Xe ô tô việt nam sản xuất giá bao nhiêu

Nếu ở nhiều quốc gia, việc mua một chiếc ô tô chỉ đơn thuần là kiếm một phương tiện đi lại thông dụng và không quá phức tạp thì ở Việt Nam đó là một việc trọng đại và đôi khi cũng là một tài sản lớn đối với mỗi gia đình.

Hiện nay, một chiếc ô tô tại Việt Nam đầu tiên phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe. Thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%.

Nếu bạn mua xe nhập khẩu sẽ phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu là 50% tại thời điểm hiện tại.

Nhiều người khi mua xe phải bỏ công chọn màu phong thuỷ, chọn ngày giờ đẹp lấy xe và quan trọng hơn cả là phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, thậm chí ngang với cả một gia tài. Trên thực tế, giá bán niêm yết của các nhà sản xuất đã bao gồm trong đó đủ loại thuế và phí. Tuy nhiên, giá bán đưa ra bởi các đại lý bán xe mới chỉ bao gồm một phần chi phí để nhận được chiếc xe.

Ô tô ra đường còn phải chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo từng địa phương. Phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật... Phí bảo trì đường bộ đóng hai lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT. Chưa hết, còn một loạt phí khác như phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn.

Với việc Bộ Tài chính tính thu thêm loại phí mới là phí thử nghiệm khí thải nói trên, một chiếc ô tô muốn lăn bánh được tại Việt Nam phải chịu 3 khoản thuế chính và hàng chục khoản phí các loại.

Ngoài giá bán, người mua xe phải trả thêm nhiều chi phí khác. Chẳng hạn, một chiếc xe Toyota Vios 1.5MT có giá niêm yết là 595 triệu đồng nhưng để hoàn tất mọi thủ tục để có thể lăn bánh trên đường, khách hàng sẽ phải chi trả 658 triệu đồng, tăng 11% so với ban đầu.

Danh sách những loại thuế áp dụng trên một chiếc ôtô tại Việt Nam:

- Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.

- Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.

Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường:

- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy địa phương.

- Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (tùy địa phương).

- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiểm định).

- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 100.000 đồng (một lần cấp).

- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ô tô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.

- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).

- Phí xăng dầu.

- Phí thử nghiệm khí thải.

- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.

- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Như vậy, trước khi quyết định mua xe, bạn nên tham khảo và ước tính trước những khoản tiền sẽ phải chi trả, đặc biệt là nếu bạn mua xe trả góp hãy tính toán kỹ số tiền thực trả sau cùng cũng như chi phí hàng tháng. Ngoài ra, sẽ không thừa khi bạn chuẩn bị tâm lý về việc sẽ phải nuôi xe hàng tháng với các khoản tiền như xăng dầu, gửi xe hay bảo dưỡng sửa chữa chiếc xe của mình.

Giá xe ô tô ở Việt Nam có mức cao so với nhiều nước do thuế, phí cao và sản lượng sản xuất thấp - Ảnh: N.AN

Đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức đồ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu được Bộ Công Thương tiến hành mới đây theo chỉ đạo của Chính phủ, đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong phát triển ngành công nghiệp ô tô, những thách thức để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm này.

Đến nay, cả nước có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Năm 2022, tổng công suất lắp ráp của các nhà máy xe ô tô tại Việt Nam theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm.

Giá xe cao

Bộ Công Thương đánh giá, ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. Phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra.

Tuy vậy, tổng sản lượng xe sản xuất trong nước năm 2020 đạt 323.892 chiếc. Đến nay, tỉ lệ nội địa hóa với xe buýt đã đạt 60%, xe tải đạt 35-40%, xe con có tỉ lệ bình quân 25%.

Giá bán xe tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, trong đó cao hơn gần 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia. Thậm chí, con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ và Nhật Bản.

Bộ này cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao là do thuế và phí cao, sản lượng trong nước thấp khi hiện nay các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.

Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự bằng xe nhập khẩu; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Theo đó, mặc dù ngành công nghiệp ô tô cơ bản đạt mục tiêu về tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đề ra với xe buýt và xe tải. Tuy nhiên, tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước với xe đến 9 chỗ chưa đạt mục tiêu đề ra, kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu.

Tỉ lệ nội địa hóa thấp

Trong các bộ phận sản xuất ô tô, các sản phẩm đã được nội địa hóa chỉ có săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây diện, ắc quy, sản phẩm nhựa… Trong khi có tới 80-90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật, vật liệu làm khuôn mẫu… cơ bản phải nhập khẩu với kim ngạch 5 tỉ USD.

Năng lực yếu kém của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm, theo Bộ Công Thương. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn, thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi, chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỉ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đánh giá về nguyên nhân khiến cho ngành ô tô chưa thực sự đạt tiêu chí, Bộ Công Thương cho rằng do dung lượng thị trường nội địa hạn chế. Thị trường nhỏ và bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp, nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp phụ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất ô tô ở nước ngoài.

GDP bình quân đầu người giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân sở hữu ô tô. Bởi theo tính toán, mức bình quân phải đạt 4.000 USD/năm mới có thể thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp ô tô. Trong khi các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã có chính sách thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, gây sức ép cạnh tranh lên ngành ô tô Việt Nam.

Chủ đề