Vì sao lc độc lập với hợp đồng

LC LÀ GÌ? LC – Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ cam kết trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) nếu nhà xuất khẩu này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

Thanh toán tín dụng chứng từ – Documentary credit (D/C) là một sự thỏa thuận trong đó một NH (Ngân hàng mở Thư tín dụng) cam kết trả một số tiền nhất định cho người khác (số tiền của Thư tín dụng L/C letter of credit) hoặc chấp nhận Hối phiếu (Bill of exchange – B/E) do người này ký phát (trong phạm vi số tiền đó), nếu người này xuất trình cho ngân hàng một Bộ chứng từ thanh toán (Bộ chứng từ về hàng hóa) phù hợp với những quy định của Thư tín dụng (Letter of credit – L/C).

Sơ đồ giao dịch trong thanh toán quốc tế (cho hoạt động ngoại thương)

Vậy Thư tín dụng – Letter of credit (L/C) là gì? nguồn luật điều chỉnh L/C? Những chú ý gì về thủa thuận nội dung của LC?

Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ cam kết trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) nếu nhà xuất khẩu này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

  1. Thư tín dụng và hợp đồng ngoại thương

L/C được thành lập trên cơ sở của HĐ ngoại thương nhưng khi đã phát hành ra rồi thì nó hoàn toàn độc lập với HĐNT.

Tức là, sau khi Hợp đồng ngoại thương đã được ký kết, người mua trên cơ sở các nội dung (các điều khoản của hợp đồng) thỏa thuận được ghi trong hợp đồng đến Ngân hàng (nước nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng này ký phát ra một thư tín dụng để cam kết thanh toán cho người xuất khẩu (dưới sự hướng dẫn và yêu cầu đáp ứng các điều kiện của ngân hàng đưa ra).

Sau khi L/C được phát hành ra rồi, nếu người xuất khẩu đồng ý và chấp nhận những nội dung của nó thì sau này người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ của mình được quy dịnh trong thư tín dụng (không theo hợp đồng nữa – nêu có sự khác nhau giữa L/C và H/Đ)

  1. Luật điều chỉnh thư tín dụng:

UCP 500/600 – Uniform custom and practise for documentary credit – quy tắc thống nhất và thực hành chứng từ.

Hiện nay, chủ yếu là dùng UCP 600 (do ICC phát hành)

  1. Điều kiện để mở thư tín dụng:

Bạn có thể tham khảo thủ tục trình tự dưới đây nhé. “Thủ tục thanh toán bằng L/C nhập khẩu”. Khi nhà nhập khẩu lên ngân hàng yêu cầu mở L/C thì phải thỏa mãn một số các điều kiện sau:

  1. a) Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C

Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, khách hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu NHCTVN mở:

– L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%

– L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, đề nghị Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện.

– L/C phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định để xem xét.

Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.

  1. c) Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm

– Đơn yêu cầu mở L/C

– Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

– Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

– Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

– Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).

– Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)

– Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).

– Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm).

– Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

– Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).

Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản phôtô có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:

– Cam kết thanh toán

– Hợp đồng vay vốn

– Hợp đồng mua bán ngoại tệ

– Đơn xin mở L/C của khách hàng

– Bản giải trình mở L/C

  1. Nội dung của Thư tín dụng:

Dưới đây là một thư tín dụng mẫu mà mình tư vấn một điểm quan trọng cho học viên trong lớp học “Nghiệp vụ kinh doanh Xuất nhập khẩu” mà mình đã từng giảng.

(để bảo mật thông tin, mình xin xóa những nội dung thông tin về khách hàng, ngân hàng,…)

Trong hình trên, tại điều khoản 42C (Draft at): Điều khoản nói về Thời hạn trả tiền (Thanh toán tiền hàng nhập khẩu).

Trong ví dụ này, Điều khoản 42C: ghi: “60 days After sight Bill of exchange and Documents 100% INVOICE value” – tức là:  Người nhập khẩu hàng hóa sẽ thanh toán tiền hàng 100% giá trị hóa đơn cho Người xuất khẩu sau khi nhìn thấy Hối phiếu.

Tôi có hỏi chị học viên như sau: Thế, Công ty chị và khách hàng nước ngoài (Hàn Quốc) làm ăn với nhau lâu chưa? giá trị hợp đồng thường lớn hông?

Chị học viên trả lời: Dạ, Công ty em và đối tác làm ăn được hơn 1 năm rồi? Giá trị hợp đồng chỉ 20.000 – 30.000 USD? LC có vấn đề gì hả Thầy?

Tôi trả lời ngay (sau khi đả dọc kỹ nội dung của LC (bằng tiếng Hàn và tiếng Anh): Mình sẽ chia sẻ cho chị trước 1 lỗi khá quan trọng trong LC này, còn những lỗi khác mình sẽ trao đổi sau.

Tôi chỉ ngay điều Khoản 42C và nói: giả sử theo điều khoản này, tôi là người mua, mua hàng của chị và chị giao hàng ngày 10/5/2015 (theo HĐ, tôi sẽ thanh toán trả sau 60 ngày sau khi nhìn thấy Hối phiếu cho công ty chị và đã đồng ý). Ngày 22/5/2015, Công ty chị giao hàng lên tàu, sau đó lập bộ chứng từ gửi sang bên công ty tôi (bên HÀN QUỐC), và mãi đến 22/8/2015 (3 tháng sau ngày giao hàng) công ty tôi chưa thanh toán công ty chị vẫn không thể kiện, phạt vì thanh toán chậm 1 tháng. Lý do, là tôi vẫn chưa xác nhận là nhìn thấy hối phiếu là ngày nào cả (thậm chí là ngày 22/08/2015, tôi báo với công ty chị là vừa nhận Hối phiếu và đến 22/10/2015, công ty tối sẽ thanh toán cho bên công ty chị). Công ty chị không thể kiện, vì nếu kiện cũng sẽ thua.

Chị hãy về kêu kế toán công ty chị làm đơn yêu cầu phía Khách hàng bên Hàn Quốc sửa lại ngay Điều khoản 42C là: “60 days After Shipment date, 100% INVOICE value”. Thì sau 2 tháng kể từ ngày 22/05/2015 (tức là ngày 22/07/2015) thì đối tác phía Hàn Quốc phải Thanh toán cho công ty bạn, và bạn có thể phạt thanh toán tiền hàng chậm kể từ sau ngày 22/07/2015.

Sang tuần sau, Chị học viên lên chia sẻ: “Khách hàng phía Hàn Quốc phàn nàn là công ty em không tin tưởng công ty họ hay sao mà YÊU CẦU CHỈNH SỬA LẠI NỘI DUNG NHƯ VẬY?”, phải thuyết phục mãi họ mới đồng ý. nhưng Lãnh đạo công ty em đánh giá rất cao về ý kiến bổ sung trong trường hợp này…

Khi nhận được thư tín dụng, chúng ta phải kiểm tra thật kỹ các nội dung các điều khoản của L/C; thậm chí ngay cả từng câu chữ, lỗi chính tả, con số, ngày tháng, … Vì sau này khi giao hàng và lập bộ chứng từ về hàng hóa để yêu cầu khách hàng thanh toán thì phải theo Thư tín dụng, chứ không theo Hợp đồng nữa:

ví dụ: Hợp đồng ghi: điều khoản về hàng hóa: ” Gạo 15% tấm, độ ẩm 10%”

Nhưng L/C lại ghi:  Gạo 10% tấm, 5% độ ẩm” ==> chúng ta phải yêu cầu họ tu chỉnh lại ngay, vì giá gạo 10% tấm, 5% độ ẩm sẽ khác với gạo 15% tấm, 10% độ ẩm…

nhưng nếu bạn nghĩ đây là sai sót và bỏ qua:

Lúc giao hàng, chứng từ của bạn ghi là: “Gạo 15% tấm, 10% độ ẩm” ==> Ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán ngay lập tức vì không đúng với nội dung L/C, hoạc nhà nhập khẩu vịn cớ này mà từ chối nhận hàng hóa của chúng ta hay sẽ ép giá tiếp (nếu thị trường gạo của họ xuống giá).

Mai Thành – TDgroup!

Theo Điều 2, UCP 000 thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù được gọi hoặc mô tả như thế nào mà theo đó không thể hủy ngang và trở thành một cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng về việc thanh toán khi chứng từ xuất trình hợp lệ.

Thư tín dụng thương mại là một văn bản do một Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điểu khoản quy định trong lá thư đó – xuất trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ. Đây là khái niệm L/C theo nghĩa hẹp, trong quá trình phát triển của mình, phạm vi ứng dụng của L/c không ngừng được mở rộng và khái niệm L/C cũng được mở rộng hơn.

Nguyên tắc hoạt động của Thư Tín Dụng

Độc lập

Thư tín dụng có tính chất quan trọng: L/c hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, tức là phải căn cứ vào nội dung và yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/c nhưng sau khi đã mở rồi, L/c lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Ngần hàng mở L/C chỉ căn cứ vào L/c mà thôi. Điều này được qui định rất rõ trong UCP 600.

