Ví dụ về chức năng thu hút nguồn nhân lực

Friday, 13/07/2018 | 11:58:33

Sự thành công của một doanh nghiệp lệ thuộc rất nhiều vào khả năng thu hút và tuyển dụng được nhân tài.

Theo John Younger, Tổng giám đốc (CEO) của dịch vụ tư vấn tuyển dụng HireMojo, việc tìm những người giỏi nhất và làm cho họ cảm thấy muốn trở thành một thành viên của tổ chức cũng tương tự như những gì mà doanh nghiệp cần phải làm trong hoạt động tiếp thị và bán hàng. Những tổ chức có được ưu thế cạnh tranh phải là những tổ chức biết cách làm cho nhân tài tự tìm đến với họ.

Qua kinh nghiệm giúp các tổ chức tuyển dụng thành công hơn 25.000 vị trí, Younger đưa ra một quy trình sau đây giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tuyển dụng những nhân tài giỏi nhất.

Xác định các tiêu chí chính xác. Trước khi tìm kiếm ứng viên, doanh nghiệp cần tự đặt ra các câu hỏi sau đây:

  1. Những nhu cầu cụ thể cần thực hiện là gì và khi nào? Trong trường hợp này, mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp không phải là “điền vào chỗ trống” trong nguồn nhân lực mà là bổ sung nhân lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong tương lai.
  2. Thành công được định lượng như thế nào? Nếu không có các thước đo hợp lý, doanh nghiệp sẽ không biết thế nào là một nhân viên có thành tích xuất sắc.
  3. Vì sao những ứng viên giỏi nhất mong muốn có được vị trí này? Những nhân viên giỏi nhất sẽ chủ động chọn doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu họ mong đợi những gì, lý do nào khiến họ chọn doanh nghiệp mà không phải công ty khác.
  4. Những ứng viên giỏi nhất có những đặc điểm chung gì? Hãy xác định những kỹ năng “cứng”, kỹ năng “mềm” và tính cách của những ứng viên giỏi nhất.

Xây dựng một kế hoạch tuyển dụng có sức thu hút ứng viên. Kế hoạch tuyển dụng phải bao gồm bản mô tả yêu cầu tuyển dụng và những câu hỏi phỏng vấn đầu tiên cần đặt ra cho ứng viên, cụ thể như sau:

  1. Chức danh theo nhiệm vụ, chức năng. Ví dụ: “Kỹ sư lập trình Java”.
  2. Chức danh sáng tạo. Ví dụ: “Kỹ sư lập trình bằng ngôn ngữ Java yêu thích phát triển phần mềm trò chơi”. Chức danh sáng tạo này sẽ giúp doanh nghiệp chú trọng vào tính cách của ứng viên mà mình cần tuyển dụng chứ không chỉ là những kỹ năng, kiến thức của ứng viên.
  3. Một thông điệp cá nhân cho ứng viên lý tưởng. Theo Younger, phần này rất quan trọng. Thay vì viết một bản mô tả yêu cầu tuyển dụng theo kiểu gửi chung cho nhiều ứng viên triển vọng thì hãy hình dung doanh nghiệp đang viết riêng cho một ứng viên lý tưởng nào đó mà mình đang muốn tuyển dụng. Dưới đây là hai cách viết mô tả yêu cầu tuyển dụng không thích hợp và thích hợp.

Không nên:

Kỹ sư phần mềm với 10 năm kinh nghiệm trong một môi trường phát triển phần mềm dựa trên ngôn ngữ Java. Phải thể hiện được khả năng suy nghĩ sáng tạo, làm việc theo nhóm và có kỹ năng lãnh đạo. Ưu tiên cho ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các thiết bị y khoa.

Ví dụ về chức năng thu hút nguồn nhân lực

Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm thấy những ứng viên tài năng cho mình

Nên:

Công việc này liên quan đến xây dựng phần mềm giúp bác sĩ cứu chữa bệnh cho con người. Bạn sẽ là một thành viên của một đội ngũ nhân sự rất sáng tạo, chuyên thiết kế và triển khai ứng dụng các phần mềm dành cho một số thiết bị y khoa tiên tiến nhất thế giới. Kỹ năng lập trình dựa trên ngôn ngữ Java của bạn sẽ giúp cho các thiết bị này vận hành dễ dàng hơn và do đó góp phần giành lại mạng sống cho nhiều bệnh nhân hơn. Bạn sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn cho đời sống của nhiều người.

Chọn một từ khóa. Vì doanh nghiệp mong muốn các ứng viên giỏi nhất, phù hợp nhất tự tìm đến với mình, hãy chọn những từ khóa cho nội dung đăng tuyển sao cho ứng viên có thể dễ dàng tìm thấy nội dung này từ các trang tìm kiếm thông tin.

