Vì sao bạn chán nản trong công việc

Khá nhiều người khi đi làm sẽ có ít nhất một lần cảm thấy chán nản với công việc hiện tại. Tuy nhiên, việc từ bỏ công việc đang làm lại không phải là một quyết định đúng đắn. Vậy nên, cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là thay đổi suy nghĩ của bản thân về công việc đó. Thay đổi góc nhìn có thể khiến thời gian làm việc trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn. App tìm việc JobsGO sẽ chỉ cho bạn 5 cách để giúp thái độ làm việc trở nên tích cực hơn nhé!

Vì sao bạn chán nản trong công việc
Vì sao bạn chán nản trong công việc
Nghỉ ngơi là một cách giải quyết khá tốt khi chán việc

Làm việc trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi cũng là nguyên nhân khiến cơ thể và trí óc suy nhược, mệt mỏi. Vì thế, bạn nên cho mình những giờ giải lao giữa giờ hoặc sử dụng những ngày nghỉ của mình để thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Khi tinh thần đã thoải mái thì làm việc sẽ vui vẻ và có hiệu quả hơn.

Bạn có thể thư giãn với một bản nhạc mà hình yêu thích, xem một bộ phim giải trí  hoặc làm việc gì đó khiến bạn vui vẻ

2. Ngưng nói xấu sếp

Nhiều người nghĩ việc nói xấu sếp sẽ giúp bản thân giải tỏa căng thẳng khi làm việc. Tuy nhiên, hiệu quả của việc làm này hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ ban đầu. Việc nói xấu sếp chỉ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và khiến bạn ghét bỏ công việc của mình nhiều hơn.

Việc tốt nhất mà bạn nên làm khi muốn xả “stress” đó là tìm một người bạn để tâm sự. Tốt nhất là nên tìm người bạn không cùng công ty để tránh nhắc tới những áp lực, căng thẳng trong công việc đang làm. Thời gian lý tưởng nhất để phàn nàn về công việc chỉ khoảng 10 phút để tránh những điều tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới bạn.

3. Tìm những điểm tốt của công việc đang làm

Công việc nào thì cũng sẽ có những mặt tốt cho dù đó không phải là công việc mơ ước của bạn. Đó có thể là việc đi làm cùng crush, hay chỗ đang làm chỉ cách nhà khoảng 15 phút đi xe, hoặc chỗ làm có view đẹp, căng tin bán đồ ăn ngon….

Những điểm tích cực của công việc sẽ là động lực giúp bạn thoát khỏi những áp lực và căng thẳng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản thì hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp mà công việc này mang tới, chắc chắn chúng sẽ khiến tâm trạng thoải mái và có động lực để làm việc tiếp đấy.

4. Tự khen thưởng cho bản thân

Phần thưởng là thứ khiến cho thái độ của con người thay đổi nhanh chóng. Vì thế, tại sao bạn không đặt ra cho mình một mục tiêu và tự khen thưởng cho bản thân khi mình đã thực hiện được một mục tiêu đó. Hãy tự thưởng cho mình một bữa tối thịnh soạn, hay một bộ nail yêu thích hoặc một thỏi son mà bạn đã ao ước từ lâu.

Bạn sẽ dễ dàng hoàn thành các mục tiêu của mình đề ra nếu bạn biết mình sẽ nhận được phần thưởng ngay sau đó. Hơn nữa, khi bạn thực hiện công việc trong tâm trạng vui vẻ, háo hức thì những lời phàn nàn hay những suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất. Bạn sẽ dần trở nên yêu thích và cảm thấy công việc hiện tại không còn nhàm chán như mình nghĩ.

Vì sao bạn chán nản trong công việc
Vì sao bạn chán nản trong công việc
Tự đặt ra mục tiêu công việc và dành một món quà cho bản thân

5. Hòa đồng với mọi người

Đôi khi sự chán nản của một ai đó bắt nguồn từ chính những người xung quan của họ. Vì thế, tại sao bạn không tạo một mối quan hệ vui vẻ và hòa đồng với những người đồng nghiệp của mình. Họ sẽ là nơi cùng bạn giải tỏa những áp lực công việc và tạo ra niềm vui trong quá trình làm việc của bạn đó.

Việc chán nản với công việc là điều rất dễ hiểu đối với những người đi làm. Tuy nhiên, nếu bạn biết nhìn nhận công việc theo những mặt khác nhau thì sẽ thấy việc bạn đang làm không hề chán như mình tưởng.

6. Tìm việc làm mới

Đôi khi sự chán nản thực sự đến từ công việc, môi trường, hoặc tính chất công việc quá nhàm chán không hợp với những gì bạn mong đợi. Lúc này việc bạn cần làm là chuyển bộ phận, hoặc nghỉ việc và đi tìm việc mới. Nếu vấn đề là do tính chất công việc, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp một buổi gặp mặt với trưởng bộ phận để nói ra mong muốn của mình. Giả sử khi làm HR nhưng muốn chuyển sang Sales, hãy chia sẻ rằng bạn muốn thử thách mình trong một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Còn nếu vấn đề là môi trường, giải pháp duy nhất chỉ có thể là nghỉ việc mà thôi. Bởi môi trường nằm trong văn hóa của doanh nghiệp, 1 con én không thể thay đổi cả mùa xuân. Nếu dự định nghỉ việc, hãy xem xét những gì bạn sẽ làm sau khi nghỉ. Nếu bạn cần một khoảng thời gian bình yên cho bản thân, hãy xin nghỉ trong tâm thế thoải mái. Nếu bạn dự định đi làm nơi khác, hãy chắc chắn khi nghỉ việc đã có bên trải thảm đón bạn về

Vì sao bạn chán nản trong công việc

Chán ghét công việc có thể đến với bất kỳ ai, trong bất kỳ trường hợp nào. Đó có thể là những biểu hiện như không muốn làm việc hoặc tệ hơn là luôn cảm thấy căng thẳng mỗi khi bắt đầu ngày làm việc mới. Tuy nhiên nhiều người vẫn cắn răng chịu đựng nhưng không biết đó là giải pháp tồi tệ nhất. Vậy đau mới là cách tốt nhất để lấy lại cảm hứng trong công việc, vượt qua tình trạng chán việc hiện tại?  

