Vì sao phải phát động cuộc kháng chiến toàn quốc

Câu hỏi

Nhận biết

Vì sao Đảng ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946?


A.

Quân đội Pháp đã mở rộng đánh chiếm Hà Nội, ta không có sự lựa chọn nào khác.

B.

Đó là thời điểm ta đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho kháng chiến, còn Pháp đang gặp khó khăn.

C.

Sự nhân nhượng đã đến giới hạn, dân tộc ta không thể lùi thêm được nữa, ta không có lựa chọn nào khác.

D.

Lúc này quân Pháp vừa mới đến Hải Phòng, chưa kịp củng cố lực lượng, ta chủ động tiến công để tạo thế áp đảo, bất ngờ.

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 131 SGK Lịch sử 12

Đề bài

Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 130, suy luận tìm ra câu trả lời. 

Lời giải chi tiết

Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh. Nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích. Buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp.

- Pháp khiêu khích và tổ chức tiến công ta ở nhiều nơi như Bắc Bộ, Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tố hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam phải giải tán lực lượng, để cho Pháp cai quản Hà Nội.

⟹ Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do… Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19 /12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

1. Nguyên nhân dẫn đến việc đảng và Chính phủ phát động phong trào toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 là do sự bội ước của thực dân Pháp :

– Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn chuẩn bị xâm lược nước ta. oTiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. oTháng 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

– Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở một số nơi.

– Ngày 18 và 19/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, Pháp sẽ chuyển sang hành động.

2. đường lối kháng chiến chống Pháp của đảng :

– Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến.

– 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa ! Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. … Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”.

– Ngày 21/12/1946, Hồ Chủ tịch gửi thư đến nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp và các nước đồng minh, khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Tháng 9/1947, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư đảng Cộng sản đông Dương Trường Chinh được xuất bản.

*Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương đảng (2/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947) là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc theo khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”. Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và ngoại giao.

Kháng chiến trường kỳ : áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kỹ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạch, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm cho thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng.

READ:  Trình bày Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 1? - Lịch Sử lớp 8

Kháng chiến tự lực cánh sinh là chính nhằm phát huy cao độ khả năng tiềm tàng của dân tộc, tránh ỷ lại bên ngoài, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.  đường lối kháng chiến đúng đắn là ngọn cờ để toàn đảng, toàn dân, động viên cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Mở rộng :

Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân ta.

+Sơ lược đôi nét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. +Tính chính nghĩa : nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần vàp thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế thới, vì hòa bình, tiến bộ nhân loại, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ…

+Tính nhân dân : mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng Cộng sản đông Dương…

Trong hai ngày 18 và 19/12/1946 Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng ở làng Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên cả nước. Vào 20 giờ ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”. Cả dân tộc Việt Nam đứng lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Người.

Vì sao phải phát động cuộc kháng chiến toàn quốc
 
Phát lệnh toàn quốc kháng chiến. Ảnh tư liệu  

Sau khi giành được độc lập, dân tộc Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra ba nhiệm vụ chính là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Việt Nam đứng trước thách thức cực kỳ nghiêm trọng, thực dân Pháp dã tâm trở lại xâm lược nước ta. Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 năm 1945 các lực lượng mang danh nghĩa là quân đồng minh vào Việt Nam giải giáp quân Nhật nhưng đều có chung mục đích chống phá cách mạng Việt Nam. Sự có mặt đồng thời của hơn 30 vạn quân gồm quân Trung Hoa dân quốc ở phía Bắc, quân Anh ở phía Nam cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước đã đặt Việt Nam vào một tình thế hiểm nguy.

Ngày 23/9/1945 được sự hỗ trợ giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ tại Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Nhận biết cuộc chiến tranh xâm lược khó tránh khỏi, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt chủ động hoạch định đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến, mặt khác tranh thủ thời gian hòa hoãn củng cố phát triển lực lượng cách mạng. Kiên trì đường lối ngoại giao hòa bình, bày tỏ thiện chí, thực thi những biện pháp linh hoạt, khôn ngoan để giải quyết xung đột, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh. Từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946, ta chủ động hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc, tập trung chống thực dân Pháp ở miền Nam. Khi Pháp và Chính phủ Trung Hoa dân quốc thỏa hiệp đe dọa trực tiếp đến nền dân tộc của Việt Nam, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có đối sách nhạy bén, phù hợp. Từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946 chủ trương hòa với Pháp, đẩy nhanh quân Trung Hoa về nước. Với nhãn quan chính trị sáng suốt và nhạy bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời quyết định kí bản “Hiệp ước sơ bộ” vào ngày 6/3/1946 với những điều kiện có lợi nhất có thể đối với Việt Nam; thể hiện rõ sự nhân nhượng có nguyên tắc: “Đối với Pháp độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”. Nhưng rồi ngay sau khi ký “Hiệp định sơ bộ” thực dân Pháp lật lọng, dùng ưu thế về quân sự hòng lật đổ Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì đấu tranh về ngoại giao, đề nghị phía Pháp mở cuộc đàm phán chính thức ở Pari với mục đích đạt thêm những thỏa thuận mới để củng cố cục diện hòa hoãn, đề cao vị trí quốc tế của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm chính thức nước Pháp nhằm tranh thủ tối đa khả năng hòa bình, dự Hội nghị Việt - Pháp tại Phongtennơblô (Pari) vào ngày 14/9/1946 và đã kí với Chính phủ Pháp văn bản “Tạm ước”. Đây là thể hiện sự nhân nhượng cuối cùng của Việt Nam tranh thủ mọi khả năng để gìn giữ nền hòa bình mong manh, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến cứu nước. Song thực dân Pháp một lần nữa lại phản bội. Ngày 02/11/1946 chúng nổ súng chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng. Ngày 16/12/1946, Mooclie - Chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương đã gửi tối hậu thư tuyên bố: “Quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm trị an Hà Nội chậm nhất là vào sáng 20/12/1946”. Khi thấy khả năng hòa hoãn đã không còn, trên cơ sở thế và lực đã chuẩn bị trong điều kiện cho phép, Đảng ta kiên quyết phát động cuộc kháng chiến toàn quốc với tinh thần: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Vào đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Với nội dung bao quát là: “Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”.

Nội dung của đường lối kháng chiến mang tính khoa học, được xây dựng trên cơ sở thực tế của tình hình, của tương quan lực lượng. Kháng chiến toàn dân là nội dung cốt lõi của đường lối kháng chiến. Kháng chiến toàn diện nhằm khai thác động viên tổng lực mọi sức mạnh và tiềm năng của cả dân tộc để đánh thắng kẻ thù. Kháng chiến lâu dài dựa trên cơ sở so sánh lực lượng giữa ta và địch đang có sự chênh lệch trước mắt không có lợi cho ta, song phải tranh thủ thời cơ củng cố và phát triển lực lượng, từng bước đưa cuộc kháng chiến ngày càng có lợi cho ta, chuẩn bị cho bước phát triển mới của cuộc kháng chiến để giành thắng lợi cuối cùng. Đường lối dựa vào sức mạnh của mình là chính, khai thác tận dụng mọi khả năng, tiềm lực vật chất, tinh thần của dân tộc, lấy nội lực là chủ yếu làm cơ sở để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả ngoại lực, hết sức tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, vì kiến quốc có đạt được những thành quả thì mới đẩy mạnh kháng chiến mau thành công.

Như vậy là sau 15 tháng từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, với sự nỗ lực giải quyết hòa bình bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao không thành, để giữ vững nền độc lập dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm phát động toàn quốc đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung xuyên suốt của đường lối kháng chiến là tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

Với quyết định đúng đắn và kịp thời phát động toàn quốc kháng chiến sau khi đã nỗ lực hết sức để có hòa bình, thể hiện tư duy kiên định của Đảng là giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất Tổ quốc có chiến lược, sách lược, bước đi và phương pháp phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Luôn nêu cao và tranh thủ mọi điều kiện để có hòa bình, hữu nghị, coi trọng đối thoại. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, nhạy bén nắm bắt tình hình và học hỏi những bài học mới của thời đại để vận dụng sáng tạo vào điều kiện của cuộc kháng chiến. Đứng trước khó khăn và thách thức tưởng chừng không thể vượt qua, nhờ có niềm tin mãnh liệt vào lòng yêu nước và truyền thống cách mạng của Nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, đoàn kết được sức mạnh toàn dân tộc.  Phát động toàn quốc kháng chiến và lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi vẻ vang là quyết sách không chỉ mang tầm lịch sử đối với cách mạng Việt Nam mà còn mang tính thời đại, lan tỏa ra thế giới để các dân tộc thuộc địa vận dụng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

T.S Đặng Duy Báu