Vì sao hay chảy nước mũi trong là bệnh gì

Chảy nước mũi màu vàng là bệnh gì? Mũi chảy dịch vàng hay bị chảy nước mũi màu vàng có cần đi khám bác sĩ? Một số bệnh phổ biến có liên quan đến tình trạng chảy nước mũi màu vàng thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Ví dụ, bệnh cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày, bệnh cúm do virus thường bắt đầu khỏi sau 5 đến 7 ngày, trong khi đó bệnh do vi khuẩn có thể tồn tại từ 7 đến 10 ngày hoặc lâu hơn.

mũi bị chảy nước màu vàng có sao không? Bạn có thể đi khám nếu cảm thấy lo lắng về vấn đề chảy nước mũi màu vàng này của cơ thể, tuy nhiên bạn cũng nên hiểu rằng, màu sắc của nước mũi không phải là cơ sở tốt nhất để quyết định cho việc có nên đến gặp bác sĩ hay không. Thay vào đó, bạn cần chú ý là thời gian mắc bệnh và sự tiến triển của các triệu chứng khác. Cụ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp chảy nước mũi màu vàng có kèm thêm bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Chảy nước mũi màu vàng kèm sốt kéo dài ba hoặc bốn ngày liên tiếp
  • Nhức đầu dữ dội, có thể tập trung xung quanh hoặc sau mắt và đau nhiều hơn khi cúi xuống
  • Đau sau gáy
  • Chảy nước mũi màu vàng kèm sưng tấy hoặc đỏ quanh mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Tâm trạng trở nên cáu kỉnh
  • Nôn mửa liên tục

Những triệu chứng này thường là dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng có thể đã lan rộng đến não và tai. Chính vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Làm sao để tự điều trị chảy nước mũi tại nhà?

Nước mũi màu vàng hay mũi chảy dịch màu vàng phải làm sao? Điều trị chảy nước mũi vàng hay dịch mũi màu vàng như thế nào? Đa số, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng chảy nước mũi màu vàng của bạn. Đối với một vài trường hợp chảy nước mũi màu vàng nhẹ, bạn có thể tự thực hiện các biện pháp đơn giản tại nhà để khắc phục và làm giảm triệu chứng. Ngược lại, khi tình trạng chảy nước mũi màu vàng tương đối nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để tự điều trị chảy nước mũi tại nhà:

  • Đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ nếu mũi chảy nước màu vàng
  • Uống nhiều nước
  • Xịt rửa mũi hằng ngày bằng nước muối để làm loãng dịch nhầy
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm không khí
  • Xông hơi mũi bằng nước nóng
  • Dùng một số loại thuốc không kê đơn để khắc phục triệu chứng như: thuốc chống dị ứng (anti histamine), thuốc xịt thông mũi, thuốc cảm (paracetamol),… lưu ý không nên sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 3 ngày liên tục, trừ khi có chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và các hóa chất độc hại có thể giúp đường mũi không bị kích ứng và viêm.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm nguy cơ bị chảy nước mũi thông qua việc rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi sinh vật gây bệnh, luôn sử dụng khăn giấy khi xì mũi và vứt khăn giấy đã dùng đi ngay lập tức, rửa tay sau khi xì mũi, tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm hằng năm, tránh xa các tác nhân gây dị ứng,…

Chảy nước mũi màu vàng không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan. Điều cần thiết là bạn phải giữ sức khỏe thật tốt, tăng cường tập luyện và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Chảy nước mũi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mũi - Ảnh: Pixabay

Chảy mũi là chứng quan trọng, điển hình thường gặp ở bệnh mũi xoang. Có thể gặp tình trạng chảy nước, chảy mủ, chảy nhầy. Cần đi khám Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân chính xác gây chảy nước mũi và có hướng điều trị kịp thời. 

Khi có tình trạng chảy nước mũi sẽ khiến người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên.

Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản,... thậm chí để lại di chứng cho trẻ như bộ mặt V.A. Khi mắc viêm mũi ngoài chảy mũi còn kèm theo tắc ngạt, đau, sốt, hắt hơi…

Triệu chứng chảy nước mũi và chẩn đoán

Quan sát thấy

  • Chất chảy, xì ra, đọng ở sàn hốc mũi, cửa lỗ mũi, ở khăn tay để xác định là dịch, nhầy hay mủ.
  • Cửa lỗ mũi có nhầy, mủ bám, đóng vảy, da có bị bợt, nứt chân chim, loét.
  • Hốc mũi, sàn mũi có chất xuất tiết ứ đọng.

Nội soi mũi

  • Sàn, khe dưới có dịch nhầy ứ đọng (trong viêm mũi).
  • Khe giữa có mủ (trong viêm xoang).
  • Dịch, nhầy, mủ hảy vảy bám ở cuốn dưới, cuốn giữa, vách ngăn.

Thăm khám họng

  • Soi mũi sau thấy có dịch, nhầy, mủ chảy từ cửa lỗ mũi sau, bám ở thành sau họng.

Khi có một số triệu chứng kể trên, người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng để điều trị sớm, tránh tình trạng viêm nhiễm kéo dài. 

Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Loại chảyDiễn biếnBệnh
Dịch 

Từng lúc, từng cơn

- Viêm mũi dị ứng (theo dị nguyên)
- Viêm mũi vận mạch
Liên tục- Viêm mũi xuất tiết, phù nề.
- Viêm mũi họng thông thường
NhầyCấp, từng đợt- Viêm V.A thường gặp ở trẻ nhỏ
- Viêm mũi xoang cấp ở trẻ em.
Mủ Một bên- Viêm xoang hàm do răng- Dị vật ở mũi

- Ung thư mũi, sàng hàm, NPC.

 Hai bên - Viêm mũi đặc hiệu (lậu, bạch cầu)
- Viêm xoang cấp, viêm nhiễm khuẩn
 Vảy Mạn - Viêm mũi teo: trĩ mũi.
- Viêm mũi đặc hiệu (lao, giang mai)

Xử trí khi bị chảy nước mũi

Rất nhiều người bệnh chủ quan khi bị chảy nước mũi và chờ tự khỏi. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, chảy mũi xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị viêm, gây sưng, phù nề niêm mạc mũi, giảm lượng khí lưu thông, khó thở.

Nếu để lâu, tình trạng càng nặng thêm và viêm nhiễm kéo dài. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa, cũng như có những cách xử trí và chăm sóc tại nhà cho phù hợp. 

Xử trí chung

  • Không để chất nhầy ứ đọng trong mũi: hút sạch (với trẻ nhỏ),xì mũi nhẹ đúng cách.
  • Làm khô, ngưng chảy mũi bằng cách dùng thuốc rỏ mũi, xông hơi mũi, khí dung, chọc rửa xoang hàm: khi mủ chảy từ xoang ra.

Xử trí nguyên nhân

Nội khoa

  • Do dị vật, vận mạch: dùng kháng histamin + hydrocortison, giải mẫn cảm đặc hiệu.
  • Do viêm: cho kháng sinh + vitamin.

Ngoại khoa

  • Chọc rửa, hút xoang.
  • Phẫu thuật xoang.

Khám chữa ở đâu tốt?

Nếu thường xuyên bị hắt hơi, chảy nước mũi sẽ đồng nghĩa với việc lượng không khí đưa oxy cho cơ thể giảm dẫn đến hậu quả là làm việc chóng mệt, hay cáu gắt... sức đề kháng của cơ thể cũng không còn tốt.

Vì thế, để giảm tình trạng này việc thăm khám định kỳ khi có sự thay đổi bất thường của cơ thể là rất cần thiết.

Với tình trạng chảy nước mũi liên tục trong thời gian dài bạn không nên tiếp tục tự điều trị tại nhà nữa mà hãy đến các trung tâm y tế tin cậy để khám và xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy chỉ là một triệu chứng đơn giản nhưng đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh liên quan tới mũi, do vậy bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra.

Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn nơi thăm khám các bệnh liên quan tới tai mũi họng, thì những địa chỉ bệnh viện hay phòng khám dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

  • Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương
    • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai
    • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa An Việt
    • Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Phòng khám Đa khoa Vietlife
    • Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội. 

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa chảy nước mũi. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Bác sĩ tư vấn, khám chữa từ xa về Viêm xoang thông qua cuộc gọi Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề