Vì sao bạn phù hợp với vị trí này

Nếu bạn là một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì chắc chắn trong buổi phỏng vấn sẽ không tránh khỏi những câu hỏi như: Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này, tại sao bạn lại nghỉ việc tại công ty cũ, lý do gì khiến bạn chọn công ty chúng tôi.

Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp - Thực tập

Để có cách trả lời thông minh cho câu hỏi này bạn có thể tìm hiểu một vài phương pháp sau đây:

1.Thể hiện rõ ràng mục tiêu của bạn

Việc thể hiện rõ ràng mục tiêu của mình cũng là một cách trả lời thông minh cho câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này”.

Một trong những cách tốt nhất để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người thích hợp cho vị trí này đó là chỉ ra mục tiêu nghề nghiệp sau này của bạn tương đồng với vị trí bạn đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có đầu tư, là người có trí tiến thủ có tầm nhìn trong công việc.

Gợi ý câu trả lời: Ví dụ đối với một ví trí nhân viên kinh doanh

Mục tiêu trong 3 năm tới của tôi đó là trở thành trưởng phòng kinh doanh, bằng tất cả những kinh nghiệm tôi được làm tại công ty A… tôi nghĩ rằng mình sẽ vừa áp dụng và vừa học thêm tại quý công ty để trau dồi kiến thức chuyên môn và các kỹ năng để tiến gần hơn với mục tiêu mình đặt ra.

Việc làm nhân viên kinh doanh

Để trả lời và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng với câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này” bạn cũng có thể đưa một số ưu điểm cá nhân để làm nổi bật sự tương đồng với vị trí bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí biên tập viên bóng đá. Bạn có thể đưa ra một số ưu điểm cá nhân để có thể chứng minh bạn phù hợp với vị trí này đó là: Tôi là một người rất thích thể thao đặc biệt là bộ môn bóng đá, hầu hết các đội tuyển trong và ngoài nước tôi đều biết và tôi có thể trở thành bình luận viên trong mỗi trận đấu…

Tìm hiểu thêm: Câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi”

Ngoài ra, bạn cũng nên thể hiện sự nhiệt tình với vị trí bạn đang muốn ứng tuyển

3. Thể hiện sự nhiệt tình trong công việc

Có nhiều ứng viên ứng tuyển tại một vị trí không phải vì tiền lương mà tiêu chí họ đặt lên hàng đầu đó chính là kinh nghiệm và môi trường làm việc, họ sẵn sàng thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy công việc đó thật sự họ mong muốn làm dù có được trả lương hay không?

Gợi ý câu trả lời: Vị trí công ty đnag ứng tuyển phù hợp với chuyên ngành tôi học và cũng muốn phát triển lĩnh vực này trong tương lai, chính vì vậy tôi  đã sẵn sàng năng lượng để học hỏi và rèn luyện kinh nghiệm tại công ty mình.

Xem ngay: Những câu hỏi hay nhất nên sử dụng trong buổi phỏng vấn tuyển dụng

4.Thể hiện sứ mệnh của công ty giống như ước mơ của chính mình

Chẳng có gì tốt hơn khi cả 2 đều có cung và có cầu cùng hỗ trợ nhau để phát triển. Mọi người đều muốn làm việc với những người có cùng lý tưởng và tầm nhìn phù hợp với mình thì hãy thể hiện rõ thế mạnh của mình và mục tiêu của mình khớp với hướng đang đi của doanh nghiệp. Đây được coi là cách trả lười thông minh nhất cho câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này”.

Nếu bạn thể hiện được điều này, thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao tinh thần trách nghiệm của bạn đối với công việc và tất nhiên bạn sẽ nổi bật trước các đối thủ khác.

Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một ứng viên không biết việc, chính vì thế trước khi đi phỏng vấncác ứng viên hãy lựa chọn ra phương án tốt nhất để cho nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh của mình và từ đó nhấn mạnh điểm mạnh đó mang lại lợi ích gì công ty?. Một khi điểm mạnh của bạn phù hợp với vị trí công ty đang muốn ứng tuyển thì tôi đảm bảo rằng, bạn luôn là ứng viên được nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu.

Hi vọng, với cách trả lời thông minh cho câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này” sẽ giúp các ứng viên đưa ra được những cách trả lời phỏng vấn hay và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công.

Vì sao bạn ứng tuyển vào vị trí này? Hoặc

Vì sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi phỏng vấn khá phổ biến, UV rất hay được hỏi câu này trong các buổi phỏng vấn tìm việc

 Câu trả lời thường thấy, đại ý là:

  • Tôi muốn được học hỏi và phát triển nhiều hơn và tôi thấy vị trí này rất phù hợp với kinh nghiệm của tôi trước đây
  • Tôi thích sản phẩm/ngành nghề của công ty anh/chị và tôi muốn được phát triển trong lĩnh vực/ngành nghề này
  • Tôi có tìm hiểu và được biết công ty anh/chị có môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều cơ hội phát triển (Các bạn trẻ hay trả lời theo hướng này)

Vậy câu trả lời như thế nào là phù hợp nhất? Mình xin chia sẻ góc nhìn cá nhân ở 2 phương diện:

1️⃣ Ứng viên - Người trả lời phỏng vấn

Khi nhận được bất kỳ câu hỏi nào trong buổi phỏng vấn, mình nên suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời: Người hỏi mình mong muốn điều điều? Muốn lắng nghe hay nhân định điều gì khi họ đặt câu hỏi này? Mục đích/ý nghĩa của câu hỏi này là gì,…bạn có thể xin phép người hỏi cho mình thời gian suy nghĩ (Miễn đừng quá lâu) và không ai ép chúng ta phải trả lời ngay.

Vậy nghĩ xem Nhà TD mong đợi điều gì từ câu hỏi này, có thể là:

  • Thử thách độ tự tin của UV
  • Muốn thấy được UV có “biết mình biết ta”
  • Muốn biết UV có thực sự tìm hiểu kỹ về công việc, công ty khi ứng tuyển hay chưa
  • Muốn biết UV tìm kiếm điều gì ở công việc mới để liệu rằng công việc chỗ mình đang tuyển có phù hợp với điều mà UV tìm kiếm

Để chia sẻ đầy đủ các ý trên có thể xem xét hướng trả lời sau:

  • Bạn phải đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu tường tận về công việc mà mình đang ứng tuyển, nếu chưa rõ, bạn có thể xin phép nhà TD được hỏi vài câu để hiểu hơn về công việc, công ty, team,… trước khi trả lời câu hỏi này
  • Chia sẻ để nhà TD thấy được (Cũng là những điều mà UV cần tìm hiểu ở trên)

 Nhà TD/Người đang PV mình mong muốn người phụ trách vị trí này vào sẽ giải quyết vấn đề gì cho họ, cho team của họ

 Để giải quyết được vấn đề trên thì vị trí này cần làm cụ thể những công việc gì

 Để làm được những công việc đó thì cần những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức gì

 Để có thể làm việc hiệu quả với người sếp đó hay với team đó thì cần thích nghi, hoà nhập với một môi trường, phong cách, văn hoá làm việc như thế nào

 Và cuối cùng là bản thân mình (UV) có những điểm gì từ các ý trên?  Thể hiện/chia sẻ để người PV thấy được những điểm đó hay nói đúng hơn là chứng minh cho Nhà TD thấy được mình phù hợp như thế nào với vị trí đang ứng tuyển.

Thỉnh thoảng trong quá trình tuyển dụng, mình gặp được những UV họ rất tâm huyết với công việc dự tuyển, đi phỏng vấn là chuẩn bị sẵn một bài present về công ty, về những vấn đề liên quan đến vị trí mà họ đang phỏng vấn, sau khi PV xong họ xin phép chia sẻ về nội dung mà họ đã chuẩn bị, và mình chưa thấy UV nào như thế mà công ty không chọn mời hợp tác.

Điều quan trọng nhất khi trả lời câu hỏi này chính là phải thực sự hiểu rõ về Job mà mình đang ứng tuyển, mà để hiểu được một cách tường tận, đầy đủ thì phải biết cách đặt câu hỏi cho Nhà TD, vậy nên để phỏng vấn hiệu quả thì kỹ năng ĐẶT CÂU HỎI là điều mà cần phải rèn luyện, trau dồi rất nhiều chứ không phải chỉ tìm hiểu cách trả lời.

2️⃣ Ở góc độ là Người phỏng vấn/Nhà TD:

Mình thường biến tấu câu hỏi này một chút:

  • Bạn tìm kiếm/mong muốn điều gì ở công việc mới?
  • Bạn có sẵn lòng nhận job này hay không? Còn điều gì khiến bạn e dè, đắn đo?
  • Nếu bạn quyết định bắt đầu công việc mới ở đây thì điều gì ảnh hưởng đến quyết định này của bạn?

Và mình chỉ hỏi những ý này trước khi kết thúc buổi trao đổi và sau khi dành thời gian cho UV đặt câu hỏi. Với mình, mỗi câu hỏi đặt ra khi phỏng vấn (Như các câu hỏi ở trên) mình đều có động cơ/mục đích rõ ràng, xuất phát từ những mong muốn cũng như những hiểu biết trong việc phân tích tâm lý Ứng viên, điều này mình chia sẻ chi tiết trong các buổi đào tạo về Kỹ năng phỏng vấn cũng như các buổi coaching hỗ trợ tìm việc. Để tìm hiểu thêm các chương trình này bạn có thể tham khảo link bên dưới comment

Đây là chia sẻ dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, không nhất thiết trùng khớp với quan điểm người đọc. Thanh rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp của anh, chị và các bạn nếu có để cùng nhau học hỏi và phát triển. (HÌnh minh họa mình down trên mạng nhe)

Trong một buổi phỏng vấn xin việc, có thể người phỏng vấn sẽ đưa ra cho bạn câu hỏi “Tại sao bạn lại là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc này?”. Câu hỏi này khá giống với một số câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến khác, ví dụ như “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?”. Người phỏng vấn sẽ muốn biết tại sao so với các ứng viên khác, bạn lại là lựa chọn tốt hơn để tuyển dụng.

Những điều người phỏng vấn thực sự muốn biết

Vì sao bạn phù hợp với vị trí này

Điều nhà tuyển dụng muốn biết khi hỏi

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng muốn đảm bảo rằng bạn đã hiểu được những điều công ty họ đang tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng, và bạn đã có đủ khả năng để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nếu được tuyển. Một trong những mục tiêu của buổi phỏng vấn là xác định xem liệu bạn có thực sự phù hợp với cả công việc lẫn văn hóa của công ty hay không. Mặt khác, bạn cũng cần quyết định xem liệu công việc này có thật sự đáp ứng được những điều mà bạn đang tìm kiếm ở một công việc phù hợp hay không. 

Khi trả lời loại câu hỏi này, mục tiêu của bạn là quảng bá bản thân cho người phỏng vấn và thuyết phục họ rằng bạn là một ứng cử viên độc đáo, mạnh mẽ cũng như là thích hợp nhất đối với vị trí công việc đó. Hãy tiếp tục đọc các phần dưới đây để nắm rõ hơn cách chuẩn bị và trả lời cho thể loại câu hỏi phỏng vấn xin việc này, cùng với những ví dụ cụ thể của các câu trả lời hay nhất nhé!

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc "Tại sao bạn lại là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc này?"

Vì sao bạn phù hợp với vị trí này

Cách để trả lời câu hỏi cho bạn

Bạn có thể trả lời câu hỏi này theo nhiều cách khác nhau. Cách đầu tiên là hãy nói về việc những tính cách hay đặc điểm cá nhân của bạn có thể giúp bạn trở thành một ứng cử viên phù hợp, lý tưởng cho vị trí công việc này như thế nào. Để làm được điều đó, các bạn cần dành thời gian trước buổi phỏng vấn để đối chiếu kỹ lưỡng giữa những điều mình có với những tiêu chuẩn được liệt kê trong bản thông tin tuyển dụng. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để giải thích lý do tại sao bạn lại là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc này. 

Chú ý: Ví dụ, bạn có thể nói rằng bản thân có một nguồn động lực rõ ràng, mãnh liệt (giải thích rõ nó là gì), hoặc bạn được biết đến là một người luôn cống hiến hết mình cho công việc và công ty như thế nào.

