Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. 1.Chương 1: Giới thiệu chung (Tuần 1& 2) 

  2. 2.Chương 2: Cơ sở kinh tế của các hoạt động chính phủ (Tuần 3-5) 

  3. 3.Chương 3: Chi tiêu công cộng (Tuần 6-9) 

  4. 4.Chương 4: Thuế (Tuần 10 -12) 

  5. 5.Chương 5: Lựa chọn công cộng (Tuần 13-15) 

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Chương 2: Cơ sở kinh tế của các hoạt động CP

  1. + Theo nghĩa hẹp: thất bại trong việc đạt được phân bổ hiệu quả Pareto.

    +Theo nghĩa rộng: thất bại trong việc đạt đến một sự phân bổ đáng mong muốn.

  • 06 thất bại thị trường về phương diện hiệu quả: (i) hàng hóa công; (ii) ngoại ứng; (iii) độc quyền (cạnh tranh không hoàn hảo; (iv) thông tin không hoàn hảo; (v) Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo ; (vi) bất ổn vĩ mô. 

  • 2.1.1. Hàng hóa công cộng 

  1. Định nghĩa: Hàng hóa công cộng hay dịch vụ công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ. Đối lập với hàng hóa công cộng là hàng hóa tư nhân không mang hai tính chất trên.

    VD một số hàng hóa công cộng quốc gia tiêu biểu là ngoại giao, quốc phòng, chính sách kinh tế, v.v

  • 2.1.1. Hàng hóa công cộng 

  1. Đặc điểm: HHCC thuần túy có 2 t/c về phương diện tiêu dùng:

    1. Phi cạnh tranh (Non-rival) Một cá nhân sử dụng không làm suy giảm khả năng sử dụng HH ấy đối với người khác;

    2. Phi loại trừ (Non-excludable) Người sở hữu hàng hóa không ngăn được người khác sử dụng nó.

    => Hệ quả: Phát sinh tình trạng ăn theo (free rider), chi phí giao dịch quá lớn, không thể thu hồi chi phí sx.

  • Hệ quả: Tư nhân không thể, không muốn và không hiệu quả khi sản xuất HHCC 

  1. Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền và không bảo vệ những ai không trả tiền. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem.

    Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng.

  • 2.1.1. Hàng hóa công cộng 

  1. Do tính chất phi loại trừ của HHCC, cá nhân nhận thấy việc mình có trả tiền để được quyền hưởng HHCC thuần tuý hay không không ảnh hưởng tới việc hưởng thụ lợi ích HHCC.

  • Kẻ ăn không (free-rider) là những người tìm cách hưởng thụ lợi ích của HHCC mà không đóng góp một đòng nào cho chi phí sản xuất và cung cấp HHCC đó. 

  • Chính phủ yêu cầu cá nhân đóng góp bắt buộc (thông qua đóng thuế) 

  • 2.1.1. Hàng hóa công cộng 

  1. Tư nhân cung cấp HHCC (tư nhân hoá) và hệ quả (VD: Hộp 2.5 trg 139, SGK KTCC, Trg ĐHKTQD)

  1. Giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước

  1. Chi phí cao (khó tiếp cận đối với nhiều người)

  1. Tạo nguồn thu nhập thêm cho các bệnh viện

  1. Tình trạng yêu cầu quá nhiều xét nghiệm và kê đơn thuốc không cần thiết

  1. Cung cấp (mở rộng) các dịch vụ/lựa chọn cho bệnh nhân. Nâng cao cơ sở hạ tầng.

 
  1. Tạo sự cạnh tranh giữa các bệnh viện, nâng cao chất lượng phục vụ

 

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  • 2.1.1. Hàng hóa công cộng 

  1. Một số HHCC có đầy đủ 2 t/c trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển… Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0

    Nhiều HHCC không đáp ứng một cách chặt chẽ 2 t/c đó: đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn, những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau => HHCC có thể tắc nghẽn.  

    Một số HHCC mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là HHCC có thể loại trừ bằng giá. VD: đường cao tốc, cầu...có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn.

  1. Tổn thất PLXH khi thu phí HHCC
    (Tổn thất do sử dụng dưới mức thiết kế)

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Đối với những HHCCcó thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do HHCC mang lại. Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất PLXH. Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp HHCC thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra. Hình bên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công suất thiết kế là Qc, trong khi nhu cầu đi lại tối đa qua đó là Qm. Nếu việc qua cầu miễn phí thì sẽ có Qm lượt người đi qua nhưng nếu thu phí ở mức p thì chỉ còn Qe lượt và xã hội bị tổn thất một lượng bằng diện tích hình tam giác bôi đậm. Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể được loại trừ bằng giá.

    Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp HHCC không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi.

  1. Hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch lớn

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Có những HHCC mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,...thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Tuy vậy, để cân nhắc việc này cần so sánh tổn thất PLXH trong hai trường hợp. Đồ thị bên phải mô tả việc lựa chọn này. Giả sử HHCC có chi phí biên để sản xuất là c và do phát sinh thêm chi phí giao dịch nên giá của nó bị đẩy lên tới p. Mức cung cấp HHCC hiệu quả nhất là khi chi phí biên bằng lợi ích biên nghĩa là Qo. Tuy nhiên do giá bị đẩy lên p bởi chi phí giao dịch nên chỉ còn Qe người sử dụng hàng hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE. Thế nhưng nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Qm người sử dụng chứ không phải Qo. Trong trường hợp này lợi ích biên (chính là đường cầu) nhỏ hơn chi phí biên c nên xã hội cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích hình tam giác EFQm do tiêu dùng quá mức. Trong trường hợp này chính phủ muốn quyết định xem nên cung cấp HHCC miễn phí hay thu phí cần phải so sánh tổn thất PLXH, nếu tổn thất do tiêu dùng quá mức nhỏ hơn tổn thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung cấp miễn phí và ngược lại. Tuy nhiên việc cung cấp HHCC miễn phí hay thu phí hoàn toàn không liên quan đến KVCC hay KVTN sẽ sản xuất nó. Nếu chính phủ thấy rằng một HHCC nào đó cần được cung cấp miễn phí thì chính phủ hoàn toàn có thể đặt hàng KVTN sản xuất rồi cung cấp nó.

