Vì sao biển chết lại mặn

Trên thế giới có những vùng biển nổi tiếng có cái tên rất lạ như biển Đen, biển Đỏ, biển Chết. Nghe nói đến rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết được lý do sâu xa tại sao chúng lại được gọi như vậy. Đôi khi chính vì có tên lạ, gây tò mò mà những vùng biển này trở nên nổi tiếng hơn.

Biển Đen

Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa vùng Đông Nam của châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara. Nó có diện tích khoảng 422.000 km2, với độ sâu nơi sâu nhất có thể là 2.210m.

Cái tên Biển Đen bắt nguồn từ đâu thật ra đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Lý do mang tính khoa học hơn cả là do màu nước biển ở đây. Dù vẫn là màu xanh lam nhưng Biển Đen có màu xanh đậm hơn bình thường. Màu sắc này là do có nhiều loài tảo màu tối sinh sống trên bề mặt nước vì nồng độ muối của biển khá thấp.

Nước biển nơi đây có màu xanh lam sẫm

Một tranh cãi khác cho rằng cái tên này do người Hy Lạp, Lưỡng Hà đặt từ thời xa xưa. Bấy giờ, họ thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng, ví dụ màu vàng tượng trưng cho Phương Đông, màu đỏ cho Phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Biển Đen nằm ở phía Bắc đất nước Hy Lạp nên được gọi như vậy.

Biển Đen cũng có thể thật sự mang ý nghĩa "đen tối". Vào thời xưa, có nhiều con tàu đã bị chìm ở đây vì thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm. Vì vậy mà người dân gọi là Biển Đen như một lời cảnh báo.

Biển Chết

Biển Chết hay còn gọi là Tử Hải thực chất không phải là biển. Về tính chất, nó vốn là hồ nước mặn nằm ở biên giới giữa Bờ Tây, Israel, Jordan, cụ thể là trên thung lũng Jordan. Hồ có diện tích 810km2 với độ sâu tối đa là 330m.

Cái tên kỳ dị và khiến người ta sợ hãi của Biển Chết thực sự bắt nguồn từ sự nguy hiểm của nó. Vì độ mặn trong nước quá cao, không có loài cá hay các thủy sinh vật lớn sống được ở đây. Những sinh vật tồn tại được ở Biển Chết là vi khuẩn và nấm mốc rất nhỏ. Những loài cá, sinh vật từ sông Jordan bơi vào biển này đều sẽ chịu chung số phận là chết rất nhanh.

Dẫu vậy, không phải 100% sinh vật sông bơi đến Biển Chết đều không thể sống sót. Vào tầm mùa đông, khi trời mưa nhiều, lượng muối ở hồ sẽ giảm xuống khoảng 30%. Lúc này, các loài tảo có thể sinh sống ở đây.

Có phong cảnh rất đẹp nhưng Biển Chết lại thực sự chết chóc

Lượng muối khổng lồ là nguyên nhân khiến nơi đây trở nên đặc biệt

Biển Đỏ

Không nổi tiếng bằng Biển Đen hay Biển Chết, Biển Đỏ hay Hồng Hải là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương, nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển Đỏ thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Biển Đỏ rộng khoảng 450.000km2 và nơi sâu nhất là 2.500m.

Cũng tương tự như người anh em Biển Đen, Biển Đỏ không hề có màu đỏ thực sự nhưng có chút sắc đỏ. Nguyên nhân nước biển lẫn màu đỏ là do lượng tảo lớn có màu đỏ tên Trichodesmium erythraeum sống ngay trên bề mặt. Nhưng hiện tượng này cũng chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian ngắn nhất định trong năm. Cũng có ý kiến cho rằng màu đỏ này đến từ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó.

Biển đỏ đôi khi có sắc hồng vì một loài tảo biển

Nguồn: India Times, Live Science

//kenh24.vn/tai-sao-lai-co-nhung-cai-ten-ky-la-nhu-bien-chet-bien-den-bien-do-tuong-kien-thuc-can-ban-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-20220601205316485.chn

Du lịch

QUIZZ

  • Chủ nhật, 13/1/2019 18:12 (GMT+7)
  • 18:12 13/1/2019

Biển Chết là một địa điểm có cái tên rất u ám, đáng sợ. Nhưng đằng sau đó, nơi này lại ẩn chứa rất nhiều sự thật vô cùng thú vị.

  • Một hồ nước
  • Một bãi biển bỏ hoang
  • Một bãi biển nhân tạo
  • Một con sông

Biển Chết, hay Tử Hải, là một hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan tại thung lũng Jordan. Nơi đây dài 76 km, rộng 18 km và có độ sâu 400 m. Ảnh: Atlas & Boots.

  • Vì từng có một vụ tai nạn thảm khốc diễn ra ở đây
  • Vì nơi đây bị ô nhiễm trầm trọng
  • Vì không có loài sinh vật biển nào có thể sống ở đây
  • Vì nơi đây rất sâu, vì thế Biển Chết chỉ dành cho những người bơi lội chuyên nghiệp

Do độ mặn quá cao, cá hay các thủy sinh vật lớn không thể sống trong nước của Biển Chết, dù một lượng rất nhỏ vi khuẩn và nấm mốc có thể tồn tại. Cá theo sông bơi vào đây sẽ chết rất nhanh khi nước ngọt bị trộn lẫn với nước mặn của Biển Chết. Ảnh: Becky van Dijk.

  • Vì chúng là loài cá có loại mang đặc biệt, có thể thích nghi ở môi trường nước mặn như Biển Chết
  • Vì có nước ngọt từ sông đổ ra Biển Chết
  • Vì trong Biển Chết có một khu vực nhân tạo đặc biệt để nuôi cá
  • Vì nước Biển Chết ngày nay đã không còn mặn như trước

Sau khi nước từ các con sông đổ vào Biển Chết, quá trình pha trộn giữa nước ngọt với nước mặn không diễn ra lập tức. Đôi khi nước ngọt có thể nổi vô hạn định trên bề mặt nơi đây. Vì thế, cá có thể sống trong lớp nước phía trên cùng của bề mặt của Biển Chết vài ngày. Chúng không bao giờ có thể sống trong Biển Chết. Ảnh: Ben Gurion University.

  • Nơi đây thường hay diễn ra cực quang tuyệt đẹp vào ban đêm
  • Vị trí nằm ở trung tâm sa mạc hoang sơ
  • Du khách xuống tắm có thể nổi lềnh bềnh trên mặt nước mà không cần biết bơi

Không cần bất kỳ phương tiện hỗ trợ bơi lội nào, du khách vẫn có thể tắm biển, tắm nắng tự do tại Biển Chết. Nơi đây là địa điểm có hàm lượng muối cao nhất thế giới. Ảnh: Our Planet.

  • Vì tỷ trọng nước ở Biển Chết cao hơn tỷ trọng cơ thể người
  • Vì Biển Chết rất nông
  • Vì có một loại hóa chất đặc biệt trong Biển Chết
  • Vì hiện tượng bốc hơi ở Biển Chết diễn ra liên tục

Nồng độ muối của Biển Chết là 31,5% (có dao động) khiến tỷ trọng của nước lớn hơn tỷ trọng của cơ thể con người. Vì thế, chúng ta có thể nổi trên bề mặt Biển Chết như một tấm gỗ theo nguyên lý của lực đẩy Archimedes. Ảnh: Big Stock.

  • Vì dịch vụ du lịch nơi đây rất phát triển
  • Vì nơi này có nhiều cảnh đẹp
  • Vì tài nguyên của Biển Chết có thể được dùng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp
  • Vì nơi đây yên tĩnh, thời tiết đẹp và còn giữ được nét hoang sơ

Nước Biển Chết chứa khoảng 21 khoáng chất, bao gồm magie, canxi, brom và kali. Mười hai trong số các khoáng chất này không tìm thấy trong các biển và đại dương khác. Một số chúng được ghi nhận là có ảnh hưởng tới cảm giác thư giãn, có tác dụng dưỡng và trị các vấn đề về da như chàm, vảy nến, hắc hào, ghẻ lở, và mụn. Nước Biển Chết còn giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và làm giảm nhẹ bệnh thấp khớp cũng như các rối loạn trao đổi chất. Ảnh: G Adventures.

  • Do không có sinh vật biển nào giúp duy trì hệ sinh thái của Biển Chết
  • Do thời tiết hạn hán
  • Do ô nhiễm nguồn nước
  • Do một trận động đất lớn

Biển Chết đang nhanh chóng khô cạn và có thể sẽ trở thành quá khứ. Do đợt hạn hán dài từ năm 1960, lượng nước từ sông Jordan đổ vào Biển Chết đã giảm đáng kể. Ảnh: Todd Pitock.



sự thật về biển chết biển chết Israel muối bãi biển du lịch cảnh đẹp

Video liên quan

Chủ đề