Các hình thức đánh giá học sinh THCS

GD&TĐ - Việc chỉ sử dụng kiểm tra đầu giờ (kiểm tra miệng) trong đánh giá thường xuyên không còn phù hợp với đòi hỏi đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Tuy nhiên, để thực hiện đúng tinh thần đổi mới, đặt ra yêu cầu cao hơn, đòi hỏi thầy cô phải đầu tư và nỗ lực nhiều hơn.

Nhàn thầy cô, thiệt học trò

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá HS THCS và THPT được thực hiện theo lộ trình từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 7, lớp 10; từ năm học 2023 - 2024 với lớp 8, lớp 1 và từ năm học 2024 - 2025 với lớp 9, lớp 12. Theo Thông tư này, ngoài đánh giá định kỳ, HS được đánh giá thường xuyên thông qua nhiều hình thức đa dạng: Hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

Đây là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của HS diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho GV, HS để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của HS; xác nhận kết quả đạt được của HS trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

Ngày 6/4, trong báo cáo tại cuộc làm việc với đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La thừa nhận việc đổi mới kiểm tra, đánh giá ở nhiều đơn vị trên địa bàn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Lấy điểm thường xuyên chủ yếu căn cứ vào việc kiểm tra bài cũ đầu giờ, các hình thức kiểm tra thường xuyên chưa đa dạng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT…

Từ thực tế dạy học, thầy Trang Minh Thiên, GV Trường THPT Nguyễn Việt Dũng (Cần Thơ) cũng cho rằng: Còn không ít GV vẫn đánh giá HS để lấy điểm thường xuyên qua kiểm tra bài cũ đầu giờ. Cách làm này dù “nhàn” cho thầy cô nhưng sẽ không đánh giá hết năng lực của HS, bởi chỉ cần học thuộc bài mà không phát triển được các kỹ năng khác. Chưa kể, đa phần các em nghĩ đã trả bài và có điểm cao rồi thì ít khi phải trả bài lại nên có thể dẫn tới chểnh mảng trong các bài tiếp theo.

Cô Vũ Thị Anh, GV Trường THPT Ân Thi (Hưng Yên) thì nhấn mạnh quan điểm: Đến thời điểm này nếu thầy cô vẫn chủ yếu đánh giá thường xuyên theo hình thức kiểm tra bài cũ đầu giờ là chậm đổi mới, ngại đổi mới, chưa tiếp thu quan điểm chỉ đạo theo tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT.

Theo cô Trần Huỳnh Nhị, GV Trường THPT Hòa Ninh (Vĩnh Long), những lợi ích của việc đổi mới đánh giá thường xuyên. Cụ thể là đánh giá đa dạng, toàn diện năng lực HS; đánh giá quá trình nhằm công nhận sự tham gia học tập của người học, tránh áp lực điểm số; sản phẩm học tập là kết quả của việc vận dụng những gì đã học, không nghiêng về thuộc lòng bài lý thuyết.

Cô Trần Huỳnh Nhị cho rằng: Hoạt động đánh giá HS đã có nhiều đổi mới. Theo đó, thầy cô đã chú trọng đầu tư thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức: Đối thoại trực tiếp, chấm sản phẩm học tập cá nhân, sản phẩm nhóm, kiểm tra viết tự luận ngắn, viết luận thành đoạn. Với những GV chưa đổi mới, nguyên nhân do việc triển khai tại trường chưa hiệu quả, chỉ đạo của lãnh đạo chưa quyết liệt, công tác tập huấn hỗ trợ GV hạn chế, ý thức đổi mới của GV còn chậm… 

Các hình thức đánh giá học sinh THCS
Ảnh minh họa/ INT

Đánh giá nhiều lần, vì sự tiến bộ của người học

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai, cô Lê Thị Thu Hồng, GV Trường THPT Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), cho biết mình và đồng nghiệp trong trường thực hiện đánh giá thường xuyên trong cả quá trình dạy học; có thể thực hiện kiểm tra đồng loạt cả lớp, hoặc kiểm tra lần lượt với từng HS, nhóm HS. Các phương pháp, hình thức đánh giá thường xuyên cũng đa dạng, như: Hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập và có thể tiến hành trực tuyến hoặc trực tiếp.

