Vợ Nguyễn Đức Chung chủ tịch thành phố Hà Nội là ai

Bị cáo Nguyễn Đức Chung nói lời sau cùng trước HĐXX

Thay chồng khắc phục hậu quả

Theo đó, trong lời nói sau cùng của mình, cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Trường Giang đều mong HĐXX chấp nhận đề nghị của đại diện VKS, giảm nhẹ một phần hình phạt cho mình.

Trước đó, cũng trong phiên toà chiều nay, Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn, Chủ tọa phiên tòa thông báo bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ của bị cáo Chung) đã nộp thay bị cáo Nguyễn Đức Chung 15 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Trước đó, chị gái của bị cáo Chung cũng đã nộp 10 tỉ đồng để giúp em trai khắc phục hậu quả.

Theo bị cáo Chung, trên cơ sở gặp gỡ trực tiếp chị gái và vợ, gia đình đã tích cực nộp lại số tiền như Tòa sơ thẩm tuyên buộc bị cáo phải bồi thường.

Trong phần tranh luận, bị cáo Chung nhận thức rõ trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người đứng, đồng thời chịu trách nhiệm khi dự án này chưa được hoàn thành. Với những gì mà bị cáo tìm hiểu, chế phẩm này rất tốt cho môi trường, chỉ bằng 1/5 so với xây dựng nhà máy; vì thế bị cáo Chung mong HĐXX xem xét nội dung này.

Sau khi xuất hiện tình tiết mới trong phần tranh luận, đại diện VKS nhận thấy “cần kết luận lại một số vấn đề”.

Đại diện VKSND cấp cao tại Hà Nội nêu quan điểm giải quyết vụ án tại phiên toà

Cụ thể, đối với kháng cáo của bị cáo Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty Arktic), đến nay, bị cáo và gia đình đã bồi thường đủ số tiền trên 7 tỉ đồng mà Tòa sơ thẩm đã quy kết. Trên cơ sở đó, VKS đề nghị HĐXX cân nhắc, xem xét giảm một phần hình phạt cho bị cáo.

Đối với bị cáo Võ Tiến Hùng (cựu Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội), theo VKS, tuy bị cáo rút kháng cáo, TAND cấp cao tại Hà Nội đã đình chỉ xét xử với bị cáo nhưng trong phiên tòa hôm nay, qua xem xét toàn bộ nội dung vụ án VKS thấy rằng tại thời điểm này, bị cáo và gia đình đã nộp hết toàn bộ số tiền mà Tòa sơ thẩm đã quy kết.

Ngoài khắc phục được toàn bộ số tiền mà Tòa sơ thẩm đã tuyên, theo VKS, bị cáo Hùng còn có đơn xin giảm hình phạt, giảm bồi thường và cũng xuất trình thêm một số tài liệu mới; do vậy căn cứ vào vai trò, chức vụ của bị cáo trong vụ án, VKS đề nghị HĐXX nghiên cứu cân nhắc, giảm nhẹ một phần hình phạt.

Đối với bị cáo Nguyễn Đức Chung, theo quan điểm của VKS, bị cáo Giang và Hùng đã thừa nhận việc có việc bị cáo Chung có chỉ đạo. VKS thấy rằng công ty Arktic thay đổi đăng ký kinh doanh nhiều lần và đều do vợ của bị cáo làm, ngoài ra, vợ của bị cáo Chung còn giả cả chữ ký của cổ đông góp vốn. Như vậy, cấp sơ thẩm xác định đây là công ty gia đình là có căn cứ.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, VKS nhận thấy bị cáo Chung cũng đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc mua bán chế phẩm, trách nhiệm của người đứng đầu. Gia đình bị cáo đã nộp biên lai thu tiền 15 tỉ đồng để khắc phục hậu quả và cũng đồng ý với số tiền 10 tỉ đồng mà chị gái bị cáo nộp trước đó. Như vậy, bị cáo Chung đã hoàn thành nghĩa vu bồi thường. Do vậy, VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm một phần hình phạt.

Cùng với đó, VKS cũng đề nghị HĐXX hủy bỏ các quyết định kê biên tài sản liên quan đến các bị cáo.

Trước quan điểm này của VKS, các bị cáo đều gửi lời cảm ơn và đồng tình khi VKS đã lắng nghe và cân nhắc các tình tiết mới có trong vụ án.

Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩm

HĐXX sẽ tiến hành tuyên án vào 15 giờ 30 phút chiều mai (22/6).