  • Đường cầu lưu lượng giao thông của một tuyến đường ct khi bình thường là: Qbt = 60.000 – 2P;  trong lúc cao điểm là: Qcd = 120.000 – 2P. (Q là số lượt đi lại trong ngày và P là mức phí giao thông – VND). Con đường tắc nghẽn khi Q vượt quá 60.000 lượt. Khi tắc nghẽn, chi phí biên của việc sử dụng con đường tăng theo hàm số: MC = Q, trong đó MC là chi phí biên cho thêm một lượt xe đi lại tính bằng VND, Q là số lượt xe vượt qua điểm tắc nghẽn. 

  1. 1.Ngày bình thường có nên thu phí giao thông không? Vì sao? 

  2. 2.Ngày cao điểm có nên thu phí giao thông không? Nếu có thì mức thu tối ưu là bao nhiêu? 

  3. 3.Nếu không thu thì tổn thất phúc lợi ròng trong ngày cao điểm là bao nhiêu? 

  4. 4.Tính tổn thất phúc lợi nếu thu phí ở mức 25.000đ/lượt xe? Trong trường hợp này, có nên thu phí hay không? 

  5. 5.Không tính toán, ước lượng phúc lợi xã hội khi thu ở mức phí 25.000đ/lượt xe là tăng hay giảm so với việc thu phí ở mức tối ưu? (Gợi ý: Vẽ hình minh họa) 

  • 2.1.2. Hàng hóa công địa phương 

  1. Hàng hóa công cộng địa phương: do chính quyền địa phương cung cấp chủ yếu cho công dân địa phương. Hàng hóa công cộng địa phương thường chỉ mang một trong hai tính chất nói trên hoặc mang cả hai tính chất nhưng ở mức độ không cao.

    Một số hàng hóa công cộng địa phương tiêu biểu là giáo dục phổ cập, y tế cộng đồng, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch.

  • 2.2.1. Nhận diện và phân loại ngoại ứng 

  1. Định nghĩa: Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng.

    Tác động trực tiếp: không bị dẫn dắt bởi giá cả.

    Ví dụ : hoạt động sản xuất gây ô nhiễm mà người bị ô nhiễm không được đền bù theo những thỏa thuận tự nguyện.

    Ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực

    + Tiêu cực: Chi phí XH của việc sx hh > Chi phi tư nhân của NSX hh.

    + Tích cực: Lợi ích xã hội của việc tiêu dùng hàng hóa > lợi ích tư nhân của người mua hàng hóa

  • 2.2.1. Nhận diện và phân loại ngoại ứng 

  1. Ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực đều có đặc điểm:

    • Chúng có thể do hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra 

    • Trong ngoại ứng, việc ai là người gây ra tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối 

    • Sự phân biệt giữa tính chất tiêu cực và tích cực của ngoại ứng chỉ là tương đối 

    • Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội 

  • 2.2.1. Nhận diện và phân loại ngoại ứng 

  • Trong sản xuất: người nuôi ong và người trồng cây ăn quả 

  • Trong tiêu dùng: tiêm phòng vacxin 

  • Bán hoa ngay Tết: đem lại không khí Tết, làm đẹp cho cảnh quan 

  • Biển quảng cáo: làm đẹp?! 

  • Trong sản xuất: Các hoạt động làm ô nhiễm môi trường 

  • Trong tiêu dùng: hút thuốc lá, đi xe oto 

  • Bán hoa ngày Tết: gây tắc nghẽn GT, ảnh hưởng MT 

  • Biển quảng cáo: ô nhiễm ảnh sáng 

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  • 2.2.1. Nhận diện và phân loại ngoại ứng 

  1. Nói chung thì bất cứ hoạt động nào của chúng ta đều có chi phí ngoại ứng và lợi ích ngoại ứng, dù ít hay nhiều. Nhưng thường thì chúng ta bỏ qua không tính tới, theo một cách nào đó thì các khoản lợi ích và chi phí ngoại ứng bù trừ cho nhau tiến tới cân bằng.

    Riêng đối với họat động sản xuất thì do chi phí ngoại ứng thường là nhiều và nhanh nên khó có thể bỏ qua.

    => Giải pháp với ngoại ứng

  • 2.2.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ: Hiệu chỉnh ngoại ứng 

  1. Ngoại ứng tiêu cực: tổn thất hiệu quả do Qt > Q*

    Can thiệp để đưa Qt => Q*.

    + Thuế Pigou. Thực chất: áp đặt một khoản chi phí lên những người gây ra ngoại ứng để thay đổi hành vi của họ.

    + Trợ cấp: Trợ cấp để người gây ngoại ứng cắt giảm sản lượng cũng có tiềm năng cải thiện hiệu quả. Vấn đề: phản ứng chính sách và khía cạnh công bằng

    + Nội bộ hóa: biến tác động tràn ra bên ngoài thành tác động bên trong tổ chức

    + Xác định rõ quyền sở hữu tài sản/ hay quyền của các cá nhân

    + Thiết lập thị trường: hệ thống mua bán giấy phép ô nhiễm

  1. Thuuees Pigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội

  • 2.2.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ: Hiệu chỉnh ngoại ứng 

  1. Ngoại ứng tiêu cực: đánh thuế t* để giảm sản lượng từ Q1 xuống Q* => để giảm chi phí XH

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. MPC: Marginal Private Cost

    MSB: Marginal Social Benefit

    MPB: Marginal Private Benefit

    MEB: Marginal Externality Benefit

    Một cách mang tính pháp lý bắt buộc là áp chuẩn thải sẽ được nghiên cứu ở bài sau. Có nghĩa là thay vì đánh thuế t* để cộng vào chi phí biên của doanh nghiệp thì chính phủ đưa ra lượng thải tối đa mà doanh nghiệp được phép thải. Nếu vượt qua chuẩn thải này doanh nghiệp sẽ bị phạt nặng.

    Khó khăn của phương pháp chuẩn thải là phải đo đếm được lượng thải của DN cũng như khó khăn của phương pháp thuế môi trường là xác định được các hàm lợi ích, chi phí. Thường thì đối với chất thải độc hại nhà nước áp dụng chuẩn thải còn đối với phương pháp thuế môi trường thì là chất thải ít nguy hại hơn

  • 2.2.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ: Hiệu chỉnh ngoại ứng 

  1. Ngoại ứng tích cực: tăng từ Q1 lên Q* để tối đa hóa lợi ích xã hội (MSB)

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. MPC: Marginal Private Cost MSB: Marginal Social BenefitMPB: Marginal Private BenefitMEB: Marginal Externality Benefit

    Đối với ngoại ứng tích cực thì cần phải đẩy sản lượng của NSX từ Q1 tới Q* bằng cách cộng vào lợi ích cận biên MPB một khoản s* để đẩy đường lợi ích cận biên MPB tới vị trí MSB. S* là trợ cấp của chính phủ; ví dụ như các hoạt động trồng rừng là một họat động mang lại nhiều lợi ích ngoại ứng; NN phải trợ cấp, trả tiền cho việc trồng và giữ rừng.

  • Một nhà máy có hàm cầu về SP A như sau: P=40-0.08Q, chi phí cận biên để sx ra 1 đơn vị sp là MC=16+0.04Q và chi phí ngoại ứng biên MEC=8+0.04Q. Trong đó P là giá sp 1.000đ/sp; Q là 1000 sp. 

    1. a)Xác định sản lượng tối ưu thị trường, doanh thu của DN là bao nhiêu? 

    2. b)Mức sản lượng mà XH mong muốn là bao nhiêu? 

    3. c)Tổn thất PLXH khi sản xuất theo sản lượng thị trường gây ra là bao nhiêu? 

    4. d)CP sẽ làm gì để hạn chế tình trạng này? Nếu theo cách của anh (chị), CP phải bỏ ra hoặc thu về bao nhiêu tiền? 

    5. e)Doanh thu của DN tăng hay giảm? Vì sao? 

  1. MPC: Marginal Private Cost MSB: Marginal Social BenefitMPB: Marginal Private BenefitMEB: Marginal Externality Benefit

    Đối với ngoại ứng tích cực thì cần phải đẩy sản lượng của NSX từ Q1 tới Q* bằng cách cộng vào lợi ích cận biên MPB một khoản s* để đẩy đường lợi ích cận biên MPB tới vị trí MSB. S* là trợ cấp của chính phủ; ví dụ như các hoạt động trồng rừng là một họat động mang lại nhiều lợi ích ngoại ứng; NN phải trợ cấp, trả tiền cho việc trồng và giữ rừng.

    1. a. Xác định sản lượng tối ưu thị trường, doanh thu của DN là bao nhiêu?

      Sản lượng tối ưu thị trường: Q*=200 (nghìn sp)

      P*=24 (nghìn đồng)

      Dthu của DN: TR=200*24=4800 (Bốn tỷ tám trăm triệu đồng)

      b. Mức sản lượng mà XH mong muốn là bao nhiêu?

      MSB=MSC

      MSC= MPC +MEC= 24+0.08Q

    • P’=32 (Nghìn đồng) 

    • Q’=100 (nghìn sp) 

  1. MPC: Marginal Private Cost MSB: Marginal Social BenefitMPB: Marginal Private BenefitMEB: Marginal Externality Benefit

    Đối với ngoại ứng tích cực thì cần phải đẩy sản lượng của NSX từ Q1 tới Q* bằng cách cộng vào lợi ích cận biên MPB một khoản s* để đẩy đường lợi ích cận biên MPB tới vị trí MSB. S* là trợ cấp của chính phủ; ví dụ như các hoạt động trồng rừng là một họat động mang lại nhiều lợi ích ngoại ứng; NN phải trợ cấp, trả tiền cho việc trồng và giữ rừng.

    1. c. Tổn thất PLXH do trường hợp này gây ra là bao nhiêu?

      Tổn thất PLXH: 100.(40-24)/2= 800 (Tám trăm triệu đồng)

      d. CP sẽ làm gì để hạn chế tình trạng này? Nếu theo cách của anh (chị), CP phải bỏ ra hoặc thu về bao nhiêu tiền?

      Thuế mà CP thu để giảm tình trạng ngoại ứng tiêu cực: t*=32-20=12

      Tổng thuế mà CP thu được: 12*100=1200 (Một tỷ hai trăm triệu đồng)

      e. Doanh thu của DN tăng hay giảm? Vì sao?

      Doanh thu của DN khi có thuế = 32*100 – 1200=2000 (Hai tỷ đồng)

      => DT của DN giảm so với trước khi có thuế: 4800-2000=2800 (Hai tỷ tám trăm triệu đồng)

  1. MPC: Marginal Private Cost MSB: Marginal Social BenefitMPB: Marginal Private BenefitMEB: Marginal Externality Benefit

    Đối với ngoại ứng tích cực thì cần phải đẩy sản lượng của NSX từ Q1 tới Q* bằng cách cộng vào lợi ích cận biên MPB một khoản s* để đẩy đường lợi ích cận biên MPB tới vị trí MSB. S* là trợ cấp của chính phủ; ví dụ như các hoạt động trồng rừng là một họat động mang lại nhiều lợi ích ngoại ứng; NN phải trợ cấp, trả tiền cho việc trồng và giữ rừng.

  • Hoạt động trồng rừng của 1 lâm trường có hàm chi phí cận biên MC=25+Q, hàm lợi ích cận biên cá nhân là MPB=45-3Q. Hoạt động trồng rừng mang lại lợi ích cho XH và người ra xác định được hàm lợi ích cận biên MSB=85-5Q. (Q là diện tích rừng tính bằng ha, P là mức giá tính bằng 1.000USD/ha) 

    1. f)Biểu diễn bài toán bằng đồ thị. 

    2. g)Xác định diện tích và giá trồng rừng tối ưu cá nhân và tối ưu XH. 

    3. h)Xác định tổng thất PLXH do trồng rừng dưới mức tối ưu XH. 

    4. i)Nếu muốn lâm trường trồng ở mức tối ưu XH thì chính phủ cần phải làm gì? CP phải bỏ ra hoặc thu về bao nhiêu để giải quyết vấn đề này? 

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Bài tập 3: bài giải

    Lâm trường sẽ sản xuất ở mức MC=MPB

  • 25+Q=45-3Q 

  • Q= 5 (ha) 

  • P =30 (Nghìn USD/ha) 

  1. Mức tối ưu xã hội là tại MC=MSB

  • 25+Q=85-5Q 

  • Q= 10 (ha) 

  • P =35 (Nghìn USD/ha) 

  1. Bài tập 3: bài giải

    Xác định tổng thất PLXH do trồng rừng dưới mức tối ưu XH

  • DWL= SABC= (60 - 30)* (10-5)/2= 75 (Nghìn đôla) 

  1. Nếu muốn lâm trường trồng ở mức tối ưu XH thì chính phủ cần trợ cấp để lâm nghiệp trồng rừng ở mức Q=10 ha

    Mức độ trợ cấp:

  • t = PMC – PMPB= 30-15= 20 (nghìn đô/ha) 

  • Tổng số tiền trợ cấp của chính phủ: 

  • T= 20 * 10 = 200 (nghìn đô) 

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người sản xuất và bán ra sản phẩm không có hàng hoá nào thay thế gần gũi.

    Nguyên nhân (5 yếu tố):

    • -Kết quả của quá trình cạnh tranh: doanh nghiệp hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị trường 

    • -Do chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường: điện, bưu chính, xăng dầu, hàng không… 

  1. Chính phủ thường độc quyền một số ngành mà chính phủ biện minh rằng nhằm đảm bảo an sinh xã hội ví dụ như điện, nước, tài nguyên thiên nhiên, … Ở mỗi quốc gia quy định này khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp vào thị trường của chính phủ đó.

    Khi ở vị thế độc quyền bán, doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với nguy cơ bị mất thị phần vào tay đối thủ vì các đối thủ nếu có thì đều bé tí. Ngành điện là một ví dụ, ngành điện chẳng phải lo cạnh tranh với ai trừ với chính nó, đó tất nhiên là một nguy cơ vì đã không có ai cạnh tranh thì không có nhu cầu gia tăng năng lực cạnh tranh. Khi cần ngành điện có thể tăng giá bán mà người mua không thể làm gì tuy nhiên người mua vẫn có thể tiết kiệm hơn vì vậy sản lượng bán ra sẽ thấp hơn làm cho tổng lợi nhuận giảm mặc dù lợi nhuận trên mỗi đơn vị cao hơn.

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

    • -Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: dược phẩm… 

    1. VD: Các thuốc phát minh (innovator drug, patent - protected drug) là những thuốc mới được sản xuất theo bằng phát minh. Giá cả các thuốc phát minh thường rất đắt đỏ trong giá thành bao gồm cả chi phí nghiên cứu phát minh, thử nghiệm tiền lâm sàng, lâm sàng, độ an toàn... và kể cả chi phí thâm nhập thị trường (hàng trăm triệu USD cho một dược phẩm mới). Yếu tố độc quyền là yếu tố quyết định làm cho giá thuốc phát minh rất đắt. Thuốc phát minh là trường hợp điển hình chứng minh cho "hiện tượng giá cả tách rời khỏi giá trị sử dụng" của hàng hóa  mà nhiều nhà kinh tế đã nhắc đến trong chính trị kinh tế học

    • -Do sở hữu một nguồn lực đặc biệt: nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, kim cương, vàng… 

    • -Do khả năng giam giá thành khi mở rộng sản xuất 

  1. VD: Các thuốc phát minh (innovator drug, patent - protected drug) là những thuốc mới được sản xuất theo bằng phát minh. Giá cả các thuốc phát minh thường rất đắt đỏ trong giá thành bao gồm cả chi phí nghiên cứu phát minh, thử nghiệm tiền lâm sàng, lâm sàng, độ an toàn... và kể cả chi phí thâm nhập thị trường (hàng trăm triệu USD cho một dược phẩm mới). Yếu tố độc quyền là yếu tố quyết định làm cho giá thuốc phát minh rất đắt. Thuốc phát minh là trường hợp điển hình chứng minh cho "hiện tượng giá cả tách rời khỏi giá trị sử dụng" của hàng hóa  mà nhiều nhà kinh tế đã nhắc đến trong chính trị kinh tế học.

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Các biên pháp can thiệp của chính phủ đối với độc quyền thường:

    1. 1.Ban hành luật phát và chính sách chống độc quyền (Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11)  

    2. 2.Sở hữu nhà nước 

    3. 3.Kiểm soát giá cả 

    4. 4.Đánh thuế 

  1. Điều 12. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền

    Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

    Điều 13. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

    Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

    1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

    2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

    3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

    4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

    5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

    6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Độc quyền tự nhiênlà tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất.

    VD: Cung cấp điện, nước

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. *** Vì tăng giá bán sẽ làm giảm sản lượng bán được nên đường cầu của hãng độc quyền bán cũng tuân theo quy luật dốc xuống. Vì rằng chỉ một mình mình một thị trường nên đường doanh thu trung bình AR của hãng cũng trùng với đường cầu. Doanh thu bình quân AR bằng tổng doanh thu chia cho số lượng bán.

    *** Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng thêm của công ty nếu bán được thêm một đơn vị hàng hóa. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng doanh thu trung bình và bằng giá cả sản phẩm (MR = AR = P). Do đó, đường cầu (D), đường doanh thu biên (MR) và đường doanh thu trung bình (AR) trùng nhau.

    Ví dụ: Một doanh nghiệp bán 100 sản phẩm, với tổng doanh thu là 200 USD . Doanh nghiệp gia tăng sản lượng bán lên 101 sản phẩm, với tổng doanh thu là 202 USD. Như vậy doanh thu biên của sản phẩm thứ 101 là 2 USD, đây là ví dụ trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo.

    Trong thực tế, khách hàng sẻ không mua trên 100 sản phẩm nếu nhà sản xuất không hạ giá thành. Do vậy, nhà sản xuất sẻ bán với giá 1,99 USD. Vậy thì doanh thu cận biên của sản phẩm thứ 101 là bao nhiêu? Nói cách khác, tổng doanh thu tăng thêm khi bán sản phẩm thứ 101?

    - Tổng doanh thu khi bán 101 sản phẩm: 101x1,99 = 200,99 USD

    - Tổng doanh thu khi bán 100 sản phẩm: 100x2 = 200 USD

    Vậy doanh thu tăng thêm:  200,99 USD - 200 USD = 0,99 USD

    * Chúng ta nhận thấy rằng, giá mới P' = 1,99 USD, nhưng khi bán thêm 1 sp (sản phẩm thứ 101) chúng ta chỉ nhận được 0,99 USD thay vì 1,99 USD. Điều này có nghĩa là Nhà Sản Xuất sẻ nhận thêm được 1,99 USD cho sản phẩm thứ 101, nhưng họ sẻ mất đi 0,01 USD cho mỗi sản phẩm và bằng 0,01x100 = 1 USD cho 100 sản phẩn. Như vậy sản phẩm tăng thêm là 1,99 USD - 1 USD = 0,99 USD.

    Theo nguyên tắc cung cầu: Giá tăng thì Cầu giảm và Giá giảm thì Cầu tăng.

    Doanh thu cận biên = Thay đổi trong tổng doanh thu / thay đổi trong lượng bán

    Một cách tổng quát hơn, người ta có thể định nghĩa doanh thu biên tại một điểm sản lượng nào đó là tỷ số giữa mức gia tăng trong tổng doanh thu so với mức gia tăng trong sản lượng:
    MR = ∆TR/∆q

    *** Khi hãng tăng giá từ P1 tới P2 thì giá toàn bộ sẽ đều tăng tương ứng (giống như giá điện) nên doanh thu cận biên sẽ nằm dưới đường cầu.

    Ở hình bên giả sử như hãng tăng sản lượng từ Q2 tới Q1 thì để bán được hết sản lượng này thì hãng phải giảm giá bán cho toàn bộ từ P2 xuống P1 điều này khiến cho doanh thu có thêm được từ mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi = DB-CA

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. *** Có phải hãng sẽ sản xuất tối đa khả năng vì mình là độc quyền? theo đúng quy luật tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng sẽ sản xuất tại điểm mà MR=MC.

    Đường doanh thu cận biên MR cắt đường chi phí cận biên MC tại điểm có sản lượng Q. Dóng thẳng đường thẳng từ Q lên cắt đường doanh thu trung bình AR ta có giá bán P.

    Ta có thể chứng minh được điều này: Nếu như hãng sản xuất tại sản lượng Q1 thì vì đường MC ở trên đường MR nên cứ mỗi đơn vị sản xuất thêm hãng sẽ bị lỗ một khoảng MC-MR. Để tăng lợi nhuận thì hãng phải giảm sản lượng, cứ mỗi một đợn vị giảm thêm thì hãng thêm được lợi nhuận là MC-MR, mặc dù doanh thu giảm. Tổng diện tích giảm lợi nhuận là diện tích hình màu xanh (trên MR và dưới MC).

    Nếu hãng sản xuất tại Q2 thì vì MR nằm trên MC nên cứ tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm thì hãng lại được lợi nhuận thêm 1 đoạn MR-MC. Lợi nhuận tăng thêm nếu hãng đẩy sản lượng tới Q là diện tích màu xanh trên MC va dưới MR.

    *** Hãng độc quyền bán không có đường cung, hãng sản xuất bao nhiêu là căn vào đường cầu và MR=MC. Ở cùng một mức sản lượng doanh nghiệp có thể bán giá cao hơn ở P1 khi đường cầu dịch chuyển.

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Lựa chọn sl để tối đa hóa π của nhà độc quyền:

    MC = MR

    Trên thị trường độc quyền: MR < P

    Hệ quả: tại sl lựa chọn,  MC < P => Vi phạm điều kiện hiệu quả Pareto  => Qm < Q*

    Tổn thất hiệu quả (DWL)

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Đo lường tổn thất hiệu quả.

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Hệ quả của kiểm soát giá theo giá thị trường cạnh tranh hoàn hảo

    TH1:      Pc = MC

    Đường cung: TAE (Gấp khúc ở A)

    MR là 2 đoạn: TA và SF do

    + Khi 0 < q ≤ qc, đường tổng

    doanh thu AR chính là đường MR

    + Khi q > qc, MR là đường MR cũ

    => Lựa chọn của nhà độc quyền

    MR = MC tại điểm A (cũng

    chính là điểm tối ưu của thị trường

    cạnh tranh

    => DWL = 0

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. It may be noted also that the price control will not develop here any excess demand problem, demand being equal to supply at p = pc, both being equal to qc.

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Trường hợp: Giá trần thấp hơn mức giá thị trường cạnh tranh tại điểm A nhưng cao hơn mức giá tại điểm C

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Hệ quả của kiểm soát giá theo giá thị trường cạnh tranh hoàn hảo

    TH3:    Pc <Pm

  • Điểm cân bằng MR = MR tại M 

  • DWL tăng từ SABC lên SAB’M 

  • Tình trạng thừa cầu hoặc  

  1. thiếu cung tăng lên hơn cả khi

    hơn cả trước khi có biện pháp

    kiểm soát giá.

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Mức giá kiểm soát nhỏ hơn mức giá ở điểm C

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Trường hợp giá trần cao hơn mức giá tại điểm A

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 

  1. Hệ quả của kiểm soát giá P = MC và P = ATC (Chi phí TB)

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. Do chi phí cố định quá lớn, đường chi phí trung bình dốc xuống và nằm phía trên đường chi phí biên.

    Nếu buộc DN phải định giá theo chi phí biên => Thua lỗ TR < TC

    CP buộc phải trợ cấp để bù lỗ từ ngân sách. => Tăng thuế => Tổn thất PLXH

    Theo lý thuyết cân bằng dài hạn trong ngành cạnh tranh hoàn hảo: DN có thể  duy trì hoạt động dài hạn  khi lợi nhuận kinh tế = không => có thể kiểm soát giá trên cơ sở Chi phí trung bình.

    DN phải lựa chọn sản lượng sao cho đơn vị sản phẩm cuối cùng có mức giá đúng bằng Chi phí trung bình (P = ACT)

    Tổn thất PLXH giảm đáng kể, CP không cần bù lỗ cho DN mà vẫn giữ cho DN hoạt động lâu dài trong ngành.

  • Nhà độc quyền có đường cầu là P= 15 - 5Q trong đó P là giá sản phẩm (USD/sp), Q là 1000 sản phẩm. 

  • Hãng có Doanh thu biên: MR= 15 - 10Q. Chi phí biên: MC= 5Q + 3 

    1. a)Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào và bán ở mức gía bao nhiêu? 

    2. b)Sản lượng mà XH mong muốn là bao nhiêu? 

    3. c)Hiện tượng trên có gây ra tổn thất PLXH không? Nếu có thì TT này là bao nhiêu? 

    4. d)Chính phủ sẽ làm gì để hạn chế hiện tượng này? 

  1. a)Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào và bán ở mức gía bao nhiêu? 

    1. Q1= 0.8 (800 sản phẩm)

      P= 11

  1. b)Sản lượng mà XH mong muốn là bao nhiêu? 

  1. c)Hiện tượng trên có gây ra tổn thất PLXH không? Nếu có thì TT này là bao nhiêu? 

    1. DWL= (11 - 7) * (1.2 – 0.8) /2 = 0.8 (800 đôla)

  1. d)Chính phủ sẽ làm gì để hạn chế hiện tượng này? 

  • Một nhà độc quyền có đường cầu là Q=30 - 2.5P và chi phí biên là Mc= 1.2Q + 4. Trong đó Q tính bằng triệu sp, P tính bằng $/sp. 

    1. a.Xác định mức slg và mức giá, doanh thu doanh nghiệp trong TH cạnh tranh hoàn hảo 

    2. b.Tổn thất PLXH là bao nhiêu khi độc quyền xảy ra. 

    3. c.Theo anh (chị), CP cần làm gì để hạn chế độc quyền?  

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.2. Cạnh tranh không hoàn hảo và hiệu quả 

  1. Thị trường không hoàn thiện (Incomplete market): các giao dịch không diễn ra được ngay cả khi mức giá mà NTD sẵn sàng trả cao hơn chi phí để sản xuất hàng hóa. Hai lý do => TT không hoàn thiện: chi phí giao dịch lớn & tính không đồng bộ trong việc xh của các thị trường.

    • Chi phí giao dịch: chi phí phát sinh trực tiếp từ hình thái mua bán hàng hóa như cách đưa sản phẩm từ NSX đến NTD. 

  1. Chi phí Gdich cao: Chi phí SX + Chi phí GD> Ptd => ngăn cản giao dịch

    • Thiếu thị trường hỗ trợ, một loại thị trường có thể không xuất hiện. 

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ 

  1. Độc quyền tự nhiên:

    + Thiết lập độc quyền nhà nước thay thế độc quyền tư nhân => trên thực tế không hiệu quả => không thể duy trì được hiệu quả nếu thiếu vắng cơ chế cạnh tranh.

    + Kiểm soát giá:

      1. - Kiểm soát giá trên cơ sở MC

        P = MC => Q = Q*. Vấn đề: Nhà độc quyền có khả năng bị thua lỗ => NN phải trợ cấp cho doanh nghiệp

        - Kiểm soát giá trên cơ sở AC: Q sau khi kiểm soát có khả năng cao hơn Qm ban đầu, song vẫn thấp hơn Q* => cải thiện hiệu quả chứ không đạt được hiệu quả Pareto. NN không phải trợ cấp

  1. Vấn đề chung của KS giá: vấn đề thông tin

  1. 2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo

  • 2.3.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ 

  1. Thị trường độc quyền nhóm: chống sự cấu kết, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

    Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền: quyền lực thị trường của DN không đáng kể, tổn thất hiệu quả không lớn, trong khi sự đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của NTD => NN không điều tiết.

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.1. Nhận diện thông tin bất đối xứng 

  1. Thông tin hoàn hảo: những NSX & NTD có thông tin thị trường đầy đủ (giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện giao dịch…). Thông tin hoàn hảo là 1 điều kiện  để TTCTHH tồn tại.

    Thiếu thông tin: NSX,NTD không ra được quyết định hiệu quả => Thị trường hoạt động không hiệu quả.

    Thông tin là một dạng HHCC => thiếu thông tin có thể phân tích như một dạng thất bại của HHCC

    Trường hợp đặc biệt: Thông tin bất cân xứng – người mua hoặc bán có ít thông tin về hàng hóa, thị trường hơn đối tác.

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.1. Nhận diện thông tin bất đối xứng 

  1. Thông tin bất cân xứng – hay tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia giao dịch thị trường có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm

    VD: Thị trường rau sạch (trang 133, sách KTCC ĐHKTQD)

    Thị trường bảo hiểm

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.1. Nhận diện thông tin bất đối xứng 

  1. Những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ nghiêm trọng của TTBĐX:

  • Chi phí thẩm định hàng hoá 

    • -Hàng hoá có thể thậm định trước (bản ghế, xe máy…) 

    • -Hàng hoá chỉ có thể thận định khi dùng (dịch vụ hàng không, nhà hàng, khách sạn…) 

    • -Hàng hoá không thể thẩm định (thuốc, thực phẩm chức năng…) 

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.1. Nhận diện thông tin bất đối xứng 

  1. Những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ nghiêm trọng của TTBĐX:

  • Mức độ đồng nhất giữa giá cả và chất lượng (hàng điện tử): với chất lượng cho trước, mức giá giao động ít hay nhiều (ngược lại, với mức giá như nhau, chất lượng có sự khác biệt lớn hay không?). Nếu sự biến thiên mạnh, NTD phải chọn mẫu thử lớn để biết chắc về chất lượng hàng hoá 

  • Mức độ thường xuyên mua sắm:mua sắm thường xuyên giúp NTD thành thạo hơn, chi phí thẩm định giảm, chọn được mẫu thử lớn hơn 

  1. Kết luận: nếu chi phí thẩm định nhỏ so với giá mua dự kiến và các cặp giá và chất lượng đồng nhất hoặc mức độ thường xuyên mua sắm lớn so với sự biến thiên về chất lượng thì TTKĐX sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng và ngược lại

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.2. Thông tin bất đối xứng và hiệu quả 

  1. TTBCX: sự lựa chọn nghịch & mối hiểm nguy đạo đức

    VD: Thị trường chứng khoán

    Thị trường nhà đất

    Dịch vụ Y tế (người bán có nhiều thông tin hơn người mua)

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ 

  1. Những giải  pháp của tư nhân:

  • -Xây dựng thương hiệu và quảng cáo: nhà sản xuất có thương hiệu nổi tiếng mong muốn giữ uy tín cho sản phẩm => cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho người mua => có được niềm tin của khách hàng 

  • -Bảo hành sản phẩm (để tăng sự tin cậy của khách hàng): cam kết bồi thường một phần hoặc toàn bộ chi phí thay thế, sửa chữa hay hoàn lại tiền cho khách hàng 

  • -Chứng nhận của bên thứ ba (kiểm toán, bảo hiểm, dịch vụ chứng nhận chất lượng) 

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ 

  1. Cung cấp thông tin bổ sung cho thị trường: cung cấp thông tin như cung cấp một HHCC (dự báo thời tiết, thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin về thị trường thế giới); chứng nhận chất lượng hàng hóa …

    Ban hành quy chế về cung cấp thông tin: quy định về nhãn mác hàng hóa; về thông tin liên quan đến các hàng hóa đặc biệt như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, quy định về cung cấp thông tin đối với các công ty muốn niêm yết trên TTCK…

  1. 2.4. Thông tin bất đối xứng

  • 2.4.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ 

  1. Đóng vai trò “bên thứ ba”: giám định chất lượng hàng hoá, cấp giấy chứng nhận, tư vấn tiêu dùng…

    Bảo vệ người tiêu dùng: phát triển các hiệp hội, giải quyết tranh chấp thương mại giữa người mua và người bán…

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Bất bình đẳng:

    Bình đẳng (equality) là khi mọi người nhận được khoản thu nhập (hoặc sở hữu lượng tài sản) như nhau. (Malcom Gillis)

    Bình đẳng theo đĩnh nghĩa này không bao giờ xảy ra trong thực tế nhưng nó là một tiêu chuẩn khách quan để dựa vào đó chúng ta đánh giá thực trạng phân phối của một quốc gia hay một xã hội

    Bình đẳng là một khái niệm khách quan

    Khi không có bình đẳng thì tồn tại bất bình đẳng (inequality) ở một mức độ nào đó

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. So sánh bình đẳng (equality) & công bằng (equity)

    Trong kinh tế học, công bằng là một khái niệm mang tính chuẩn tắc và thuộc về đạo lý. Công bằng là khi mỗi người và mọi người nhận được mức thu nhập (hay hưởng thành quả kinh tế) xứng đáng với khả năng, nỗ lực, trình độ học vấn và sự sẵn sàng chịu rủi ro của mình (Malcolm Gillis)

    Công bằng là một khái niệm mang tính chủ quan: thay đổi theo không gian và thời gian

    Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về công bằng nhưng mọi cách hiểu đều ngụ ý sự công nhận rằng nên tồn tại một mức độ bất bình đẳng nhất định

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  1. Đường Lorenz

    Do nhà thống kê người Mỹ- C. Lorenz xây dựng năm 1905

    Đường Lorenz biểu thị mối quan hệ giữa nhóm dân số xếp theo thu nhập từ thấp đến cao cộng dồn và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Đường Lorenz

    Đường Lorenz luôn nằm dưới đường 450.

    Đường Lorenz càng xa đường 450 thể hiện mức độ bất bình đẳng càng lớn.

    Hạn chế của đường Lorenz: Chưa lượng hóa và so sánh được mức độ bất bình đẳng khi hai đường Lorenz cắt nhau

    Để khắc phục, người ta dùng hệ số Gini

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Hệ số Gini

    Hệ số Gini được vào ứng dụng năm 1912 và được tính dựa trên đường Lorenz.

    Cách tính hệ số Gini: G = Dtích A/(Dtích A+ Dtích B)

    Giá trị của hệ số Gini: 0 ≤ G ≤ 1

    Tuy nhiên, WB tổng kết là Gini trong thực tế là 0,2<Gini<0,6. Gini càng lớn: mức độ bất bình đẳng càng cao. Nước có thu nhập thấp: 0,3- 0,5; nước có thu nhập cao: 0,2-0,4.

    Hạn chế: Chưa thể hiện được sự so sánh giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất trong một quốc gia.

  • Nguồn: Số liệu Ngân hàng thế giới, 2014 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  • Nguồn: Số liệu Ngân hàng thế giới, 2014 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản 

  1. 6.Do được thừa kế tài sản 

  2. 7.Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm 

  3. 8.Do kết quả kinh doanh 

  • Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động 

  1. 9.Do khác nhau về khả năng và kỹ năng lao động 

  2. 10.Do khác nhau về cường độ làm việc 

  3. 11.Do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc 

  4. 12.Do một số nguyên nhân khác 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Nghèo đói

    Khái niệm chung: Nghèo là tình trạng thiếu thốn trên nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng, dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào các quá trình ra quyết định...

  • vì nghèo khổ được đánh giá trên nhiều phương diện nên việc gộp tất cả các khía cạnh đó trong một chỉ số là không thể. 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Nghèo đói

    Ba trường phái/quan điểm về đói nghèo:

  • -Trường phái phúc lợi: đói nghèo là hiện tượng mà một hay nhiều cá nhân trong xã hội không đạt được mức phúc lợi KT (hay thu nhập) tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ở mức thấp nhất theo tiêu chuẩn của XH 

  • -Trường phái (dựa vào) nhu cầu cơ bản: độ thỏa dụng của các cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài thu nhập. => không được tiếp cận với những HH&DV cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Nghèo đói

    Ba trường phái/quan điểm về đói nghèo:

  • -Trường phái (dựa vào) năng lực (A. Sen_Development as Freedom): không có điều kiện để phát huy năng lực thực hiện các chức năng cần thiết của mình. 

  1. => Chi phối cách thức/biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan tới nghèo đói.

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Các định nghĩa khác: Định nghĩa nghèo khổ của WB

    Định nghĩa nghèo khổ tại Hội nghị chống đói nghèo của ESCAP, BKK (9/1993)

    Bạn hiểu đói nghèo là gì?

    What is Poverty?

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  1. 2.5.1. Khái niệm và thước đo

    Nghèo đói

  • Ngưỡng nghèo (poverty line): là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập hoặc chi tiêu nằm dưới mức đó sẽ bị coi là nghèo (VD: nghèo thu nhập, nghèo chi tiêu, nghèo lương thực thực phẩm…) 

  • Ngưỡng nghèo tuyệt đối (absolute poverty): là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh 

  • Ngưỡng nghèo tương đối (relative poverty): được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Nghèo đói

    Chỉ số đếm đầu người (HC) số người nghèo

    Tỷ lệ đếm đầu người (HCR) tỷ lệ người nghèo

    Khoảng cách nghèo (Poverty Gap) mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo đói trong một quốc gia

    How is poverty measured.mp4

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Chỉ số đói nghèo tổng hợp: HPI và MPI

    - Chỉ số đói nghèo toàn cầu (Multi-dimensional Poverty Index)

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Mức chuẩn nghèo mới của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

    1. Tiêu chí về thu nhập:

  • - Chuẩn mức sống tối thiểu: từ 1.3 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở thành thị và 1 triệu đồng/người/ tháng tại nông thôn. 

  • - Chuẩn nghèo chính sách: từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng tại nông thôn. 

  • - Chuẩn mức sống trung bình: từ 1.95 triệu đồng/người/tháng trở xuống và 1.5 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn. 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Mức chuẩn nghèo mới của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

    2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:

    - Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

    - Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụtbao gồm: trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

    Ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  1. Mức chuẩn nghèo mới của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

    Dựa vào 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo:

    Hộ nghèo: là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:

    + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống.

    + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

    Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu, và dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  • 2.5.1. Khái niệm và thước đo 

  • Vòng luẩn quẩn đói nghèo truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Intergenerational transmission of poverty  

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  1. 2.5.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ (hiệu ứng thu nhập/thay thế)

  • Giải pháp sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận (định nghĩa) đói nghèo và phương pháp đo lường. 

  • Một số giải pháp can thiệp: 

    • Phân phối lại: thuế thu nhập/tài sản lũy tiến;  

    • Mở rộng cơ hội cho người nghèo 

    • Tăng cường quyền lực cho người nghèo 

    • Hệ thống an sinh xã hội 

  1. 2.5. Bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo

  1. Nước X có mười (10) nhóm dân với thu nhập/năm (đơn vị tính: nghìn $) như sau: 10, 12, 7, 16, 14, 5, 3, 1, 4, 2.

  1. a)Tính phần trăm thu nhập theo Ngũ vị phân (5 nhóm thu nhập: Quintile 1, 2, 3, 4, 5) Tính hệ số GINI. Ghi chú: làm tròn số đến 3 chữ số thập phân  

  2. b)Nếu lấy ngưỡng nghèo là 5 nghìn $/năm, Chính phủ đánh thuế vào nhóm có thu nhập từ  7 nghìn$/năm với mức 2 nghìn$/năm. Mức thuế này có đủ trợ cấp cho các nhóm thu nhập dưới ngưỡng nghèo tại xã hội nước X hay không?  

  3. c)Tính phần trăm thu nhập sau thuế và trợ cấp theo Ngũ vị phân (5 nhóm thu nhập: Quintile 1, 2, 3, 4, 5). Ghi chú: làm tròn số đến 2 chữ số thập phân  

  4. d)Tính hệ số GINI sau thuế và trợ cấp. Ghi chú: làm tròn số đến 3 chữ số thập phân. 

  • 2.6.1. Chu kỳ kinh tế và vai trò chính phủ 

  1. Bất ổn kinh tế vĩ mô: Sự dao động thất thường của tổng sản lượng so với tổng sản lượng tiềm năng kéo theo sự lên xuống thất thường của tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp

    Nền kinh tế thị trường vận động theo chu kỳ: Phồn thịnh – suy thoái – khủng hoảng – phục hồi – phồn thịnh – suy thoái…

    Thời kỳ suy thoái – khủng hoảng: sản lượng thấp hơn tiềm năng, thất nghiệp cao, hàng hóa ế ẩm, lphat thường thấp

    Thời kỳ phồn thịnh: sl cao hơn sl tiềm năng, u thấp, nguy cơ i cao.

Bài tập mô hình ngoại ứng tích cực

  • 2.6.2. Giải pháp can thiệp của chính phủ (tự nghiên cứu) 

  1. Ổn định hóa vĩ mô và tạo môi trường cho tăng trưởng dài hạn: chính sách ổn định hóa và chính sách kk tăng trưởng (xem Kinh tế học vĩ mô/ kinh tế học phát triển).

  1. THẤT BẠI CỦA NHÀ NƯỚC (tự nghiên cứu)

  • Thất bại của nhà nước: thất bại trong việc đạt được các mục tiêu cải thiện hiệu quả hay mục tiêu mong muốn khác thông qua các hoạt động can thiệp của NN. 

  • Các lý do có thể dẫn đến thất bại NN: 

  1. + Tính đa mục tiêu và sự xung đột giữa chúng: lựa chọn mục tiêu ưu tiên sai; chi phí đánh đổi lớn.

    + Hạn chế thông tin

    + Hạn chế trong việc kiểm soát phản ứng của NSX và NTD.

    + Tính quan liêu của bộ máy nhà nước

    + Hạn chế do các quá trình chính trị áp đặt

  • Hiệu quả can thiệp phụ thuộc vào năng lực của nhà nước  

  • => Can thiệp của NN cần phù hợp với năng lực 

  • Câu 1: Hãy nêu định nghĩa và một số ví dụ về Ngoại ứng. (4đ) 

  • Câu 2: (6 điểm)  

  1. Hoạt động trồng rừng của 1 lâm trường có hàm chi phí cận biên MC=25+Q, hàm lợi ích cận biên cá nhân là MPB=45-3Q. Hoạt động trồng rừng mang lại lợi ích cho XH và người ra xác định được hàm lợi ích cận biên MSB=85-5Q. (Q là diện tích rừng tính bằng ha, P là mức giá tính bằng 1.000USD/ha)

    1. j)Biểu diễn bài toán bằng đồ thị. 

    2. k)Xác định diện tích và giá trồng rừng tối ưu cá nhân và tối ưu XH. 

    3. l)Xác định tổng thất PLXH do trồng rừng dưới mức tối ưu XH. 

    4. m)Nếu muốn lâm trường trồng ở mức tối ưu XH thì chính phủ cần phải làm gì? CP phải bỏ ra hoặc thu về bao nhiêu để giải quyết vấn đề này? 

  • Câu 1: Hãy nêu định nghĩa và một số ví dụ về Hàng hóa công cộng. (4đ) 

  • Câu 2: (6 đ) Một nhà độc quyền có đường cầu là Q=30 - 2.5P và chi phí biên là Mc= 1.2Q + 4. Trong đó Q tính bằng triệu sp, P tính bằng $/sp. 

    1. d.Xác định mức slg và mức giá, doanh thu doanh nghiệp trong TH cạnh tranh hoàn hảo 

    2. e.Tổn thất PLXH là bao nhiêu khi độc quyền xảy ra. 

    3. f.Theo anh (chị), CP cần làm gì để hạn chế độc quyền?  

  • Câu 1: (5 đ) Một nhà độc quyền có đường cầu là Q=30 - 2.5P và chi phí biên là Mc= 1.2Q + 4. Trong đó Q tính bằng triệu sp, P tính bằng $/sp. 

    1. a.Xác định mức slg và mức giá, doanh thu doanh nghiệp trong TH cạnh tranh hoàn hảo (2đ) 

    2. b.Tổn thất PLXH là bao nhiêu khi độc quyền xảy ra. (2đ) 

    3. c.Theo anh (chị), CP cần làm gì để hạn chế độc quyền? (1đ) 

  1. Hoạt động trồng rừng của 1 lâm trường có hàm chi phí cận biên MC=25+Q, hàm lợi ích cận biên cá nhân là MPB=45-3Q. Hoạt động trồng rừng mang lại lợi ích cho XH và người ra xác định được hàm lợi ích cận biên MSB=85-5Q. (Q là diện tích rừng tính bằng ha, P là mức giá tính bằng 1.000USD/ha)

    1. d.Biểu diễn bài toán bằng đồ thị. (1) 

    2. e.Xác định diện tích và giá trồng rừng tối ưu cá nhân và tối ưu XH. (2đ)  

    3. f.Xác định tổng thất PLXH do trồng rừng dưới mức tối ưu XH. (1đ) 

    4. g.Nếu muốn lâm trường trồng ở mức tối ưu XH thì chính phủ cần phải làm gì? CP phải bỏ ra hoặc thu về bao nhiêu để giải quyết vấn đề này? (1đ)