Một danh sách những câu hỏi quan trọng về ứng viên. Younger khuyên doanh nghiệp nên chú trọng vào những đặc điểm của ứng viên hơn là số năm kinh nghiệm và tránh đặt những câu hỏi mang tính lý thuyết. Những câu hỏi được cấu trúc thông minh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài phù hợp, bởi vì những câu hỏi như vậy làm cho họ hình dung được sự thành công của mình trong tương lai phụ thuộc vào điều gì và vì sao vị trí đang tuyển dụng lại có sức hút đối với họ. Dưới đây là những câu hỏi thích hợp và không thích hợp.

Không nên:

  • Điểm mạnh lớn nhất của anh là gì?
  • Anh định nghĩa thế nào về khái niệm “lãnh đạo”?

Nên:

  • Hãy chia sẻ về dự án phát triển phần mềm chạy trên ngôn ngữ Java gần đây nhất của anh.
  • Nhóm làm việc của anh đã giải quyết những khác biệt trong quá trình lập trình như thế nào?
  • Vì sao anh chọn Java như một ngôn ngữ lập trình chính mà không phải những ngôn ngữ khác?

Khi đã xây dựng xong kế hoạch tuyển dụng, hãy yêu cầu những nhân viên giỏi nhất hiện tại của doanh nghiệp đọc bản mô tả yêu cầu tuyển dụng và trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp biết được liệu các câu hỏi phỏng vấn có giúp sàng lọc ứng viên hay không.

Ví dụ về chức năng thu hút nguồn nhân lực

Nhà tuyển dụng đã biết cách thu hút nhân tài về cho mình?

Sử dụng các phương thức tuyển dụng thích hợp. Nên bắt đầu bằng những cách dễ dàng nhất và ít tốn kém nhất (ví dụ đăng tuyển trên trang web của doanh nghiệp, các mạng xã hội, sau đó tìm kiếm hồ sơứng viên, lập ra danh sách ứng viên mục tiêu). Chỉ nên chuyển dần sang các phương thức tuyển dụng đắt tiền hơn (như thông qua các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp) nếu các phương thức trên không có tác dụng.

Đối xử với ứng viên như khách hàng. Đối xử với ứng viên như những người “đi xin việc” không chỉ làm cho họ xa lánh mà còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Khi đó, họ sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm tiêu cực về doanh nghiệp với bạn bè, đồng nghiệp của mình. Nên đối xử công bằng với ứng viên, đảm bảo rằng hồ sơ của bất cứứng viên nào cũng được xem xét và nhận được phản hồi từ doanh nghiệp, bất kể kết quả thế nào. Nên nhớ rằng, khi liên lạc với ứng viên qua điện thoại và khi phỏng vấn ứng viên trực tiếp thì mục đích hàng đầu là đểứng viên cảm thấy quan tâm và nhiệt tình với việc có được vị trí đang được tuyển dụng, ngay cả khi họ chưa thật sự phù hợp.

Hạn chế số người phỏng vấn. Yêu cầu ứng viên phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn vừa làm mất thời gian của ứng viên, vừa làm giảm hiệu quả làm việc của các nhân sự liên quan. Một số người phỏng vấn có thể nói “Không” ngay từ đầu cho an toàn, vì họ sợ đưa ra các quyết định sai lầm. Một số khác có thể vội vàng đưa ra câu trả lời “Được” ngay cả khi ứng viên chưa thật sự phù hợp, đơn giản vì họ cảm thấy “không ưa” các ứng viên khác. Hãy xác định những người tham gia phỏng vấn tốt từ nội bộ doanh nghiệp, không nên chọn những người có chuyên môn không liên quan đến vị trí đang tuyển dụng.

Hành động nhanh khi tìm được ứng viên phù hợp. Các công ty thường có xu hướng chờ cho đến khi phỏng vấn hết tất cả các ứng viên trong danh sách rồi mới ra quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp. Younger khuyên, doanh nghiệp không nên làm theo cách này khi tuyển dụng ứng viên là những nhân tài, vì nếu doanh nghiệp không ra quyết định nhanh, các công ty khác có thể sẽ làm điều ấy.

Tìm Việc Nhanh sưu tầm Doanh Nhân Sài Gòn

Quản trị nguồn nhân lực là quản lý tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, đó chính là quản lý con người. Do đó, vai trò của quản trị nguồn nhân lực là tạo ra sự điều chỉnh và hòa hợp của con người trong tập thể. Bài viết sau đây, Tri Thức Cộng Đồng giới thiệu tới bạn khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực cũng như các nhóm chức năng của quản trị nguồn nhân lực.

Ví dụ về chức năng thu hút nguồn nhân lực
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Mục lục

Ví dụ về chức năng thu hút nguồn nhân lực
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực là quản lý một tài sản lớn nhất của doanh nghiệp: CON NGƯỜI. Không có nguồn nhân lực tốt doanh nghiệp sẽ không thực hiện các chiến lược một cách có hiệu quả và không đạt được các mục tiêu đề ra. Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận cấu thành của quản trị kinh doanh, là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần hiểu và thực hiện Quản trị nguồn nhân lực để ngăn ngừa các vấn đề sau :

– Thuê không đúng nhân viên.