Có hay không việc bàn bạc, ăn chia tại Công ty Arktic

Trước đó, trong gần 1 giờ đồng hồ tự bào chữa cho mình trước HĐXX, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung liên tục khẳng định không có việc bàn bạc với Nguyễn Trường Giang, không cử Giang đi cùng Đoàn tham quan với tư cách là cán bộ ủy ban; công ty Arktic không phải là công ty gia đình…

Cụ thể, theo lời tự bào chữa của bị cáo Nguyễn Đức Chung, khi Nguyễn Trường Giang tham khảo ý kiến, bị cáo có giải thích nhưng hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật, không hề làm lộ bí mật công tác. Ngoài ra, bị cáo Chung cho biết nếu biết được bản nội dung liên quan đến cam kết thỏa thuận của Giang và Công ty Watch Water thì chắc chắn sẽ khuyên Giang không nên làm…

Liên quan đến chế phẩm Redoxy – 3C, theo bị cáo Chung, đây là trường hợp mua vật tư hàng hóa của Công ty Thoát nước Hà Nội nên phải mua theo hình thức đặt hàng, không thể mua trực tiếp của Công ty Watch Water. Để kinh doanh Redoxy - 3C thì Ủy ban cũng không thể cho Công ty Thoát nước mở rộng kinh doanh, không được kinh doanh ngoài ngành. Vì vậy, cựu Chủ tịch đề nghị HĐXX xem xét khách quan, toàn diện nội dung này.

Về những nội dung xoay quanh cáo buộc Công ty Arktic là “công ty gia đình”, bị cáo Chung một lần nữa khẳng định: “Chúng tôi (tôi, vợ, con trai) không hề có 1 đồng góp vốn vào vốn điều lệ của công ty này. Theo Luật Doanh nghiệp, không có khái niệm “công ty gia đình’”. Như vậy, ở nội dung này, bị cáo Chung tiếp tục đề nghị HĐXX làm rõ xem có hay không việc bàn bạc, ăn chia tại Công ty Arktic.

Bị cáo Nguyễn Trường Giang

Theo luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy những cá nhân tại Công ty Arktic chỉ là ghi danh, không có thật, không hưởng phần sở hữu vốn. Suốt từ tháng 7.2016 đến nay, toàn bộ Công ty Arktic chưa bao giờ phân chia lợi nhuận. Từ đó không thể nói Công ty Arktic là công ty gia đình. Vậy lợi ích ở đây là gì?

Tuy nhiên, theo nội dung vụ án, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ của bị cáo Chung) thành lập Công ty Arktic, đã góp đủ 5 tỉ đồng vốn điều lệ nhưng đứng tên người khác. Tháng 6, tháng 7. 2016, bà Hoa làm giả hồ sơ chuyển nhượng vốn góp để thay đổi thành viên góp vốn, từ 2 người đứng tên ban đầu sang cho Nguyễn Trường Giang. Trong đó, Giang đứng tên sở hữu 60% vốn góp.

Kết quả điều tra xác định không có việc mua, bán, không có việc thanh toán tiền giữa các bên chuyển nhượng phần vốn góp. Ngay sau khi Arktic thực hiện thủ tục nhập mẫu chế phẩm Redoxy – 3C thì Nguyễn Đức Chung đã đề nghị ông Lê Hoàng Thanh (bạn của Chung) lấy tên vợ của ông Thanh, là bà Nguyễn Thị Bích Hằng để làm thủ tục nhận chuyển nhượng 40% vốn điều lệ của Công ty Arktic, và bà Hằng đứng tên thành viên góp vốn thay cho con trai của ông Chung. Như vậy, xác định gia đình Nguyễn Đức Chung sở hữu 40% vốn điều lệ Công ty Arktic.

Tiếp tục tranh luận về vấn đề thiệt hại trong vụ án, vị luật sư cho rằng Bản án sơ thẩm đã bỏ đi phần chi phí có thật, hợp pháp (chi phí bảo hiểm; chi phí quản lý doanh nghiệp; khoản phí để quảng cáo – 5%; khoản lợi nhuận hợp pháp). Như vậy, án sơ thẩm đã bỏ lọt các chi phí có thật.

Ngoài ra, luật sư bào chữa cho bị cáo Chung cũng đề nghị VKS, HĐXX cân nhắc, xem xét về giám định thiệt hại, giám định hành vi để cân nhắc, đánh giá toàn diện hành vi của bị cáo Chung, cũng như xác định thiệt hại trong vụ án.

Sáng 20/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo kêu oan của ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Phiên tòa dự kiến kéo dài 3 ngày, do thẩm phán Nguyễn Văn Sơn, Chánh tòa kinh tế làm chủ tọa.

Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Đức Chung có đơn cho rằng án sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là không đúng, oan.

Bị cáo Nguyễn Đức Chung tại tòa, sáng 20/6. Ảnh: X.A.