Cách thứ hai để trả lời loại câu hỏi này là hãy nhấn mạnh những kỹ năng đặc biệt của bạn. Nếu bạn có những kỹ năng nổi trội mà có thể giúp bạn trở thành một ứng cử viên nổi bật (đặc biệt là những kỹ năng hiếm người sở hữu), hãy đề cập đến chúng. Các kỹ năng chính cần thiết cho công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở ứng viên hầu hết sẽ được liệt kê rõ ràng ở tờ tin tuyển dụng, như vậy các bạn sẽ dễ dàng có được thông tin về công việc để tham khảo luôn. Nếu trong tờ tin tuyển dụng chưa có những thông tin đó, các bạn có thể tham khảo trước bằng cách tìm kiếm những bản mô tả công việc của các vị trí tương tự ở nhiều công ty khác. 

Ngoài ra, một cách khác để các bạn trả lời loại câu hỏi này đó là hãy chia sẻ về một số thành tích đã đạt được của bạn trong quá khứ mà chứng minh được khả năng, kinh nghiệm dành cho công việc đang phỏng vấn ở hiện tại. Theo một cách dễ hiểu hơn, các bạn hãy đưa ra nhiều ví dụ về những thành tích có liên quan đến vị trí công việc mà bản thân đang phỏng vấn. 

Một số ví dụ về các câu trả lời hay nhất

Các bạn hãy tham khảo một số ví dụ dưới đây và xây dựng các câu trả lời dành riêng cho mình. Hãy đảm bảo rằng chúng phù hợp với trình độ chuyên môn, nền tảng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc cụ thể của mỗi người.

Vì sao bạn phù hợp với vị trí này

Một số ví dụ về câu trả lời cho bạn

Ví dụ 1: Công việc làm lễ tân trước đây đã mang đến cho tôi nhiều kinh nghiệm lý tưởng, phù hợp cho vị trí công việc này. Trong năm năm, tôi đã phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho vị trí này, bao gồm những phần việc như trả lời điện thoại và email, xử lý các giao dịch và nhập dữ liệu lên nhiều hệ thống máy tính khác nhau.

=> Câu trả lời này hay vì ứng viên đã rất cụ thể trong việc liệt kê chi tiết những kỹ năng cần thiết mà anh/cô ấy có thể mang lại cho nhà tuyển dụng mới của mình. Một điều tuyệt vời, lý tưởng nhất là ứng viên đã nhấn mạnh vào những kỹ năng, thế mạnh đó vì sau khi đọc bản mô tả công việc, anh/cô ấy nhận ra rằng những điều này chính là những “tiêu chuẩn được quan tâm nhất” của nhà tuyển dụng. 

Ví dụ 2: Những loại kỹ năng có sẵn của tôi sẽ hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu dành riêng cho vị trí công việc của bạn. Cụ thể là những kỹ năng về bán hàng cũng như những kinh nghiệm trong quản lý có thể giúp tôi trở thành ứng cử viên lý tưởng nhất cho vị trí công việc này. Ví dụ, khi còn làm việc ở công ty cũ, tôi đã quản lý một đội bán hàng bao gồm năm nhân viên và chúng tôi đã lập được kỷ lục với doanh số bán hàng cao nhất trong lịch sử chi nhánh của công ty. Tôi tự tin rằng mình sẽ có thể áp dụng hiệu quả những thành công và kinh nghiệm làm việc trong quá khứ vào vị trí công việc mới này. 

=> Trong ví dụ này, ứng viên đã không chỉ đề cập đến những kỹ năng quan trọng của mình mà anh/cô ấy còn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kinh nghiệm lãnh đạo cùng một số các thành công xuất sắc của anh/cô ấy (lập kỷ lục bán hàng) trong công việc trước của mình. 