– Thuê nhân viên làm không đúng việc.

– Số lượng nhân viên nhiều.

– Nhân viên làm không hết năng lực.

– Nhân viên nghĩ họ không được trả lương , đối xử công bằng…

Nếu quản trị tốt nguồn nhân lực công ty sẽ có nhân viên được đào tạo giỏi, có kỹ năng, có kiến thức và sự nhiệt tình, họ sẽ làm việc hết khả năng của mình. Nguồn nhân lực như vậy giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn.

Mặt khác phong cách quản trị ảnh hưởng đến bầu không khí, tâm lý của tổ chức, nghĩa là tác động đến tâm lý của mọi thành viên, đến năng suất lao động của các thành viên khác trong tổ chức. Do vậy quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức, giúp các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường.

Xem thêm: Đề tài luận văn quản trị nguồn nhân lực mới và có chọn lọc

2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

Ví dụ về chức năng thu hút nguồn nhân lực
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn lực lượng lao động phù hợp với vị trí, yêu cầu công việc của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.

Một công ty, một tổ chức dù thuộc lĩnh vực nào, quy mô ra sao, nếu muốn thành công thì trước hết phải bắt đầu từ vấn đề quản trị con người. Vì thế một công ty dù có nguồn lực lớn, dù được tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ là vô ích khi không biết quản trị con người. Có thể thấy quản trị nguồn nhân lực là khởi điểm quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào (gia đình, trường học, công sở, doanh nghiệp,…).

Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực tăng mạnh trên toàn thế giới trong mấy thập kỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các tổ chức quản trị nói chung và kinh doanh nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức trong đó yếu tố con người là quyết định. Việc tìm ra người phù hợp để giao đúng việc hay đặt đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm với mọi loại hình thức tổ chức hiện nay.

Giáo Sư Tiến Sĩ Letter C.Thurow – nhà kinh tế và là nhà quản trị học thuộc viện công nghệ kỹ thuật Mas Sachusett (MIT) cho rằng:“ Điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty là những con người mà công ty đang có. Đó là những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hoá, và biết cách làm việc có hiệu quả”

Còn Giáo Sư Tiến Sĩ Robert Keich cho rằng: “ Tài nguyên duy nhất thực sự còn có tính cách quốc gia là nhân công, năng lực trí tuệ và óc sáng tạo của họ. Đó là những gì sẽ quyết định sự thịnh vượng trong tương lai”.

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực tạo ra sự điều chỉnh và hoà hợp con người trong tập thể, từ đó hình thành nên bộ mặt văn hoá của công ty góp phần trong việc quyết định sự thành đạt của công ty. Nghiên cứu vai trò của quản trị nguồn nhân lực giúp các nhà quản trị học biết được cách giao dịch với người khác, biết cách đặt câu hỏi, biết lắng nghe, biết tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết đánh giá nhân viên một cách tốt nhất, biết cách lôi kéo họ say mê với công việc, nâng cao hiệu quả tổ chức.
Xem thêm các bài viết khác: Cách làm đề cương tiểu luận quản trị nguồn nhân lực

3. Chức năng của quản trị nguồn nhân lực

Đối với Việt Nam, là một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi có trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức thấp, kinh tế chưa ổn định và Nhà nước chủ trương “ quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người ’’, thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Ví dụ về chức năng thu hút nguồn nhân lực
Chức năng của quản trị nguồn nhân lực

Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đặt ra cho nhà quản trị nhân lực rất nhiều vấn đề cần giải quyết bao gồm từ việc đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, những biến động không ngừng của thị trường lao động…tùy theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, tài chính, trình độ phát triển ở các tổ chức.

Hầu như tất cả các tổ chức đều phải thực hiện các hoạt động cơ bản như sau: xác định nhu cầu nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân viên,đào tạo, trả công…

Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực được chia làm 3 nhóm:

3.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực

Nhóm này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp và gồm các hoạt động như:  Hoạch định nhu cầu nhân viên, Phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc, vị trí  nào cần tuyển thêm người.

Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt đối với các ứng viên là như thế nào? Việc áp dụng những kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng cử viên tốt nhất cho công việc.

Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn chất lượng hãy liên hệ dịch vụ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN củaTrung tâm. Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất. Liên hệ qua gmail hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

Nhóm này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.

Nhóm này thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức-phương pháp  quản lý mới, kỹ thuật công nghệ mới cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

3.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn lực

Nhóm này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong các doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao.

Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.

Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động.

Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp.(Nguồn : Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Tp.HCM).

Nếu bạn có nhu cầu tìm đề tài viết tiểu luận quản trị nhân lực có thể tham khảo: Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực quốc tế

Hi vọng bài viết đã giải đáp cho bạn được câu hỏi Quản trị nguồn nhân lực là gì? Chức năng của quản trị nguồn nhân lực và vai trò của chúng. Chúc bạn học tập tốt.