Bản chât nhiệm vụ đối tượng của kế toán năm 2024

Như vậy, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Tại Điều 8 Luật Kế toán 2015 quy định đối tượng kế toán gồm:

- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:

+ Tiền, vật tư và tài sản cố định;

+ Nguồn kinh phí, quỹ;

+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

+ Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;

+ Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;

+ Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;

+ Nợ và xử lý nợ công;

+ Tài sản công;

+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản gồm:

+ Tiền, vật tư và tài sản cố định;

+ Nguồn kinh phí, quỹ;

+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

+ Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;

+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh bao gồm:

+ Tài sản;

+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

+ Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;

+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;

+ Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:

+ Tài sản;

+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

+ Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;

+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;

+ Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

+ Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;

+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

+ Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.

Bản chât nhiệm vụ đối tượng của kế toán năm 2024

Luật Kế toán quy định kế toán là gì? Nhiệm vụ của kế toán được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Kế toán 2015 quy định nhiệm vụ kế toán bao gồm như sau:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;

- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra tại Điều 5 Luật Kế toán 2015 quy định kế toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.

- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.

Trong kế toán nghiêm cấm cái hành vi nào?

Quy định tại Điều 13 Luật Kế toán 2015 các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán như sau:

- Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.

- Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

- Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.

- Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ.

- Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

- Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định.

- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.

- Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.

- Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.

- Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.

- Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.

- Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.

- Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.