Bài tập tính tuổi của chất phóng xạ năm 2024

Upload - Home - Sách - Sheet nhạc - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác

Tính tuổi của một tượng gỗ cổ biết lượng chất phóng xạ 14C phóng xạ β- hiện nay của tượng gỗ ấy bằng 0,77 lần lượng chất?

Tính tuổi của một tượng gỗ cổ biết lượng chất phóng xạ 14C phóng xạ β- hiện nay của tượng gỗ ấy bằng 0,77 lần lượng chất phóng xạ của một khúc gỗ cùng khối lượng mới chặt. Biết chu kì bán rã của 14C là 5600 năm.

  1. 3500 năm.
  1. 1065 năm.
  1. 4500 năm.
  1. 2112 năm.

- Khối lượng còn lại của X sau thời gian t : \(m = \dfrac{{{m_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}} = {m_0}{.2^{ - {\kern 1pt} \dfrac{t}{T}}} = {m_0}.{e^{ - \lambda .t}}\).

- Số hạt nhân X còn lại sau thời gian t : \(N = \dfrac{{{N_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}} = {N_0}{.2^{ - {\kern 1pt} \dfrac{t}{T}}} = {N_0}.{e^{ - \lambda .t}}\)

- Độ phóng xạ: \({H_{tb}} = - \dfrac{{\Delta N}}{{\Delta t}}\); \(H = \dfrac{{{H_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}} = {H_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}}\) hay \(H = \dfrac{{{H_0}}}{{{e^{\lambda t}}}} = {H_0}.{e^{ - \lambda t}}\) Với : \(\lambda = \dfrac{{\ln 2}}{T}\)

- Công thức tìm số mol : \(n = \dfrac{N}{{{N_A}}} = \dfrac{m}{A}\)

2. DẠNG 2: XÁC ĐỊNH LƯỢNG CHẤT ĐÃ BỊ PHÂN RÃ

Phương pháp:

- Cho khối lượng hạt nhân ban đầu m0 ( hoặc số hạt nhân ban đầu N0 ) và T . Tìm khối lượng hạt nhân hoặc số hạt nhân đã bị phân rã trong thời gian t ?

- Khối lượng hạt nhân bị phân rã: \(\Delta m{\rm{ }} = {m_0} - m = {m_0}(1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}) = {m_0}(1 - {e^{ - \lambda .t}})\)

- Số hạt nhân bị phân rã là : \(\Delta N{\rm{ }} = {N_0} - N = {N_0}(1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}) = {N_0}(1 - {e^{ - \lambda .t}})\)

3. DẠNG 3: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CỦA HẠT NHÂN CON

Phương pháp:

- Cho phân rã : \({}_Z^AX \to {}_{Z'}^BY\)+ tia phóng xạ . Biết m0 , T của hạt nhân mẹ.

Ta có : 1 hạt nhân mẹ phân rã thì sẽ có 1 hạt nhân con tao thành.

Do đó : \(\Delta {N_X}\) (phóng xạ) = NY (tạo thành)

- Số mol chất bị phân rã bằng số mol chất tạo thành \({n_X} = \frac{{\Delta {m_X}}}{A} = {n_Y}\)

- Khối lượng chất tạo thành là \({m_Y} = \dfrac{{\Delta {m_X}.B}}{A}\).

Tổng quát : \({m_{con}} = \dfrac{{\Delta {m_{me}}}}{{{A_{me}}}}.{A_{con}}\)

- Hay Khối lượng chất mới được tạo thành sau thời gian t

\({m_1} = \dfrac{{\Delta N}}{{{N_A}}}{A_1} = \dfrac{{{A_1}{N_0}}}{{{N_A}}}(1 - {e^{ - \lambda t}}) = \dfrac{{{A_1}}}{A}{m_0}(1 - {e^{ - \lambda t}})\)

Trong đó: A, A1 là số khối của chất phóng xạ ban đầu và của chất mới được tạo thành

NA = 6,022.1023 mol-1 là số Avôgađrô.

4. DẠNG 4: XÁC ĐỊNH CHU KÌ BÁN RÃ T

Phương pháp

- Dựa vào liên hệ giữa chu kì bán rã và hằng số phóng xạ: \(\lambda = \dfrac{{\ln 2}}{T}\)

- Dựa vào công thức định luật phóng xạ (giải hàm số mũ, loga)

5. DẠNG 5: XÁC ĐỊNH THỜI GIAN PHÓNG XẠ T, TUỔI CỔ VẬT

Phương pháp:

Tuổi của vật cổ: \(t = \dfrac{T}{{\ln 2}}\ln \dfrac{{{N_0}}}{N} = \dfrac{T}{{\ln 2}}\ln \dfrac{{{m_0}}}{m}\) hay \(t = \dfrac{1}{\lambda }\ln \frac{{{N_0}}}{N} = \dfrac{1}{\lambda }\ln \dfrac{{{m_0}}}{m}\).

Lưu ý : các đại lượng m & m0 , N & N0 , H &H0 phải cùng đơn vị

6. DẠNG 6: NĂNG LƯỢNG PHÓNG XẠ

A đứng yên phân rã \( \to \) B +C

Sử dụng định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng

\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{P_t}} = \overrightarrow {{P_s}} \\{m_A}{c^2} = \left( {{m_B} + {m_C}} \right){c^2} + {{\rm{W}}_{{d_B}}} + {{\rm{W}}_{{d_C}}}\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 = {m_B}\overrightarrow {{v_B}} + {m_C}\overrightarrow {{v_C}} \\\Delta E{\rm{ = }}{{\rm{W}}_{{d_B}}} + {{\rm{W}}_{{d_C}}}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_B}}} = \dfrac{{{m_C}}}{{{m_B} + {m_C}}}\Delta E\\{{\rm{W}}_{{d_C}}} = \dfrac{{{m_B}}}{{{m_B} + {m_C}}}\Delta E\end{array} \right.\)