Vườn quốc gia yok đôn thuộc tỉnh nào năm 2024

Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia.

Vườn quốc gia yok đôn thuộc tỉnh nào năm 2024

Một góc vườn quốc gia Yook Đôn - Ảnh: www.vncreatures.net

Cơ quan / cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quy mô diện tích: Được mở rộng với diện tích 115.545 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426 ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172 ha. Vùng đệm: có diện tích 133.890 ha, bao gồm các xã bao quanh Vườn quốc gia. Mục tiêu và nhiệm vụ 1. Bảo tồn các giá trị khoa học đối với hệ động vật, thực vật điển hình của khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là các loại thú lớn như: Voi, Bò tót, Bò rừng, Hổ, Báo, Mang lớn,... 2. Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của VQG, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, bảo tồn về động vật, thực vật điển hình của khu vực Tây Nguyên. Đồng thời tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phục vụ việc đào tạo, tham quan học tập theo Quyết định 08/2001/QĐ-TTg ngày 11-01-2002 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Khai thác thế mạnh cảnh quan thiên nhiên về phát triển du lịch sinh thái, hướng dẫn giúp đỡ người dân trong vùng tạo việc làm, tham gia vào các hoạt động du lịch để không ngừng cải thiện đời sống cho đồng bào, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh vùng biên giới của tổ quốc.

Hoạt động du lịch: Yook Don có mức độ đa dạng sinh học cao nên rất có tiềm năng về du lịch sinh thái. Đến với Yook Don du khách có thể đi dọc sông Sêrêpốc bằng thuyền để ngắm Vườn quốc gia hay có thể cưỡi voi đi theo các tuyến du lịch độc đáo. Bạn có thẻ đến thăm bản Đôn với đa số người dân tộc Lào có nghề săn voi truyền thống và các phong tục đậm đà bản sắc, hay thưởng thức những ly rựu cần...Hay có thể ngủ lại trong những nếp nhà tranh, đắm mình trong những đêm họi Êđê, M'nông... Cánh Buôn Ma Thuột 40 Km và TP. Hồ Chí Minh nửa ngày đường đầy là điểm du lịch tiềm năng

Các giá trị đa dạng sinh học:

Hệ thực vật:

Ẩn chứa đựng một hệ sinh thái rừng khộp rộng lớn. Bảo tồn một hệ sinh thái độc đáo điển hình cho 3 nước Đông Dương. Đồng thời Vườn sẽ trở thành một bảo tàng sống sinh động cho việc nghiên cứu nguồn gốc lịch sử tiến hoá, diễn thế và mối quan hệ giữa rừng thường xanh với rừng khộp và giữa rừng khộp với rừng nửa rụng lá. Các loài cây thường gặp gồm: Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifolius , Dầu lông, Dầu đồng, Cẩm liên Shorea siamensis , Cà Chắc Shorea obtusa và Chiêu liêu nghệ Terminalia nigrovenulosa. Giáng hương quả to Pterocarpus macrocarpus, Gõ mật Sindora siamensis, Lát hoa Chukrasia tabularis, Cẩm lai bà rịa Dalbergia bariaensis, Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Cẩm lai vú Dalbergia mammosa, Cốt toái bổ Drynaria fortunei. Rừng thưa cây lá rộng rụng lá hơi khô nhiệt đới . Các loài cây trên đều là cây gỗ quý và thuộc loại gỗ cứng dùng nhiều trong xây dựng. Chúng có đặc tính hình thái chung là vỏ dày, chịu lửa rất tốt nên có thể sống sót sau nạn lửa rừng thường xuyên xảy ra vào mùa khô. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp : Cây gỗ đặc trưng của kiểu rừng này là cây Săng đào Hopea ferrea và Sao đen Hopea odorata. Ven các sông suối là rừng hành lang với ưu thế của 2 loài Tre.

Vườn quốc gia yok đôn thuộc tỉnh nào năm 2024

Lòng mức hoa đỏ - Wrightia coccinea - Ảnh: www.vncreatures.net

Hệ động vật:

Vườn Quốc gia Yook Đôn hiện rất đa dạng về thành phần và giàu về số lượng, đặc biệt là thú móng guốc. Thống kê bước đầu có 377 loài thuộc 33 bộ khác nhau, bao gồm lớp thú (68 loài), lớp chim (247 loài), lớp bò sát (46 loài), lớp lưỡng cư (16 loài), được phân bố khá tập trung theo những quần thể hay bầy đàn ở những khu vực nhất định, như núi Yook Đôn, Yook Đa, khu vực suối Đăc Na, Đăc Nor. Mặc dù vậy, tính đặc hữu không cao, mới chỉ phát hiện có 2 loài phụ là Gà lôi vằn Lophura nycthemera, Gà so họng hung Arborophila rufogularis thuộc họ Trĩ Phasianidae. Ngoài các yếu tố trên, khu hệ động vật của vườn hiện có 54 loài quý hiếm, trong đó có loài mới phát hiện là Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis và Chó rừng Canis aureus. Một số loài thú lớn có giá trị cao như Trâu rừng, Bò xám và Vượn má hung được coi là những loài đã bị tuyệt chủng.