Ví dụ phản ánh vật lý, hóa học

Phản ánh tâm lý là gì? Tại sao nói phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt? 

Phản ánh là sự lưu giữ, tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

  • Phản ánh vật lý.         
  • Phản ánh hóa học.
  • Phản ánh sinh học.
  • Phản ánh tâm lý.
  • Phản ánh năng động sáng tạo (ý thức).

a) Phản ánh vật lý – hóa học:

Là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh, được thể hiện qua những biến đổi cơ – lý – hóa khi có tác động qua lại lẫn nhau giữa các vật chất vô sinh. Đây là hình thức phản ánh mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác động.

Ví dụ: khi để thanh sắt vào axit thanh sắt sẽ dần bị oxi hóa, bị mòn dần. (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý – hóa qua quá trình kết hợp phân giải các chất)

b) Phản ánh sinh học:

Là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nghiên hữu sinh, được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng và tính phản xạ.

Tính kích thích:

Là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động của môi trường.

Ví dụ: cây xương rồng sống được ở những nơi có khí hậu khô hạn là nhờ những thay đổi trong cấu trúc sinh trưởng và phát triển của cây,những chiếc lá dần thu nhỏ lại thành những chiếc gai.Từ đó giúp cây chống mất nước và thích nghi với môi trường khắc nghiệt.

Tính cảm ứng:

Là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.

Ví dụ: con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trường khi ở những môi trường khác nhau.

c) Phản ánh tâm lý:

Là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh trung ương thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.

d) Phản ánh năng động sáng tạo:

Là hình thức phản ánh cao nhất, được thực hiện ở dạng vật chất cao nhất là não người, là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra thông tin mới.

  • Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
  • Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý người

2. Theo quan điểm tâm lý học

 Phân chia:

Theo quan điểm tâm lý học chia phản ánh thành 3 mức độ. 

  • Phản ánh vật lý: là phản ánh của những sinh vật vô sinh.
  • Phản ánh sinh lý: là phản ánh của thực vật và động vật bậc thấp.

Ví dụ: hoa hướng dương sẻ luôn hướng về phía mặt trời mọc.

  • Phản ánh tâm lý: là những dấu vết còn sót lại, để lại sau khi có sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác (qua đó có thể gọi đó là trí nhớ)

 Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặt biệt vì:

Đó là sự phản ánh của hiện thực khách quan là não bộ là tổ chức vật chất cao nhất.

Hiện thực khách quan là những yến tố tồn tại ngoài ý muốn của con người.Khi có hiện thực khách quan tác động vào từ đó sẽ hình thành hình ảnh tâm lý về chúng.

Ví dụ:  Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có thể hình dung lại nội dung của bức tranh đó.

Hay: Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một vật gì đó như hòn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mô tả lại hình dạng của hòn bi đó.

Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy là phải kết hợp giữa bài giảng với thực tế thì học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn…, và phải thường xuyên gắn liền nội dung của bài giảng với thực tế, sử dụng phương pháp giảng dạy trực quan sinh động, phong phú…

 Phản ánh tâm lý phản ánh đặt biệt, tích cực, hình ảnh tâm lý mang tính năng động sáng tạo.

 Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý:

Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người, song hình ảnh tâm lý khác về chất so với hình ảnh cơ lý hóa ở sinh vật.

Ví dụ: Hình ảnh tâm lý về một trận bóng đá đối vói một người say mê bóng đá sẻ khác xa với sự cứng nhắt của hình ảnh vật lý trong tivi là hình ảnh chết cứng. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, hình ảnh đó mang tính chủ thể, mang sắc thai riêng, đậm bản sác cá nhân.

* Cùng hoạt động trong một hoàn cảnh như nhau nhưng hình ảnh tâm lý ở các chủ thể khác nhau sẽ khác nhau. Con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình.Cùng cảm nhận sự tác động về một hiện thực khách quan tới những chủ thể khác nhau sẽ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau.

Ví dụ:

Cùng trong một tiếng tơ đồng.

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

Hay:

Cùng xem một bức tranh sẽ có kẻ khen người chê khác nhau.

* Đứng trước sự trước sự tác động của một hiện tượng khách quan ở những thời điểm khác nhau thì chủ thể sẽ có những biểu hiện và săc thái tâm lý khác nhau.

Ví dụ: Cùng một câu nói  đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẽ gây cười hay sẽ gây sự tức giận cho người khác.

Hay: 

Chồng giận thì vợ bớt lời.

Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào.

Hay:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Có sự khác biệt đó là do: Mỗi người có đặc điểm khác nhau về thế giới quan, hệ thần kinh, não bộ, mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau sự giáo dục khác nhau….

3. Qua đó chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thực tiễn và quá trình nghiên cứu tân lý:

  • Vì tâm lý mang tính chủ thể nên phải tôn trọng ý kiến của người khác.
  • Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng.