Bà bầu ăn hải sản có tốt không

Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết

Lợi ích của hải sản

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.

 

Bà bầu ăn hải sản có tốt không
Bà bầu ăn hải sản có tốt không

Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu

Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

Những điều cần tránh

– Bà bầu cần tuyệt đối tránh đồ ăn biển sống

– Bà bầu cần tuyệt đối tránh ăn những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Salmonella, Toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

– Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản

Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.

Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?

Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?

  • Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.
  • Một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản.
  • Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…
  • Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.

Lưu ý: Không nên ăn quá hàm lượng trên trong tuần vì phần lớn đồ hải sản thường mặn do vậy sẽ không tốt cho quá trình mang thai. Có thể gây ra phù nhiều ở cuối thai kỳ hoặc có hại cho những thai phụ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch v.v.

Hải sản được xem là nguồn thực phẩm cung cấp nguồn dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé từ khi con còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ không ăn đúng cách và khoa học sẽ gây ra nhiều tình trạng bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Hải Sản Hoàng Gia hiểu cách chọn đúng các loại hải sản khi nạp vào cơ thể thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. HẢI SẢN TỐT CHO PHỤ NỮ MANG THAI LÀ NHỮNG HẢI SẢN NÀO?

Hải sản là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho tất cả chúng ta nếu biết cách tiêu thụ hợp lý. Chẳng hạn, phụ nữ mang thai nên ăn hải sản như thế nào?

  • CÁC LOẠI CÁ CHỨA NHIỀU PROTEIN VÀ GIÀU CHẤT SẮT:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở các mẹ bầu là do thiếu sắt. Việc nạp đầy đủ protein và chất sắt trong giai đoạn đầu thai kì là vô cùng cần thiết. Các mẹ có thể lựa chọn các loại cá an toàn như Cá Hồi Na Uy, Cá Bơn Hàn Quốc,... vào thực đơn của mình.

 

  • TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CÙNG TRỨNG CÁ HỒI 

Trứng cá hồi có giá trị dinh dưỡng không hề kém cạnh các loại thực phẩm khác như trứng, cá, thịt, sữa,... Các mẹ bầu có thể ăn trứng cá hồi để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, việc ăn trứng cá hồi đều đặn sẽ giúp cải thiện làn da các mẹ trong quá trình mang thai

 

  • NẠP CANXI TỪ TÔM

Thịt tôm cung cấp 1 lượng dưỡng chất quan trọng như Canxi, Omega-3, DHA, EPA,... rất tốt cho cơ thể. Trong tôm dồi dào Canxi sẽ giúp mẹ bầu cải thiện xương chắc khỏe, tránh hiện tượng nhức mỏi, khó chịu trong giai đoạn giữa và đầu thai kì.

 

2. HÃY ĂN HẢI SẢN ĐÚNG CÁCH

Các dưỡng chất như Omega-3, Vitamin, Protein,… chứa nhiều lượng lớn trong mỗi loại hải sản. Chẳng hạn, nhiều người bảo ăn cua và tôm sẽ bổ sung được nhiều Canxi, trong khi cá là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều Omega-3. Dù đánh giá hải sản tốt cho sức khỏe cơ thể như thế nào thì việc hấp thụ thực phẩm của mỗi người là khác nhau, nên hãy "nạp" hải sản 1 lượng vừa đủ.

 

3. PHỤ NỮ MANG THAI NÊN ĂN HẢI SẢN NHƯ THẾ NÀO?

Mang thai, các chị em phụ nữ cảm thấy rất hạnh phúc và nhiều hơn nữa là em bé được khỏe mạnh. Do đó, các bà bầu luôn săn đón những món ăn bổ dưỡng và tốt cho thai nhi.

 

Việc tìm hiểu tên thực phẩm và cách chế biến sao cho có giá trị dinh dưỡng nhiều là hai điều chưa quan trọng bằng việc tiêu thụ thực phẩm ra sao.

 

Ví dụ: việc tiêu thụ hải sản thường được nhiều người cho rằng ăn càng nhiều càng tốt, bởi vì chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi, nhất là Canxi.

 

Không những thế, một số nghiên cứu còn chứng minh rằng: việc tiêu thụ hải sản trong quá trình mang thai sẽ mang lại chỉ số thông minh cao cho em bé. Đồng thời, các bà mẹ mang thai thường hay bị stress, trầm cảm thì các loại cá (cá hồi, cá mòi,…) sẽ là nguồn cung cấp lượng Omega-3 để giúp cải thiện tình trạng này. Hay việc cung cấp chất sắt cần thiết cho các chị em phụ nữ nói chung cũng như phụ nữ mang thai nói riêng khi ăn sò, cua, tôm,…

Bà bầu ăn hải sản có tốt không

Ăn hải sản được chỉ ra là cực tốt cho phụ nữ mang thai (hình bàn tiệc hải sản)

 

4. NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ KHI TIÊU THỤ HẢI SẢN TRONG LÚC MANG THAI

Tuy nhiên, ăn ốc dành cho phụ nữ mang thai thường hay có một số điều kiêng kị, bởi vì môi trường sống của ốc thực sự có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng khá cao. Dù ốc có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe: khoáng chất, đạm và canxi cần thiết nhưng cần phải tiêu thụ hợp lý và nhất là phương pháp sơ chế và chế biến hợp lý. Ngoài ra, còn chú ý đến thời điểm thích hợp mà chị em mang thai cần đưa hải sản vào thực đơn cho hợp lý, bởi vì sự tồn tại của thủy ngân có trong hải sản.

 

NHỮNG LƯU Ý CỦA MẸ BẦU TRƯỚC KHI ĂN HẢI SẢN

Để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ nên nhớ các nguyên tắc khi ăn hải sản sau đây:

  • Nên ăn hải sản lúc còn nóng, hạn chế ăn hải sản đã nguội.
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần tránh ăn cua và các sản phẩm làm từ cua, vì lượng Cholesterol trong cua rất cao, mẹ bầu ăn cua có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không ăn hải sản đã chế biến để qua đêm và hạn chế rã đông thực phẩm.
  • Nếu mẹ dự định nấu món cá phi lê, mẹ hãy kiểm tra xem cá đã được nấu chín chưa bằng cách dùng dao nhọn xẻ thịt và kéo sang một bên. Bình thường, thịt chín sẽ có màu đục, vảy tách ra. Khi mẹ muốn lấy cá ra khỏi lò hoặc tắt lò, mẹ nên để yên cá trong lò khoảng 3 - 4 phút để đảm bảo các thớ thịt đã được làm chín
  • Các loại hải sản như tôm, tôm hùm thường chuyển sang màu đỏ khi nấu chín và phần thịt có màu giống như ngọc trai hơi đục. Đối với sò điệp sẽ có màu trắng sữa, trắng đục và thịt nhìn chắc hơn. Đối với nghêu, sò và hàu, mẹ nên chọn những con mở vỏ sau khi nấu chín để ăn. Nếu không mở vỏ, mẹ hãy vứt chúng đi.
  • Hầu hết các loại hải sản nên được đun nấu ở nhiệt độ trên 100 độ C và mẹ nên ăn hải sản hấp, luộc thay vì đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản 1 tuần từ 1 – 2 lần với khoảng 300gr – 340gr cho tất cả các loại.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hải Sản Hoàng Gia: ĂN CHẤT LƯỢNG - SỐNG THỊNH VƯỢNG
Website: haisanhoanggia.com
Hotline: 090 6789 543 (Zalo)
═══════════════

Hải Sản Hoàng Gia - Hệ thống siêu thị hải sản tươi sống cao cấp nhất, tiên phong về nhập khẩu và chế biến mang đi.

Phụ nữ mang thai nên ăn hải sản gì?

Những loại hải sản phù hợp cho các mẹ bầu.
Cá chứa nhiều Protein và giàu chất sắt. Ăn cá bổ sung chất sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ ... .
Tôm cung cấp Omega-3. Các loại tôm giàu Omega 3 tốt cho thai nhi và cơ thể người mẹ ... .
Trứng cá hồi giúp bầu tăng cường sức đề kháng..

3 tháng đầu không nên ăn hải sản gì?

Cách ăn hải sản hợp lý trong ba tháng đầu thai kỳ Bà bầu nên tránh ăn những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có một lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần). Không nên ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn E.

3 tháng giữa thai kỳ nên ăn hải sản gì?

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa, cuối có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…

Bầu nên ăn tôm vào tháng thứ mấy?

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được tômtôm còn rất tốt cho mẹ bầu. Bởi vì trong tôm chứa nhiều dưỡng chất có hàm lượng rất cao như protein và các khoáng chất như sắt, selen, canxi, omega-3,… Nhờ đó, tôm có tác dụng như cung cấp năng lượng cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu, tăng sức đề kháng,…