Vũ khí thô sơ tiếng anh là gì

Theo Pháp lệnh 16/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng phát hiện rất nhiều vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, dao sàn chảy, roi sắt, dùi cui, côn sắt, dao bấm... Khi xử lý người vi phạm, cơ quan chức năng thường áp những loại “hàng” này vào mục “vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ” và thường thì người vi phạm chấp hành, nộp phạt; rất ít người phản ứng vì cảm thấy không “oan”. Nhưng đó chỉ là đối với người buôn bán, vận chuyển, tàng trữ với số lượng lớn hoặc nhiều loại khác nhau, còn đối với người chỉ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ một hoặc hai loại thì việc xử lý của cơ quan chức năng và người thi hành công vụ sẽ gặp khó khăn.

Vừa qua, Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội tạm giữ và phạt anh Vũ Viết Ngọc 6,5 triệu đồng vì đã có hành vi mang một con dao tông (lưỡi dao bằng dài gần nửa mét, rộng hơn 5 cm). Theo công an, con dao này thuộc diện vũ khí thô sơ nên anh bị phạt mức tiền trên. Sau đó, có luật sư cho rằng dù dao tông không được liệt kê trong Pháp lệnh số 16/2011 của UBTV Quốc hội nhưng xét về mức độ nguy hiểm khi sử dụng, nó không thua gì mã tấu nên cũng đồng tình với việc xử phạt của công an. Tuy nhiên, liệu con dao tông mà anh Ngọc mang theo có phải là vũ khí thô sơ?

Việc xác định một vật dụng có phải là vũ khí thô sơ hay không phải căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không thể suy diễn theo ý chí chủ quan của người này hay người khác. Rà trong các quy định, chúng ta thấy Nghị định số 47 ngày 12/8/1996 của Chính phủ (về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ) khái quát các loại vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại... (có dấu chấm lửng). Do có “dấu chấm lửng” này nên tại điểm D khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP, ngày 12-8-1996) quy định: “Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định”.

Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 47 được nâng tầm lên thành Pháp lệnh số 16/2011 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) thì đến nay, cơ quan chức năng chưa có văn bản hướng dẫn. Theo Luật Ban hành văn bản thì từ ngày 1/1/2012, mọi quy định tại Nghị định số 47 cũng như các hướng dẫn thi hành Nghị định 47 (nếu có) đều không có giá trị thi hành. Việc xác định thế nào là “vũ khí thô sơ” nhất thiết phải căn cứ Pháp lệnh số 16/2011 của UBTV Quốc hội nên các cơ quan chức năng chỉ có thể căn cứ vào các quy định của pháp lệnh này để xử lý những trường hợp vi phạm.

Theo quy định trong pháp lệnh, vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ. (Chấm hết, không có dấu chấm lửng như Nghị định 47). Đây là quy định cứng, tránh việc áp dụng tùy tiện và chỉ các loại “hàng” được quy định trong pháp lệnh mới được coi là “vũ khí thô sơ”. Nếu có hướng dẫn, cơ quan chức năng hướng dẫn cũng chỉ có thể quy định: Thế nào là dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ và mỗi thứ bao gồm những loại nào chứ không thể thêm vào các loại khác mà pháp lệnh không liệt kê. Ví dụ: Nghị định 47 quy định: đinh ba, côn các loại là “vũ khí thô sơ” nhưng nay pháp lệnh không quy định “đinh ba, côn các loại” là vũ khí thô sơ nữa thì các cơ quan chức năng cũng không được coi “đinh ba, côn các loại” là vũ khí thô sơ.

Các băng nhóm đang dùng nhiều loại “hàng” mà pháp lệnh không liệt kê nhưng tính chất nguy hiểm của nó không thua gì vũ khí thô sơ. Vì vậy, cơ quan chức năng sớm giải thích thế nào là mã tấu, kiếm, chùy… theo pháp lệnh để tránh việc tranh cãi.

Theo Pháp luật TP HCM

Dao găm có phải vũ khí thô sơ không? Các loại dao bị cấm? Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng, quản lý vũ khí? Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ?

Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển và bên cạnh đó thì những tệ nạn xã hội cũng đang ngày càng gia tăng. Đặc biết là những tê nạn như trộm cắp, cướp giật, giết người chiếm đoạt tài sản,… Chính bởi vì vậy mà số lượng nạn nhân ngày càng nhiều và điều này cũng khiến cho mọi người lúc nào cũng trong tâm lý phòng vệ để nhằm mục đích có thể bảo vệ chính mình và người thân. Ta thấy được rằng, có rất nhiều người, nhất là giới trẻ mang dao găm theo bên mình để nhằm mục đích phòng thân mà không biết rằng việc làm này có vi phạm pháp luật hay không. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dao găm có phải vũ khí thô sơ không? Các loại dao bị cấm?

Vũ khí thô sơ tiếng anh là gì

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ năm 2017.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Dao găm có phải vũ khí thô sơ không?
  • 2 2. Các loại dao bị cấm:
  • 3 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng, quản lý vũ khí:
  • 4 4. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ:

Ta hiểu về vũ khí như sau:

Vũ khí được quy định cụ thể ở Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ năm 2017 với nội dung như sau:

Vũ khí được định nghĩa chính là phương tiện, trang thiết bị được chế tạo; sản xuất ra và nó có khả năng mang lại nguy hiểm gây sát thương cho tính mạng; sức khỏe con người hay nó sẽ có sức phá vỡ cơ sở vật chất hạ tầng nghiêm trọng.

