprofloxacin làm nước tiểu màu hồng hay đỏ. Một số em bé do nước tiểu bị một con vi khuẩn ngoài môi trường (Serratia marcescens) chuyển hoá gây ra một chất màu đỏ; bác sĩ không kinh nghiệm và không cẩn thận có thể kết luận là em bé tiểu ra máu và thử nghiệm không cần thiết.

Nhân dịp chúng ta bàn về các viên multivitamin, xin nhắc lại ở đây vài điểm sau:

1) Multivitamin cung cấp một số chất dinh dưỡng mà chúng ta không được cung cấp đầy đủ trong thức ăn uống. Ví dụ người ta thấy phần đông người Mỹ ăn không đủ calcium, potassium, vitamin D và vitamin B12.

2) Tuy nhiên, đừng tin cậy quá nhiều vào những lời quảng cáo, nhà bào chế có thể gợi ý là thuốc của họ chữa bệnh này bệnh nọ, nhưng họ không nói trắng ra vì FDA không cho phép vì không có bằng chứng cho các chất thuốc bổ "nutritional supplements". Tuy nhiên FDA không trực tiếp quản lý (regulate) các loại thuốc bổ này nên người tiêu thụ cần tìm hiểu để đừng bị lường gạt.

3) Nên uống đều đặn, nhưng coi chừng uống nhiều thứ cùng một lúc có thể chồng chéo lên nhau. Không phải càng nhiều càng tốt. Ví dụ uống quá nhiều vitamin A có thể gây tật bẩm sinh (birth defect) nếu người phụ nữ có bầu. Trên 50 tuổi nam cũng như nữ thường không cần uống thêm chất sắt.

4) Ăn những thức ăn tươi, lành mạnh, đa dạng vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

5) Những người có cách ăn uống riêng như ăn chay, không uống sữa, ăn kén, ăn ít để tụt cân nên tìm hiểu xem trong thực đơn mình thiếu những chất gì. Ví dụ người không uống sữa, ăn bơ, phô-ma (dairy products) có thể cần uống thêm Calcium và vitamin D.

6) Phụ nữ đang tuổi có thể có con cần được cung cấp đầy đủ chất folic acid (một loại vitamin B) tìm thấy trong đậu lăng lentils, hạt đậu Hà Lan peas, rau xanh đậm (dark green vegetables, ví dụ: súp lơ xanh - broccoli, rau chân vịt - spinach, cải bắp - collard or turnip greens, mướp tây - okra, và măng tây - asparagus). Thiếu folic acid làm hệ thần kinh bào thai phát triển không bình thường (khuyết tật do ống thần kinh / neural tube defects). Từ 1998, ở Mỹ FDA khuyến cáo cho thêm folic acid vào bánh mì và cereal. Các thuốc như Centrum cho phụ nữ có chứa chất này đủ theo mức khuyến cáo là 400 microgram/ngày. Các thuốc bổ dành cho các bà có bầu (prenatal pills) chứa gấp đôi số lượng trên, là 800 microgram/ ngày.

Chúc thính giả may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

--------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Qúy vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của qúy vị.

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc đậm hơn là màu hổ phách tùy theo lượng chất lỏng cơ thể hấp thu cũng như hoạt động của hệ tiết niệu. Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến màu sắc của nước tiểu, đa phần không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nước tiểu sậm màu kéo dài đi kèm với triệu chứng bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nghiêm trọng.

1. Những nguyên nhân gây nước tiểu sậm màu

Nước tiểu là chất thải của hệ tiết niệu, thận là nơi sản xuất trực tiếp dựa trên chất lỏng cơ thể cùng với các chất thừa do bạn uống và tiêu thụ thức ăn. Nước tiểu sau đó sẽ chuyển xuống lưu trữ tại bàng quang trong một khoảng thời gian trước khi thải ra ngoài khi đi tiểu.

Nước tiểu sậm màu thường do chế độ ăn uống

Màu sắc nước tiểu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là thành phần trong đó bắt nguồn từ các loại thực phẩm, nước uống mà cơ thể tiêu thụ. Nếu nước tiểu thay đổi trong thời gian ngắn rồi trở lại bình thường, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng cần lo lắng. Tuy nhiên, khi nước tiểu sậm màu kéo dài thì có thể do các nguyên nhân sau:

1.1. Cơ thể thiếu nước

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nước tiểu sậm màu, lượng nước ít hòa tan với nồng độ các chất thải như cũ hoặc nhiều hơn khiến màu sắc đậm hơn. Có thể bạn đang không uống đủ lượng nước hàng ngày từ 1,5 - 2l hoặc các vấn đề sức khỏe gây thiếu nước, mất nước. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng khác như: khát nước, táo bón, mệt mỏi, khó nuốt thức ăn khô, yếu, chóng mặt, khô miệng và môi, cơ thể mệt mỏi,…

Sốt cao có thể gây mất nước và khiến nước tiểu sậm màu

Người mất nước thường do sốt cao, tiêu chảy, bỏng, làm việc quá nặng nhọc trong thời tiết nóng, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh nặng,…

Cần lưu ý tình trạng mất nước này không chỉ gây nước tiểu sậm màu mà còn nguy hiểm cho sức khỏe khi xuất hiện dấu hiệu: huyết áp hạ thấp, da giảm tính đàn hồi, mất hoặc giảm nhận thức, cảm giác rất khát, mạch yếu, mắt trũng sâu,…

1.2. Thực phẩm hoặc thức uống

Màu sắc nước tiểu được quyết định chủ yếu bởi thành phần chất và nồng độ trong đó, đây là sản phẩm thải lọc từ thực phẩm và nước uống mà cơ thể nạp vào. Một số chất trong thực phẩm nhất định khiến nước tiểu có màu nâu sậm hoặc như màu trà như: củ dền, quả mâm xôi, cây đại hoàng,…

Thuốc điều trị chứa các nhóm chất nhất định cũng gây biến đổi màu sắc nước tiểu như:

  • Nước tiểu sẫm màu: primaquine, nitrofurantoin, chloroquine, metronidazole,…

  • Nước tiểu màu cam: warfarin, rifampin, phenazopyridine,…

  • Nước tiểu màu đỏ: Chlorpromazine, senna, thioridazine,…

Nước tiểu màu xanh: indomethacin, promethazine, amitriptyline,…

1.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc cơ quan tiết niệu khác gây bệnh. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do cấu tạo hệ tiết niệu ngắn, nhất là nhiễm trùng bàng quang và viêm bàng quang niệu đạo.

Cẩn thận nước tiểu sậm màu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Sự xuất hiện của vi khuẩn, đôi khi là máu và cặn chất bẩn trong nước tiểu khiến nước tiểu của người bệnh có màu sậm hơn. Bên cạnh đó là những dấu hiệu nhận biết như:

  • Đau thắt lưng, đau bụng, cảm giác căng tức bụng.

  • Thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt, són tiểu, tiểu rỉ ít.

  • Cảm giác đau, buốt khi đi tiểu.

  • Sốt nhẹ, nếu viêm thận hoặc viêm bể thận có thể sốt cao.

1.4. Tan huyết trong các bệnh lý vàng da do gan

Tình trạng nước tiểu sậm màu của bạn có thể do tan huyết mặc dù không thường gặp. Ở những bệnh nhân này, thường gặp vàng da vàng da do bệnh gan hay do ứ mật: có bilirubin trong nước tiểu. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng bên cạnh nước tiểu sậm màu như: tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, phì đại gan hoặc lá lách,…

Đôi khi thiếu máu tan huyết không phải là bệnh lý di truyền mà là tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do truyền máu. Tùy vào mức độ bệnh mà ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiết niệu khác nhau.

1.5. Viêm gan

Viêm gan nào mà gây hội chứng hoàng đản thì đều có thể làm tăng nồng độ bilirubin nước tiểu dẫn đến nước tiểu sẫm màu.

Viêm gan có thể ảnh hưởng tới chức năng thải lọc của gan

Triệu chứng viêm gan xuất hiện khá sớm, thường sau khoảng 2 tuần - 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus. Nguyên nhân có thể do dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh,…

Cần phát hiện sớm để điều trị viêm gan dựa trên các dấu hiệu đi kèm với nước tiểu sậm màu như: người mệt mỏi, sốt, vàng da, đau khớp, đau cơ bắp, ngứa da, buồn nôn, kém ăn,…

2. Khắc phục tình trạng nước tiểu sậm màu như thế nào?

Việc khắc phục điều trị tình trạng nước tiểu có màu sậm này phụ thuộc vào nguyên nhân, nếu do thiếu nước hoặc thực phẩm thì điều trị khá dễ dàng. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen, uống nhiều nước lọc và các loại trà thảo dược nhiều hơn mỗi ngày. Với người bình thường, uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước hàng ngày sẽ không còn xuất hiện tình trạng nước tiểu bất thường. Người lao động nặng, ra nhiều mồ hôi nên uống nhiều nước hơn, nhất là nước ion khoáng chất.

Nếu mất nước nặng, cần can thiệp y tế sớm để bù nước nhanh nhất cho cơ thể. Nếu do thực phẩm hoặc thuốc điều trị, hãy ngưng sử dụng thực phẩm đó, trao đổi với bác sĩ về tình trạng bản thân gặp phải. Bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc điều trị thay thế nếu cần thiết.

Nước tiểu sậm màu do nguyên nhân bệnh lý thường nguy hiểm và khó điều trị hơn. Cần đi khám y tế, chẩn đoán và điều trị bệnh lý mới có thể khắc phục tình trạng nước tiểu sậm màu hiệu quả. Nhất là nhiễm trùng hệ tiết niệu, không nên tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc, vi khuẩn phát triển mạnh hơn gây bệnh nghiêm trọng.

Không nên tự ý điều trị nước tiểu sậm màu bằng kháng sinh

Cần lưu ý các trường hợp nước tiểu sậm màu có xuất hiện máu, nếu không phải do chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm, cần thăm khám bác sĩ ngay.

Video liên quan

Chủ đề