Bị cáo Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty Thương mại Dịch vụ Arktic cũng kháng cáo, cho rằng án sơ thẩm 4 năm 6 tháng tù với mình là quá nặng; đề nghị cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt.

Tương tự, bị cáo Võ Tiến Hùng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cũng xin cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm 4 năm tù của mình theo hướng nhẹ hơn. Ngoài ra, ông Hùng cho rằng số tiền mình phải phải bồi thường là quá nhiều, cần xem xét lại. Tuy nhiên, đến trước phiên tòa  này, ông Hùng đã có đơn xin rút kháng cáo.

Ngoài 3 bị cáo, tòa án triệu tập nhiều người, đơn vị có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, đại diện Công ty Arktic không có mặt còn bà bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ ông Chung) xin được xét xử vắng mặt. 

Bị cáo Nguyễn Đức Chung không có ý kiến gì về việc vắng mặt của vợ mình cũng như một số người. Tuy nhiên, các luật sư đề nghị triệu tập thêm một số người như ông Nguyễn Thế Hùng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội; một số điều tra viên...

Sau hội ý, chủ tọa cho rằng ông Nguyễn Thế Hùng và một số người liên quan đã có lời khai tại giai đoạn điều tra nên không cần thiết triệu tập. Khi chủ tọa nói xong, bị cáo Nguyễn Đức Chung xin phát biểu, đề nghị triệu tập ông Phạm Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội. Chủ tọa bác bỏ, cho hay ông Bình đã có lời khai trong hồ sơ, nếu cần thiết sẽ triệu tập sau nên tòa tiếp tục làm việc.

Cả 3 bị cáo trong vụ đều kháng cáo. Ảnh: X.A.

Trước đó, tháng 12/2021, TAND Hà Nội phạt Hùng 4 năm tù; Giang 4 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Bị cáo Nguyễn Đức Chung phải nhận 8 năm tù, cộng án cũ trong vụ chiếm đoạt tài liệu mật bằng 13 năm tù.

Về dân sự, ba bị cáo phải liên đới bồi thường 36,1 tỷ đồng cho nguyên đơn là Công ty Thoát nước Hà Nội. Trong đó, ông Chung 25 tỷ đồng; Giang 7,1 tỷ; Hùng 4 tỷ; ông Chung được khấu trừ 10 tỷ đồng đã nộp, Giang được trừ 1 tỷ đồng.

Án sơ thẩm thể hiện, UBND TP Hà Nội có chủ trương, mục đích làm trong sạch môi trường thủ đô, xử lý nước sông hồ là đúng và rất tốt. Việc tổ chức đoàn tham quan nước ngoài, mời chuyên gia khảo sát lấy mẫu về thử nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm dành riêng cho Hà Nội cũng là chủ trương đúng. Tuy nhiên, cách thức, quy trình triển khai của các bị cáo là sai trái, không trong sáng, có hành vi vụ lợi.

Cụ thể, Nguyễn Đức Chung với vai trò Chủ tịch Hà Nội đã đề nghị Công ty Watch Water (Đức) nghiên cứu chế phẩm Redoxy-3C để làm sạch nước ao hồ cho Hà Nội. Ông mong muốn đây là sản phẩm độc quyền của thành phố và Watch Water sau đó đồng ý bán giá "ưu đãi" 8,5 Euro/kg.

Sau khi thử nghiệm 100 kg chế phẩm đầu tiên, ông Chung "chỉ đạo miệng" Tổng giám đốc Võ Tiến Hùng phải "mua chế phẩm Redoxy-3C qua Công ty Arktic". Đây là doanh nghiệp do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa thành lập, góp 5 tỷ đồng và để Giang cùng một người khác đứng tên.

Cựu chủ tịch thành phố còn ban hành thông báo đàm phán mua độc quyền chế phẩm từ Đức, nhưng lại chỉ đạo ông Hùng không mua trực tiếp với giá ưu đãi, mà mua thông qua Arktic.

Như vậy, chế phẩm Redoxy-3C được sản xuất theo đơn đặt hàng của Hà Nội nhưng sau đó Công ty Watch Water lại ký văn bản thỏa thuận để Công ty Arktic phân phối độc quyền.

Năm 2016-2019, theo chỉ đạo và được ông Chung tạo điều kiện, Arktic đã nhập khẩu hơn 489.000 kg chế phẩm Redoxy-3C với chi phí hơn 115 tỷ đồng. Arktic bán lại cho Công ty Thoát nước Hà Nội giá hơn 151 tỷ đồng, gây thiệt hại 36,1 tỷ đồng cho nhà nước.

Video liên quan

Chủ đề