Cô Lê Thị Thu Hồng đưa ví dụ khi giao nhiệm vụ cho một nhóm HS về nhà tìm hiểu một nội dung của bài mới thông qua phiếu học tập. Trong tiết học sau đó, đại diện nhóm HS lên trả lời phần chuẩn bị ở nhà của cả nhóm; các nhóm khác có nhiệm vụ đặt câu hỏi đánh giá, phản biện. GV đánh giá điểm nhóm thông qua bài thuyết trình, sản phẩm học tập đã chuẩn bị, khả năng trả lời các câu hỏi phản biện… tùy theo mức độ đóng góp, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm để cho điểm đánh giá thường xuyên. Trong quá trình giảng dạy kiến thức trên lớp, GV cũng dễ dàng đánh giá thường xuyên HS thông qua hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi củng cố. Qua đó, tùy theo mức độ giải quyết vấn đề của HS, GV có thể cho điểm tốt (điểm cộng), hoặc cho điểm kiểm tra thường xuyên.

“Mục đích của chúng tôi trong đánh giá thường xuyên để HS thấy được khả năng của mình trong quá trình học tập; từ đó khuyến khích các em nỗ lực học tập để tiến bộ. Do đó, chúng tôi đánh giá thường xuyên nhiều lần trong một học kỳ. Lần đầu, nếu HS thực hiện chưa tốt thì có thể cố gắng khắc phục trong lần sau. Đánh giá thường xuyên cũng giúp GV thấy được những khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học sao cho tốt nhất”.  -

Cho biết điều này, cô Lê Thị Thu Hồng chia sẻ kinh nghiệm đổi mới đánh giá thường xuyên với việc đa dạng các hình thức dạy học (dạy học trên lớp, học tập ở nhà, tham quan học tập, hoạt động nhóm, thảo luận, thực hành thí nghiệm). Khi đó, GV mới có nhiều sản phẩm học tập, nhiều hình thức để đánh giá thường xuyên đối với HS; lấy HS làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em tiếp thu cũng như trình bày kiến thức mình có được.

Với thầy Trang Minh Thiên, cách đánh giá thường xuyên được thầy áp dụng là đánh giá quá trình học tập của HS trong suốt học kỳ, ghi nhận sự tiến bộ và cố gắng của HS khi tham gia các hoạt động học trên lớp; đánh giá qua các sản phẩm học tập (sản phẩm của dự án STEM, bài thuyết trình…); khuyến khích trò dành thời gian tham gia các khóa học online về những chủ đề có liên quan đến môn học và tóm tắt lại nội dung để chia sẻ cho lớp...

Để thực hiện hiệu quả các giải pháp này, thầy Thiên cho rằng: Đánh giá quá trình đòi hỏi GV phải có sự quan sát, ghi nhận tỉ mỉ để không đánh giá sai năng lực và bảo đảm công bằng khách quan cho HS. Đánh giá qua các sản phẩm học tập, GV phải có thời gian đầu tư soạn giảng, xây dựng các dự án học tập và phương án đánh giá phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh đó, thầy cô cần có sự chuẩn bị và trao đổi thật kỹ để các em có thể quan sát, nhận xét các bạn thật sự chính xác và cùng nhau thúc đẩy việc học. Cuối cùng, để HS dành thời gian tham gia các khóa học online về chủ đề liên quan đến môn học, trước hết GV phải là người tiên phong tự học, bồi dưỡng để có thể nắm bắt, thấu hiểu được những nội dung nào là cần thiết và phù hợp với HS của mình.

“Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cũng là giải pháp để thực hiện hiệu quả đổi mới kiểm tra, đánh giá. Cùng với đó, thầy cô cần không ngừng tự học, bồi dưỡng chuyên môn. Việc đặt mình vào HS, dựa trên việc phát triển năng lực của HS cũng sẽ giúp thầy cô đưa ra hình thức đánh giá phù hợp” - cô Trần Huỳnh Nhị chia sẻ.

Đánh giá, xếp loại học sinh vẫn luôn là một một tiêu chí quan trọng trong quá trình học tập để phân loại học sinh và tổng kết những kết quả mà học sinh đạt được trong một kỳ và cũng như cả năm học.

Mỗi năm vào giữa kỳ, cuối kỳ hay cuối năm giáo viên sẽ đánh giá, phân loại chất lượng học sinh. Để biết thêm quy định mới về đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT quý khách hàng đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT theo quy định mới năm 2022

Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về việc đánh giá các môn học (trừ môn Âm nhạc, mỹ thuật, thể dục được đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo mức đạt yêu cầu hoặc chưa đạt yêu cầu) theo phương thức kết hợp giữa hai hình thức đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số cụ thể.

– Việc đánh giá bằng nhận xét sẽ được xét trên các tiêu chí về sự tiến bộ, thái độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn các môn học cũng như hoạt động giáo dục theo quy định trong chương trình giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo.

– Đánh giá bằng điểm số về kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng với môn học. Kết quả đánh giá sẽ theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Ngoài ra, đối với việc đánh giá học sinh THCS, THPT sẽ có thêm việc đánh giá bằng hình thức kiểm tra trên máy tính. Thông tư mới yêu cầu việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua việc: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

Như vậy, từ ngày 11/10/2020, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh được đa dạng hóa nhằm tận dụng thế mạnh của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. Các trường THCS, THPT sẽ có thể áp dụng các hình thức kiểm tra truyền thống và kiểm tra trên máy tính là hình thức đánh giá mới cho học sinh THCS và THPT.

Trên đây là quy định mới về đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT mà giáo viên có thể tham khảo trong việc đánh giá học sinh.

Các hình thức đánh giá học sinh THCS

Xếp loại học lực của học sinh THCS, THPT

Tại cấp học THCS và THPT học lực của học sinh được xếp thành 5 loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. Cụ thể, việc xếp loại học lực của học sinh hai cấp này sẽ dựa trên điểm trung bình của từng cấp. Theo đó, điểm trung bình môn là tổng hợp điểm của rất nhiều bài kiểm tra như bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối học kỳ. Thông qua điểm số này để đánh giá và xếp loại quá trình học tập của học sinh.

Các bài kiểm tra để đánh giá học sinh THCS, THPT theo quy định mới năm 2022 bao gồm:

– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập (hiện nay đang quy định kiểm tra thường xuyên gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 01 tiết, kiểm tra thực hành dưới 01 tiết).

– Kiểm tra, đánh giá định kỳ: Giữa kỳ, cuối kỳ thông qua bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính, bài thực hành, dự án học tập (hiện nay đang quy định gồm kiểm tra viết từ 01 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 01 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ).

Từ các bài kiểm tra, giáo viên có thể áp dụng để tính điểm trung bình môn và trung bình cả năm của học sinh để xếp loại học sinh như sau:

– Đối với loại giỏi: Điểm trung bình môn học từ 8,0 trở lên trong đó điểm trung bình của một trong hai môn Toán và Ngữ văn phải từ 8,0 trở lên. Học sinh chuyên của trường THPT chuyên phải có thêm điều kiện là điểm trung bình của môn chuyên phải từ 8,0 trở lên. Ngoài ra để đạt học lực giỏi thì không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.

– Đối với loại khá: Điểm trung bình các môn học phải từ 6,5 trở lên và một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn phải có điểm trung bình từ 6,5 trở lên. Còn áp dụng cho học sinh chuyên khối THPT thì môn chuyên phải từ 6,5 trở lên. Không môn học nào được dưới 5,0

– Đối với loại trung bình: Các môn phải có điểm trung bình từ 5,0 trở lên trong đó điểm hai môn Toán và Ngữ văn phải có một môn được từ 5,0 trở lên, môn chuyên đối với học sinh ở trường chuyên phải thêm điều kiện là điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên. Đồng thời không môn nào duới 3,5

– Loại yếu được quy định với điểm trung bình từ 3,5 trở lên, không môn nào dưới 2,0

– Cuối cùng loại học lực kém bao gồm những trường hợp còn lại.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn mang đến cho Quý khách hàng về chủ đề quy định mới về đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT năm 2022. Với những thông tin này hy vọng Quý khách hàng đã phần nào hiểu hơn để áp dụng thực hiện.

Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào về bài viết hay vấn đề liên quan, quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc.

->>> Tham khảo thêm : Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021