Các dạng đề đọc hiểu môn ngữ văn 6

  • 1

ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN LỚP 6 FULL NĂM 2022 - 2023 MỚI NHẤT BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK1 – KẾT NỐI TRI THỨC ​

STT​

TÊN VĂN BẢN​

SỐ ĐỀ​

TRANG​

1​

Bài học đường đời đầu tiên

26​

1-36​

2​

Nếu cậu muốn có một người bạn

2​

37-40​

3​

Bắt nạt

2​

41-43​

4​

Chuyện cổ tích về loài người

2​

43-47​

5​

Mây và sóng

2​

48-50​

6​

Bức tranh của em gái tôi

11​

48-60​

7​

Cô bé bán diêm

11​

62-76​

8​

Gió lạnh đầu mùa

3​

77-82​

9​

Con chào mào

2​

83-86​

10​

Chùm ca dao về quê hương, đất nước

2​

87-89​

11​

Chuyện cổ nước mình

4​

90-100​

12​

Cây tre Việt Nam

22​

101-121​

13​

Cô Tô

16​

122-137​

14​

Hang Én

2​

138-142​

15​

Cửu Long Giang ta ơi

2​

143-144​

TỔNG SỐ ĐỀ​

109​

BÀI 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN​

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

…“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”

(Ngữ văn 6 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2021)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn văn trên? Xác định ngôi kể của văn bản?

Câu 3. Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào?

Câu 4. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?

GỢI Ý:

1​

- Đoạn văn trên trích từ văn bản: ”Bài học đường đời đầu tiên” - Tác giả Tô Hoài

2​

-Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu: Miêu tả - Ngôi kể của văn bản: Văn bản được kể bằng ngôi thứ nhất.

3​

Một phép so sánh có trong đoạn văn: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. - Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng.

4​

- Nội dung của đoạn trích: Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn (qua đó hé lộ một phần tính cách kiêu căng của nhân vật.

ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.”

ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK2 – KẾT NỐI TRI THỨC

  • YOPOVN.COM_ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK1.doc 1 MB · Lượt xem: 73
  • YOPOVN.COM_ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK2.doc 609 KB · Lượt xem: 66

Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều đã cho thấy bút pháp rất mực tài hoa của Nguyễn Du trong việc khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật

  • FILE 20220704 153327
  • 16 - sang thu van 9
  • 20 ĐOẠN VĂN NLXH HAY - ÔN THI THPT QUỐC GIA 3

Preview text

ÔN TẬP VĂN 6 (I)

**I. Đọc hiểu:

  1. Ngữ liệu:** Ngữ liệu là đoạn trích, văn bản truyện có nội dung phù hợp với các bài học ở lớp 6, học kì I, đảm bảo phục vụ kiểm tra các năng lực, phẩm chất cần đạt ở học sinh. 2. Nội dung đọc hiểu:
  2. Nhận biết về nhân vật, lời kể, ngôi kể; từ ghép, từ láy, thành phần chính của câu, cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ), biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.
  3. Nêu cảm nhận về một chi tiết, hình ảnh, nhân vật được nói đến trong ngữ liệu.
  4. Rút ra được bài học, thông điệp được gợi ra từ ngữ liệu. **II. Làm văn
  5. Kiểu bài:** Văn tự sự. 2. Nội dung: Kế lại một trải nghiệm.

ÔN TẬP CHI TIẾT I. Văn bản: - Bài học đường đời đầu tiên

  • Nếu cậu muốn có một người bạn
  • Bức tranh của em gái tôi
  • Cô bé bán diêm
  • Gió lạnh đầu mùa
  • Nhận biết về nhân vật, lời kể, ngôi kể
  • Nêu cảm nhận về một chi tiết, hình ảnh, nhân vật được nói đến trong ngữ liệu.
  • Rút ra được bài học, thông điệp được gợi ra từ ngữ liệu. II. Tiếng Việt:
  • Từ ghép, từ láy
  • Thành phần chính của câu
  • Cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)
  • Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. 1/ SO SÁNH: a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
  • A là B: “Người ta là hoa đất ” (Tục ngữ) “Quê hương là chùm khế ngọt” [ Quê hương - Đỗ Trung Quân]
  • A như B: “Nước biếc trông như làn khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào” [ Thu vịnh – Nguyễn Khuyến] “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” [ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

  • Bao nhiêu.... bấy nhiêu.... “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” [ca dao] Trong đó:
  • A – sự vật, sự việc được so sánh
  • B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
  • “Là” “như” “bao nhiêu..ấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi. c/ Các kiểu so sánh:
  • Phân loại theo mức độ:
  • So sáng ngang bằng: “ Người là cha, là bác, là anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” [ Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
  • So sánh không ngang bằng: “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi” [ Bầm ơi – Tố Hữu]
  • Phân loại theo đối tượng:
  • So sánh các đối tượng cùng loại: “Cô giáo em hiền như cô Tấm”
  • So sánh khác loại: “Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm! ” [ Núi đôi – Vũ Cao]
  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại: “ Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào ” [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” [ca dao] 2/ NHÂN HÓA: a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. b/ Các kiểu nhân hóa:
  • Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên?
  • Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
  • Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu) +Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?
  • Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra? 3. Kết bài
  • Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:
  • Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên...)
  • Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?

Gợi ý làm bài Khi làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em, các em cần ghi nhớ kĩ các ý sau:

  • Bài văn được kể theo ngôi kể thứ nhất. (Xưng "tôi" hoặc "em", "con")
  • Giới thiệu rõ ràng, gọi tên được trải nghiệm đó: trải nghiệm chuyến du lịch, trải nghiệm chuyến về quê, trải nghiệm vui về buổi sinh nhật, trải nghiệm buồn về bị điểm thấp,...
  • Tập trung vào câu chuyện trải nghiệm: sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian hợp lí, có sử dụng các câu văn dùng để miêu tả về không gian, thời gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.
  • Thể hiện rõ ràng cảm xúc của em trước sự việc, từ đó rút ra được ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân.

CÁC ĐỀ MẪU THAM KHẢO: 1/ Em hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của mình 2/ Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm. Những kỉ niệm đó có thể là vui là buồn thậm chí là làm chúng ta thay đổi cả một thói quen. Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của mình. 3/ Có một lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm đó. 4/ Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi. 5/ Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người thân trong gia đình. 6/ Kể về một trải nghiệm của em với một con vật nuôi mà em yêu thích. 7/ Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid -19, chắc hẳn em sẽ có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em. 8/ Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi xa. 9/ Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn..ùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em. 10/ Kể trải nghiệm một lần em mắc lỗi. 11/ Kể trải nghiệm một lần em làm việc tốt.

MỘT SỐ DÀN BÀI THAM KHẢO

*Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm. Những kỉ niệm đó có thể là vui là buồn thậm chí là làm chúng ta thay đổi cả một thói quen. Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của mình.

  • Mở bài : Giới thiệu về thầy/cô/bạn bè và sự việc, tình huống người ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
  • Thân bài :
  • Mở đầu: Trải nghiệm đó xuất hiện ra sao? Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của nhân vật trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ
  • Diễn biến câu chuyện Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí. Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.
  • Kết quả Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với câu chuyện đó là gì?
  • Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
  • Kết bài nêu kết thúc của một trải nghiệm đáng nhớ/nêu cảm nghĩ về truyện đã kể. Bài học nhận ra sau trải nghiệm. Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.
  • Sử dụng lời văn của bản thân một cách hợp lí, có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt câu)

*** Có một lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm đó.**

  • Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài).
  • Kể theo trình tự
  • Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
  • Diễn biến của câu chuyện.
  • Tâm trạng của người viết khi phạm lỗi: buồn bã, hối hận...
  • Hành động, quyết định của bản thân sau lỗi lầm: quyết định đến xin lỗi...
  • Bài học rút ra cho chính bản thân.

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

+ Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể. ************************

*** Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn..ùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.

  1. Mở bài** Dẫn dắt vào câu chuyện: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện đó. 2. Thân bài a. Nguyên nhân xảy ra câu chuyện Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó? Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ b. Diễn biến câu chuyện Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí. Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng. c. Kết quả Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với người bạn đó là gì?

III. MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KẾT HỢP TIẾNG VIỆT (Lưu ý: Đây chỉ là các bài tập mẫu) 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: “ Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) Câu 1. Đoạn văn trên trích là lời kể của ai? Nhân vật chính là ai? Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên? Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?

2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: “- Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...” (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) Câu 1: Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Ngôi kể thứ mấy? Nhân vật chính là ai? Câu 3: Nghĩa của từ “ đơn điệu ” được dùng trong đoạn văn trên là gì? Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “ Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”. Câu 5: Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp.

3/ Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!.” Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”. ( Ngữ văn 6– tập 1 ) a. Đoạn văn trên trích là lời kể của ai? Ngôi kể thứ mấy? Nhân vật chính là ai? b. Qua đoạn trích, nhà văn dành cho em bé trong truyện những tình cảm gì? c. Tìm và phân tích cấu tạo của 2 cụm danh từ trong đoạn trích trên d. Nếu trong lớp em có bạn gặp phải hoàn cảnh như cô bé bán diêm, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?