Xác định nguyên nhân

Có hàng trăm lý do để bạn chán ghét công việc hiện tại, tuy nhiên bạn cần xác định được nguyên nhân chính khiến cho bạn không còn hứng thú với công việc. Những nguyên nhân đó là do người khác mang lại cho bạn hay do chính bản thân bạn không bắt nhịp được với công việc, dẫn đến chán ngán, không muốn làm việc. Khi đó bạn sẽ dễ dàng biết phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng trên.

Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp

Công việc hiện tại đã thật sự đem lại cho bạn những điều mà bạn mong muốn, những điều bạn cố gắng có phải là mục tiêu bạn muốn đạt được. Nếu bạn cảm thấy chán ghét công việc hiện tại, hãy nhanh chóng xác định lại mục nghề nghiệp của bạn là gì, bởi chỉ khi có mục tiêu cụ thể bạn mới có động lực làm việc, phấn đấu đạt được mục tiêu đó.

Làm mới bản thân

Bạn cứ ngồi một chỗ với một công việc duy nhất, ngày nào cũng vậy cứ lặp đi lặp lại sẽ rất dễ khiến cho bạn cảm thấy chán ngát, nhạt nhẽo. Hãy làm mới bản thân bằng cách giao tiếp với đồng nghiệp, mọi người xung quanh nhiều hơn, tích cực tham gia các hoạt động do công ty tổ chức, nhận những nhiệm vụ mới, những thách thức mới để thay đổi môi trường làm việc nhàm chán hiện tại của bạn.

Thay đổi thái độ làm việc

Bạn nhận thấy công việc không mang lại hứng thú, bạn không muốn cố gắng mà chỉ làm cho hết nhiệm vụ, trách nhiệm được giao không quan tâm tới kết quả thế nào. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng như vậy bạn sẽ không bao giờ vượt qua được gia đoạn chán việc hiện tại. Vì vậy, hãy làm việc với thái độ hăng say, bằng nhiệt huyết khi đó bạn sẽ thấy việc làm của mình thật sự ý nghĩa, không nhàm chán như những gì bạn nghĩ.

Thay đổi vị trí làm việc

Nếu bạn đã cố gắng làm mọi việc nhưng vẫn không thể thoát ra được tình trạng chán việc, vậy bạn hãy thử thay đổi vị trí làm việc. Bởi biết đâu vị trí hiện tại không phù hợp với khả năng, trình độ hoặc do bạn không có đam mê nên cảm thấy chán ghét nó, vị trí làm việc mới, với những mục tiêu mới sẽ là giải pháp không tồi để bạn lấy lại cảm hứng trong công việc của mình.

Tìm công việc mới

Chỉ áp dụng giải pháp này khi bạn thật sự thấy bế tắc, đã thử hết tất cả mọi cách nhưng cảm giác chán ghét công việc vẫn đeo bám. Nhưng hãy nhớ chỉ thay đổi công việc khi bạn chắc chắn đã tìm được công việc mới và cảm thấy hứng thú với nó. Nếu không sớm muộn bạn sẽ thất vọng mà thôi.

Cân bằng công việc và cuộc sống

Chán ghét công việc hiện tại không chỉ do công việc không phù hợp, bị cấp trên chèn ép… mà có thể do bạn không biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Mỗi ngày bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc mà quên đi việc chăm sóc bản thân, không quan tâm đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Đến khi bạn mệt mỏi, muốn có người chia sẻ nhưng không tìm được ai sẽ khiến cho bạn cảm thấy bế tắc, chán nản không muốn tiếp tục làm việc nữa. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu cũng hãy dành cho mình khoảng thời gian thư giản, nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc.

Đừng quá quan trọng vị trí và tiền bạc

Vị trí và tiền bạc là hai mục tiêu quan trọng để mỗi người tự cố gắng trong công việc, tuy nhiên khi vị trí và tiền bạc chi phối quá nhiều quá trình làm việc sẽ phản tác dụng. Bởi những người quá quan trọng vị trí và tiền bạc họ sẽ dễ bị cuốn theo nó, họ luôn cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu nhưng nếu thất bại sẽ khiến cho họ cảm thấy hụt hẫng, chán nản từ đó dẫn đến không còn hứng thú, nhiệt tình, cố gắng nữa bởi họ nghĩ rằng dù có cố gắng bao nhiêu thì cuối cùng mọi thứ cũng vẫn trở về số không.

Nếu bạn thấy chán công việc hiện tại, đừng quá lo lắng bởi không chỉ mình bạn gặp phải tình trạng như vậy. Hãy bình tĩnh và tự đánh giá lại bản thân mình, tìm nguyên nhân khiến bạn không còn nhiệt tình với công việc nữa. Sau đó hãy đưa ra từng giải pháp để thoát khỏi tình trạng này nhé, chúc bạn sớm lấy lại cảm hứng với công việc.

Thúy Lộc