Vũ khí được chia làm 5 loại cụ thể đó là các loại sau đây:

– Thứ nhất: Vũ khí quân dụng được sản xuất và nhằm để trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân cũng như các lực lượng khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ năm 2017 để các chủ thể thi hành công vụ; bảo vệ đất nước bao gồm các loại sau: súng cầm tay (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên…); vũ khí hạng nặng (máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa…); bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, đạn sử dụng cho các loại vũ khí khác.

– Thứ hai: Súng săn là súng được dùng nhằm mục đích để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, đạn sử dụng cho nó.

Xem thêm: Mua súng bắn bi sắt có vi phạm pháp luật không?

– Thứ ba: Vũ khí thô sơ được hiểu là loại vũ khí có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và nó được sản xuất với khả năng sát thương so với vũ khí quân dụng là sẽ thấp hơn; sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hạ tầng cơ sở của các loại vũ khí thô sơ hầu như không có mà chỉ ảnh hưởng tới tính mạng con người nếu như nó được sử dụng sai mục đích. Vũ khí thô sơ cụ thể như dao găm, kiếm, giáo, mác, thương; lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

– Thứ tư: Vũ khí thể thao được hiểu cơ bản chính là loại vũ khí dùng trong hoạt động thi đấu; luyện tập thể thao cụ thể như súng trường hơi, súng thể thao, súng bắn đĩa bay, súng ngắn hơi….

– Thứ năm: Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự được hiểu là loại vũ khí sản xuất không theo tiêu chuẩn kĩ thuật hợp pháp nào. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự có khả năng gây ảnh hưởng tới con người, cơ sở vật chất tương tự như các loại vũ khí khác.

Dao găm có phải vũ khí thô sơ không?

Ta nhận thấy, theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 quy định nội dung cơ bản như sau:

” Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.”

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì vũ khí thô sơ gồm: Súng hơi, cung nỏ, dao găm, lưỡi lê, giáo, mác, đinh ba, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc vật rắn, các loại côn.

Vậy, chúng ta cũng sẽ có thể khẳng định, dao găm (loại dao có mũi rất nhọn  thường dùng để đâm, cắt hoạc các loại dao có thiết kế tương tự) được pháp luật xếp vào là loại dao được coi là vũ khí thô sơ.

2. Các loại dao bị cấm:

Theo Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 đã quy định về hành vi bị nghiêm cấm đó là cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định; nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí trừ vũ khí thô sơ bao gồm các loại sau đây: dao găm, kiếm, giáo, mác; thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải mọi trường hợp các chủ thể là những cá nhân đều có quyền sở hữu vũ khí thô sơ; vì thế các chủ thể cũng sẽ cần hiểu rõ luật để sử dụng. Khoản 1 Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sẽ chỉ cho phép các chủ thể là những cá nhân được sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích là trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Bên cạnh đó thì các cá nhân có thể mang một số đồ để tự vệ cụ thể như: móc khóa chích điện tự vệ, móc khóa báo động tự vệ cá nhân; móc khóa dao mini có lưỡi dao 6cm, đèn pin, còi báo động và một số các loại đồ vật khác.

Xem thêm: Xử phạt hành vi tàng trữ vũ khí thô sơ không có giấy phép

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng, quản lý vũ khí:

Vũ khí theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bao gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Vũ khí sẽ chỉ được sử dụng vũ khí khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đó cũng chính là lý do quy định tại Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 cấm các hành vi sử dụng và quản lý vũ khí. Cụ thể như sau:

– Thứ nhất, nghiêm cấm các chủ thể là những cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để nhằm thực hiện việc trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

– Thứ hai, nghiêm cấm việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu; nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ; tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để nhằm thực hiện việc lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.

– Thứ ba, nghiêm cấm mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào; ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm; khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

– Thứ tư, nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản; quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, pháp luật nước ta đã nghiêm cấm các chủ thể thực hiện các hành vi được nêu cụ thể bên trên. Việc các chủ thể thực hiện các hành vi này là vi phạm pháp luật. Và căn cứ và tình chất cũng như mức độ của hành vi mà các chủ thể sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.

4. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ:

Bởi vì tính chất và đặc điểm của các loại vũ khí thô sơ mà pháp luật nước ta cũng đã có quy định rất rõ các đối tượng được phép trang bị vũ khí thô sơ. Dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 quy định cụ thể đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:

Xem thêm: Có được mua và sử dụng dùi cui điện để phòng thân không?

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là quân đội nhân dân.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là dân quân tự vệ.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là cảnh sát biển.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là công an nhân dân.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là cơ yếu.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là kiểm lâm, Kiểm ngư.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là an ninh hàng không.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

Xem thêm: Mang theo dao găm đi phượt bị xử lý như thế nào?

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.

– Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

Như vậy, các đối tượng được nêu cụ thể bên trên sẽ được trang bị vũ khí thô sơ. Việc trang bị vũ khí thô sơ cho các đối tượng này là vô cùng cần thiết, giúp đảm bảo cho các chủ thể có thể thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thủ tục thực hiện việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.