Điều 4: Thư tín dụng so với hợp đồng

a. Tín dụng thư về bản chất nó là các giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác, mà chính hợp đồng đó là cơ sở cho ra đời thư tín dụng. Các Ngân hàng không hề liên quan gì đến hoặc không hể bị ràng buộc bởi các hợp đồng đó, thậm chí ngay cả khi có bất cứ dẩn chiếu nào đến các hợp đồng đó được ghi trong thư tín dụng.

Trong mội trường hợp, người thụ hưởng không được lợi dụng mối quan hệ hợp đồng đang có giữa các Ngân hàng hoặc giữa người xin mở thư tín dụng với Ngân hàng phát hành.

b. Ngân hàng phát hành nên ngăn chặn khuynh hướng của người xin mở thư tín dụng muốn quy định các bản sao như hợp đồng, hóa đơn báo giá làm cơ sở để mở thư tín dụng hoặc tương tự như vậy là một phần không thể thiếu của thư tín dụng.

Điều 5: Chứng từ so với hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch.

Các Ngân hàng chỉ xem xét trên chứng từ mà không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch mà các chứng từ đó có liên quan đến.

Tuân thủ nghiêm ngặt

Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua (xem Điều 14-UCP 600: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ).

Theo nguyên tắc này Ngân hàng sẽ kiểm tra toàn bộ chứng từ người bán xuất trình hết sức kỹ lưỡng; kỹ đến mức máy móc từng chữ một. Nếu Ngân hàng không phát hiện ra những sai biệt – discrepancy thanh toán nhầm, thì Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nội dung của Thư Tín Dụng

Trong thư tín dụng có những nội dung sau đây:

– Số hiệu; địa chỉ và ngày mở L/c.

– Loại L/C.

– Số tiền của L/C.

– Thời hạn hiệu lực; thời hạn trà tiền và thời hạn giao hàng.

– Những qui định về hàng hóa.

– Những qui định về vận tài; giao nhận hàng.

– Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.

– Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C.

– Những điều kiện đặc biệt khác.

– Chữ ký của ngân hàng phát hành L/C; nếu mở L/C bằng thư.

Các loại thư tín dụng

Thư tín dụng có thể hủy bỏ

Là loại L/c mà ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung họặc có thể hủy bỏ L/c bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/c;loại L/c có thể hủy bỏ này trong thanh toán quốc tế ít được sử dụng, bởi vì L/C có thể hủy bỏ thực chất chì là lời hứa trả tiến chứ không phải là sự cam kết trả tiền chắc chắn.

Thư tín dụng không thể hủy bỏ/không thể hủy ngang

Là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C.
Trước đây L/C không ghi chữ “IRREVOCABLE” thi đương nhiên coi nó là có thể hủy bỏ được, tức là ngân hàng mở L/C muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đồi lúc nào cũng được, không cần phải có sự đồng ý của các bên(UCP 400).

Còn theo UCP 500 thì qui định ngược lại:

Điều 6:

a. Một tín dụng thư có thể

– Hoặc có thể hủy ngang.

– Hoặc không thể hủy ngang.

b. Vì vậy Thư tín dụng phải ghi có thể hủy ngang hay không hủy ngang.

c. Nếu tín dụng không ghi có thể hủy ngang hay không thể hủy ngang thì nó được coi là không thể hủy ngang.

Loại L/C không thể hủy bỏ được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, vì nó đảm bảo quyền lợí cho người xuất khẩu. Đó là loại L/C cơ bản nhất.

Ngoài ra trong từng trường hợp đặc biệt, người ta có thể sử dụng các loại thư tín dụng sau:

– Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận.

– Thư tín dụng không thể hủy bỏ miễn truy đòi.

– Thư tín dụng tuần hoàn.

– Thư tín dụng dự phòng.

– Thư tín dụng thanh toán dần dần.

– Thư tín dụng ứng trước.

– Thư tín dụng có điều khoản đỏ.

– Thư tín dụng chuyển nhượng.

– Thư tín dụng giáp lưng.

– Thư tín dụng đối ứng.

– Thư tín dụng thanh toán.

– Thư tín dụng chấp nhận.

– Thư tín dụng thương lượng.

– Thư tín dụng nhờ thu.

– Thư tín dụng có điều khoản cho phép hoàn trả bằng điện.

– Thư tín dụng có điều khoản không cho phép hoàn trả bằng điện.

Video liên quan

Chủ đề