Ví dụ 3: Tôi là một nhân viên có khả năng tìm ra phương pháp riêng của mình khi làm việc theo nhóm nhằm hỗ trợ được tất cả mọi người. Ví dụ như công việc trước của tôi có liên quan rất nhiều đến các dự án nhóm. Và khi làm việc trong các dự án như vậy, tôi luôn có thể dễ dàng xác định được các thế mạnh kỹ năng của từng thành viên trong đội, từ đó phân chia cho họ những phần việc phù hợp, giúp quá trình hoàn thành dự án trở nên nhanh và hiệu quả hơn. Tôi biết rằng vị trí công việc mà bạn đang tuyển dụng cũng có liên quan rất nhiều đến làm việc theo nhóm, các dự án nhóm và đây chính là kiểu công tác mà tôi rất am hiểu.    

=> Đây chính là một ví dụ tuyệt vời về cách sử dụng hiệu quả kỹ thuật trả lời phỏng vấn xin việc STAR, cụ thể thì bạn sẽ sắp xếp câu trả lời của mình để miêu tả một Situation (tình huống) trong quá khứ, rồi đến Task (nhiệm vụ), Action (hành động) của bạn và cuối cùng là Result (kết quả) của toàn bộ sự việc, từ đó nhấn mạnh khả năng, kỹ năng làm việc của bạn. Trong ví dụ trên, ứng viên đã áp dụng hiệu quả kỹ thuật này để chỉ ra rằng anh/cô ấy hiểu rất rõ về văn hóa làm việc ở công ty người phỏng vấn cũng như khi tập trung câu trả lời của mình vào việc công tác hiệu quả theo nhóm, ứng viên đã thể hiện được rằng anh/cô ấy có những kinh nghiệm cùng kỹ năng phù hợp với yêu cầu của công ty.  

Ví dụ 4: Tôi là một nhân viên năng động, sẵn sàng vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân trong bất kỳ dự án nào để học hỏi những điều mới và tự biết trau dồi những kỹ năng có giá trị. Ví dụ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã tự học năm loại ngôn ngữ lập trình máy tính khác nhau, chỉ đơn giản vì tôi rất đam mê việc viết code. Tôi biết rằng bạn đang tìm kiếm một kỹ thuật viên máy tính năng động với kỹ năng chuyên môn cao cùng niềm đam mê cháy bỏng, và tôi chính là người như vậy.

=> Trong ví dụ này, ứng viên đã chỉ ra một điều đặc biệt mà có lẽ những ứng viên cạnh tranh khác không ai có được, đó là việc anh/cô ấy biết 5 loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Hơn nữa, trong câu trả lời của mình, ứng viên cũng đã làm nổi bật được những phương châm cá nhân cùng niềm đam mê dành riêng cho công việc này. 

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Vì sao bạn phù hợp với vị trí này

Mẹo để đưa ra câu trả lời phỏng vấn hay nhất

Hãy chuẩn bị trước. Trước một buổi phỏng vấn, các bạn hãy suy nghĩ kỹ về những điều có thể giúp bản thân trở nên nổi bật hơn cũng như trở thành một ứng cử viên lý tưởng nhất cho vị trí công việc. Đầu tiên, hãy nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc và gạch chân bất kỳ kỹ năng hoặc bằng cấp chính nào mà nhà tuyển dụng tuyển dụng yêu cầu. Sau đó, hãy đối chiếu với bản sơ yếu lý lịch của bạn và xác định bất kỳ kinh nghiệm hay kỹ năng cụ thể nào mà có thể sẽ phù hợp với những tiêu chí đã gạch chân ở bên trên. Hãy chú ý nhấn mạnh vào những tiêu chuẩn cụ thể đó trong câu trả lời của bạn.

Hãy đưa ra các ví dụ cụ thể. Một điều quan trọng khi trả lời các loại câu hỏi về kỹ năng làm việc là các bạn cần phải đưa ra một câu trả lời càng cụ thể càng tốt. Cho dù bạn muốn nhấn mạnh nhiều kỹ năng hay chỉ một đặc điểm tính cách của bản thân, hãy đảm bảo rằng bạn bao gồm một hoặc hai ví dụ cụ thể trong câu trả lời của mình để chứng minh rằng bạn có những đặc điểm đó cũng như để thể hiện cách bạn sẽ sử dụng chúng ở nơi làm việc như thế nào.

Tốt nhất là các ví dụ của bạn nên đến từ những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ tại công ty cũ của mình. Nếu bạn là người mới tốt nghiệp hay chỉ mới bắt đầu đi xin việc, bạn cũng có thể sử dụng những kinh nghiệm đến từ trường học, các hoạt động ngoại khóa hoặc công việc tình nguyện trong quá khứ của mình.

Tập trung vào những điều bạn có thể mang lại cho công ty. Hãy tránh những câu trả lời nhấn mạnh lý do tại sao bạn muốn công việc này. Thay vào đó, hãy tập trung câu trả lời của bạn vào những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty. Để chuẩn bị trước cho loại câu trả lời này, hãy chắc chắn rằng bạn đã có một số kiến thức về công ty mà bạn dự định sẽ ứng tuyển. Hãy dành thời gian để tìm hiểu trang web của công ty, các trang mạng xã hội cũng như những thông tin có sẵn trên mạng khác về công ty.

Đừng so sánh bản thân mình với người khác. Mặc dù bản chất của câu hỏi phỏng vấn xin việc này là để tìm ra điểm nổi bật hơn của bạn so với những ứng viên khác, đừng chỉ trích hay hạ thấp họ trong câu trả lời của mình. Điều này sẽ khiến bạn trở thành người tiêu cực hay có tác phong ứng xử kém trong mắt nhà tuyển dụng.

Thay vào đó, hãy nhấn mạnh những điều khiến bạn trở nên độc đáo theo cách tích cực, mà không phải nhắm vào hay xúc phạm các ứng viên khác trong câu trả lời của bạn. Điều quan trọng là bạn phải quảng bá được những điều mình có mà không bị coi là kiêu ngạo hay hống hách.

Đừng nói những điều như: "Khác với một số ứng viên mà tôi chắc rằng bạn đã gặp phải trong ngày hôm nay, tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, điều đó nghĩa là tôi sẽ có thể đạt được thành công ngay trong ngày đầu tiên đi làm."

Hãy nói rằng: "Những năm làm việc trong lĩnh vực này đã mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm, các kiến ​​thức thực tế cùng những nhận thức về vị trí của ngành cũng như nơi nó sẽ phát triển đến trong tương lai. Tôi sở hữu các loại kỹ năng về mặt kỹ thuật mà chỉ khi bạn làm lâu năm trong ngành này mới có thể đạt được. Tôi có thể hòa mình một cách hoàn hảo vào vị trí công việc và bắt đầu hoàn thành các mục tiêu công việc ngay trong ngày đầu tiên đi làm".

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo 

  • Tại sao bạn lại muốn nghỉ việc ở công ty trước của mình?

  • Mức lương mà bạn mong muốn là bao nhiêu?

  • Tại sao bạn lại muốn nhận được công việc này? 

Tổng kết

Nghiên cứu trước về công ty

Trước khi đi phỏng vấn, các bạn hãy tạo một danh sách những kỹ năng làm việc mà bạn sở hữu, hơn nữa chúng phải phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn cần thiết được nêu ra trong bản mô tả công việc. Sau đó, trong câu trả lời khi phỏng vấn của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn đề cập đến những kỹ năng chính này, sử dụng các ví dụ minh họa khi có thể, để chứng minh rằng bạn là ứng cử viên phù hợp nhất cho vị trí công việc. 

Chú ý đừng tự tạo ra phép so sánh

Mặc dù sẽ rất hay và thông minh nếu bạn nêu bật được những kỹ năng mà bạn tin rằng chúng sẽ khiến bạn trở nên đặc biệt hơn so với nhiều ứng viên khác, đừng hạ thấp họ. Hãy duy trì một thái độ lạc quan suốt buổi phỏng vấn và nói về những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty hơn là những điều mà các ứng viên khác không thể làm được. 

Tập trung vào nhu cầu của nhà tuyển dụng

Hãy tập trung câu trả lời của bạn vào việc mô tả tất cả những kỹ năng cứng cũng như mềm mà “mang lại được giá trị” cho công ty, từ đó thuyết phục được công ty tại sao nên thuê bạn. Đừng tập trung câu trả lời vào bạn (ví dụ như đừng tập trung quá nhiều vào lý do tại sao bạn muốn nhận được công việc này).