Về mặt tự nhiên Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là gì

Vùng trung du miền núi phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.

Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.

Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6 % diện tích cả nước.

Vị trí địa lý

          Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

          Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.

          Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

          Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

          Địa hình:

          - Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.

          - Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).

           - Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.

          - Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.

Khí hậu:

          - Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

Tài nguyên khoáng sản:

          - Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.

              + Than: các mỏ Uông Bí, Đèo Nai, Cọc Sáu (Quảng Ninh).

              + Đồng - niken: Sơn La.

              + Đất hiếm: Lai Châu.

              + Sắt: Yên Bái.

              + Thiếc và bôxit: Cao Bằng.

              + Kẽm - chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn).

              + Đồng - vàng: Lào Cai.

              + Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang.

              + Apatit: Lào Cai.

              + Sắt: Thái Nguyên.

              + Đồng: Vạn Sài - Suối Chát.

              + Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu), Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).

          - Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW. Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) công suất 600 MW.

          - Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc.

          - Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm hai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

          Tài nguyên nước:

          - Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

          Tài nguyên đất:

          - Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh 

Địa hình của trung du miền núi bắc bộ có đặc điểm nổi bật là gì ? Nó được biết đến với vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, có điều kiện giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và các vùng kinh tế trong nước và là vùng phát triển kinh tế cả về đất liền và biển. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để khám phá thêm nhiều điều thú vị tại vùng đất này. Hãy tham khảo ngay với wikisecret nhé.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc đất nước, nằm sát chí tuyến Bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thượng Lào, phía Đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.hãy tham khảo địa hình vùng trung du và miền núi bắc bộ có điểm đặc trưng là gì bên dưới đây nhé.

Đây là vùng có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101.000 km2 – chiếm khoảng 30,7% diện tích cả nước). Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm các tỉnh:

  • Phần Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
  • Phần Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

Địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ảnh hưởng lớn đến khí hậu: Đây là vùng đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, phía Đông Bắc phần lớn là địa hình núi trung bình. Nơi đây phân hóa thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:

Dưới đây là địa hình của trung du miền núi bắc bộ có đặc điểm nổi bật là :

  • Đông Bắc: có địa hình núi trung bình và núi thấp với nhiều dây núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh và có thế mạnh kinh tế là khai thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt đới, du lịch sinh thái và kinh tế biển.
  • Tây Bắc: có địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn và có thế mạnh kinh tế là phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà…), trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.

Vùng trung du có đặc điểm gì và miền núi Bắc Bộ chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình:

  • Miền núi Bắc Bộ: Có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc là địa hình núi trung bình. Đây là vùng đầu nguồn của hệ thống sống Hồng và sông Thái Bình.
  • Trung du Bắc Bộ: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, đặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lung bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.

Tài nguyên khoáng sản của trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung nhiều ở phía Đông Bắc: than, sắt, chì, đồng, kẽm, apatit…

  • Tài nguyên biển: gồm một vùng biển giàu tiềm năng nằm trong vịnh Bắc Bộ.
  • Tài nguyên du lịch: khá phong phú về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn.
  • Tài nguyên rừng: có cả ở Đông Bắc và Tây Bắc, nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do chặt phá bừa bãi.

  • Địa hình hiểm trở, chia cắt nhất là ở phía Tây Bắc, giao thông đi lại khó khăn.
  • Khí hậu thất thường: mưa bão, rét đậm, lũ quét… ảnh hưởng đến giao thông vận tải, sản xuất với đời sống.
  • Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do bị tàn phá quá mức dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
  • Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác, khó khai thác.

Về mặt tự nhiên Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là gì

Tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ rất phát triển, cụ thể như sau:

  • Trồng được nhiều loại cây: hồi, quế, cà phê, cây ăn quả…
  • Lúa và ngô là các cây lương thực chính.
  • Có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: chè, Mộc Châu, chè Tân Cương…

  • Nuôi trâu, bò, lợn, tôm, cá ở vùng nước lợ, nước mặn ven biển.
  • Gặp nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch, chưa chủ động thị trường.

  • Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển hợp tác nước ta với nước ngoài.
  • Hoạt động du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng.
  • Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng hấp dẫn.

  • Thế mạnh chủ yếu là khai thác khoáng sản và thủy điện (Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La…)
  • Có gần đủ các ngành công nghiệp.
  • Sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ.
  • Nhiều tỉnh xây dựng các xí nghiệp, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mỹ nghệ.

  • Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như: Tày, Mường, Nùng, Mông, Dao, Thái… Mật độ dân số ở miền núi vào khoảng 50 – 100 người/km2, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.
  • Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
  • Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
  • Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.

  • Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).
  • Đa dạng về văn hóa

  • Trình độ văn hóa, kỹ thuật của người lao động còn hạn chế.
  • Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Trên đây là những đặc điểm nổi bật của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ về điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng như văn hóa xã hội. Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức hay về mặt Địa lý nhé!