Vở bài tập Khoa học lớp 5 trang 39

Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ … trong các câu dưới đây cho phù hợp (một từ hoặc cụm từ có thể điền được nhiều chỗ)

thụ thai, thụ tinh, tinh trùng, trứng, hợp tử, phôi, bào thai, em bé
Cuộc sống của mỗi người đều được bắt đầu từ một tế bào sinh dục cái được gọi là …… (của mẹ) kết hợp với một tế bào sinh dục đực gọi là …… (của bố).

Quá trình tinh trùng kết hợp với trúng được gọi là …….

- Trứng đã …… được gọi là ……

- Hiện tượng …… bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi được gọi là quá trình ……

- Hợp tử phát triển thành …… rồi thành …… Bào thai được nuôi dưỡng và lớn lên trong bụng mẹ. Sau khoảng 9 tháng, …… sẽ được sinh ra.

Trả lời:

Cuộc sống của mỗi người đều được bắt đầu từ một tế bào sinh dục cái được gọi là trứng (của mẹ) kết hợp với một tế bào sinh dục đực gọi là tinh trùng (của bố).

Quá trình tinh trùng kết hợp với trúng được gọi là thụ tinh

- Trứng đã thụ tinh được gọi là hợp tử

- Hiện tượng hợp tử bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi được gọi là quá trình thụ thai.

- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Bào thai được nuôi dưỡng và lớn lên trong bụng mẹ. Sau khoảng 9 tháng, em bé sẽ được sinh ra.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Tuổi dậy thì là gì?

  • a. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất.
  • b. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần.
  • c. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội.
  • d. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.

Trả lời:

  • Chọn d.-Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?

  • a. Làm bếp giỏi.
  • b. Chăm sóc con cái.
  • c. Mang thai và cho con bú.
  • d. Thêu, may giỏi.

Trả lời:

  • Chọn c.- Mang thai và cho con bú.

Sử dụng mũi tên nối các khung chữ với nhau để tạo ra các sơ đồ có nội dung sau:

  • Cách phòng tránh bệnh sốt rét.
  • Cách phòng tránh bệnh viêm não.
  • Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 trang 39

Trả lời.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 trang 39

Viết tiếp vào chỗ …. trong sơ đồ phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu dưới đây:

Vở bài tập Khoa học lớp 5 trang 39

Trả lời.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 trang 39

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải VBT Khoa Học lớp 5 Bài 36: Hỗn hợp đầy đủ và rõ ràng dưới đây.

Câu 1 trang 63 Vở bài tập Khoa học 5

Làm thực hành theo yêu cầu ở trang 74 SGK và hoàn thành bảng sau:

(Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị”).

- Chuẩn bị theo nhóm:

+ Vật liệu: muối tinh, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu (đã xay nhỏ) để riêng.

+ Dụng cụ: thìa nhỏ, chén nhỏ.

- Cách tiến hành:

+ Quan sát và nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét, ghi vào báo cáo.

+ Dùng thìa nhỏ lấy từng chất cho vào chén nhỏ (liều lượng tùy theo mỗi nhóm) rồi trộng đều. Trong quá trình làm có thể nếm thử và gia giảm các chất cho hợp khẩu vị.

+ Quan sát và nếm hỗn hợp gia vị đã được tạo thành. Nêu nhận xét và ghi vào báo cáo)

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp

Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp

Muối tinh:

 

Mì chính (bột ngọt)

Hạt tiêu (đã xay nhỏ)

Trả lời:

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp

Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp

Muối tinh: màu trắng, có vị mặn

Muối tiêu: hỗn hợp có vị mặn, ngọt, cay

Mì chính (bột ngọt): màu trắng, có vị ngọt

Hạt tiêu (đã xay nhỏ): có màu đen, trắng; vị cay

Câu 2 trang 63 Vở bài tập Khoa học 5

Viết chữ Đ vào ☐ trước câu trả lời đúng, chữ S vào ☐ trước câu trả lời sai:

Hỗn hợp là gì?

☐ Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

☐ Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi, tạo thành chất mới.

Trả lời:

Đ

Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

S

Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi, tạo thành chất mới.

Câu 3 trang 63 Vở bài tập Khoa học 5

Quan sát các hình trang 75 SGK và điền vào bảng dưới đây tên phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp cho đúng với nội dung được thể hiện trong mỗi hình.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 trang 39

Hình

Phương pháp

Hình 1

 

Hình 2

 

Hình 3

 

Trả lời:

Hình

Phương pháp

Hình 1

Làm lắng

Hình 2

Sảy

Hình 3

Lọc

Câu 4 trang 64 Vở bài tập Khoa học 5

Hoàn thành bảng sau:

Mục đích

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng

   

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

   

Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn

   

Trả lời:

Mục đích

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng

Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước (cát trắng, nước); phễu, giấy lọc, bông thấm nước.

Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa than trong nước qua phễu lọc. Kết quả: các chất rắn không hòa tan được giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phễu xuống chai.

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau (dầu ăn, nước); cốc (li) đựng nước; thìa.

Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước.

Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn

Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo, chậu nước.

- Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.

- Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Khoa Học 5 Bài 36: Hỗn hợp (Đầy đủ nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải VBT Khoa Học lớp 5 Bài 38, 39: Sự biến đổi hóa học đầy đủ và rõ ràng dưới đây.

Câu 1 trang 66 Vở bài tập Khoa học 5

Làm các thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 78 SGK và hoàn thành bảng sau:

(Thí nghiệm: - Đốt một tờ giấy và nhận xét sự biến đổi của tờ giấy dưới tác dụng của ngọn lửa.Chưng đường trên ngọn lửa.)

Thí nghiệm

Mô tả hiện tượng

Giải thích hiện tượng

Đốt tờ giấy

   

Chưng đường trên ngọn lửa

   

Trả lời:

Thí nghiệm

Mô tả hiện tượng

Giải thích hiện tượng

Đốt tờ giấy

Tờ giấy bị cháy thành than.

Tờ giấy đã bị biến thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.

Chưng đường trên ngọn lửa

- Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than.

- Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.

Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không còn giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến thành một chất khác.

Câu 2 trang 66 Vở bài tập Khoa học 5

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

2.1. Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước?

a. Không có hiện tượng gì.

b. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.

c. Vôi sống trở nên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt.

2.2. Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì?

a. Sự biến đổi lí học.

b. Sự biến đổi hóa học.

Trả lời:

Câu hỏi

2.1

2.2

Đáp án

c

d

Câu 3 trang 67 Vở bài tập Khoa học 5

Đánh dấu × vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp.

 

Biến đổi lí học

Biến đổi hóa học

Cho vôi sống vào nước

   

Xé giấy thành những mảnh vụn

   

Xi măng trộn với cát

   

Xi măng trộn với cát và nước

   

Đinh mới ⟶ đinh gỉ

   

Thủy tinh ở thể lỏng ⟶ thủy tinh ở thể rắn

   

Trả lời:

 

Biến đổi lí học

Biến đổi hóa học

Cho vôi sống vào nước

 

×

Xé giấy thành những mảnh vụn

×

 

Xi măng trộn với cát

×

 

Xi măng trộn với cát và nước

 

×

Đinh mới ⟶ đinh gỉ

 

×

Thủy tinh ở thể lỏng ⟶ thủy tinh ở thể rắn

×

 

Câu 4 trang 67 Vở bài tập Khoa học 5

Thực hiện trò chơi “Bức thư bí mật” theo hướng dẫn ở trang 80 SGK và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô.

a) Ta có nhìn thấy chữ không?

b) Muốn đọc “Bức thư bí mật” ta phải làm thế nào?

c) Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học?

Trả lời:

a) Ta không nhìn thấy chữ.

b) Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải hơ nóng bức thư.

c) Nhiệt làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học.

Câu 5 trang 67 Vở bài tập Khoa học 5

Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ nhiệt độ có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

Trả lời:

Ví dụ: - Ở nhiệt độ cao đường cháy biến thành chất khác;

- Khi đun với đá vôi ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc,…

Câu 6 trang 68 Vở bài tập Khoa học 5

Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ ánh sáng cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

Trả lời:

Ví dụ: Quần áo màu khi phơi nắng sẽ bị bạc màu.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Khoa Học 5 Bài 38, 39: Sự biến đổi hóa học (Đầy đủ nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết