Cách Hòa nhập vào môi trường mới lớp 6

Nói và nghe: Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường Trung học cơ sở Đọc: Khám phá một chặng hành trình Viết: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

Bạn đang xem: Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới – Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Bài học Hòa nhập vào môi trường mới nhằm giúp các em biết cách chia sẻ cảm nghĩ của bản thân mình khi bước vào môi trường trung học cơ sở mới. Đồng thời, bài học này còn giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành lập một kế hoạch câu lạc bộ đọc sách. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Để chuẩn bị tâm thế cho năm học mới, em và các bạn hãy dành một khoảng thời gian chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi bước vào môi trường Trung học cơ sở. Em và các bạn cùng thực hiện các bước sau:

Bước 1: Viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới theo những câu hỏi gợi ý:

– Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?

+ Em cảm thấy còn nhiều bỡ ngỡ vì trường mới, lớp mới, bạn bè và nhiều môn học mới.

+ Em cũng cảm thấy có buồn khi không còn được học cùng những người bạn cũ thân thiết từ tiểu học.

– Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới?

+ Trong môi trường lớp 6 mới, điều thuận lợi với em là em được học cùng cô giáo chủ nhiệm rất hiền và ân cần quan tâm chúng em.

+ Hơn nữa, bạn bè cùng lớp em cũng rất vui vẻ, thân thiện.

+ Điều kiện vật chất ở trường rất tốt và hiện đại.

+ Chương trình học được sắp xếp hợp lí, giúp em có nhiều cơ hội rèn luyện.

+ Có các câu lạc bộ giúp em được tự tin thể hiện bản thân.

– Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?

+ Lớp 6 có nhiều môn học mới, mỗi môn học là một thầy giáo hoặc cô giáo khác nhau nên chúng em chưa quen cách học.

+ Trong lớp em có rất nhiều bạn học giỏi và tích cực trong các hoạt động vì vậy em sẽ cần cố gắng để đạt kết quả học tập tốt cùng lớp.

+ Mỗi ngày chúng em đều phải học rất nhiều môn học nên có nhiều bài tập về nhà hơn khi ở Tiểu học.

Bước 2: Gợi ý khi chia sẻ thêm ý kiến với các bạn:

– Vui vẻ, phấn khởi khi được vào học ở ngôi trường mình luôn mong ước.

– Lo lắng, hồi hộp khi phải làm quen với môi trường mới, bạn bè, thầy cô mới.

– Tràn đầy nhiệt huyết, quyết tâm cho hành trình học tập mới.

Câu 1: 

– Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính: kết nối em với thiên nhiên, kết nối em với cộng đồng, kết nối em với chính mình. Có thể xác định các chủ điểm thuộc mạch kết nối:

+ Kết nối em với thiên nhiên:

  • Chủ điểm 3: Vẻ đẹp quê hương
  • Chủ điểm 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên
  • Chủ điểm 10: Mẹ thiên nhiên

+ Kết nối em với cộng đồng:

  • Chủ điểm 1: Lắng nghe lịch sử nước mình
  • Chủ điểm 2: Miền cổ tích
  • Chủ điểm 7: Gia đình thương yêu
  • Chủ điểm 8: Những góc nhìn cuộc sống

+ Kết nối em với chính mình:

  • Chủ điểm 4: Những trải nghiệm trong đời
  • Chủ điểm 6: Điểm tựa tinh thần
  • Chủ điểm 9: Nuôi dưỡng tinh thần

Câu 2:

– Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp tạo nhóm thảo luận môn học vì chúng em có thể cùng lập nhóm để chia sẻ về bài học, chia sẻ những tài liệu sưu tầm được về tác giả, những video, clip, bài hát hay cảm nhận về tác phẩm. Qua đó chúng em có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức, cùng giúp nhau tiến bộ và có thể tìm thêm được những người bạn có cùng niềm yêu thích môn Ngữ văn.

– Trong chương trình Ngữ Văn, có 2 hướng tổ chức câu lạc bộ đọc sách: một là các em học sinh thích sách tự lập thành 2 nhóm, hai là các thầy cô tổ chức câu lạc bộ đọc sách.

– Các em có thể tham khảo cách lập kế hoạch cho hoạt động của câu lạc bộ đọc sách theo các mẫu trong sách giáo khoa.

1. Bài tập 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu những cảm xúc của em trong ngày đầu tiên bước vào ngôi trường trung học cơ sở.

a. Hướng dẫn giải:

Để chuẩn bị tâm thế cho năm học mới, em hãy dành một khoảng thời gian chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi bước vào môi trường Trung học cơ sở.

b. Lời giải chi tiết:

Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm thật đẹp, đáng yêu, ngây thơ về tuổi học trò hồn nhiên và trong sáng. Đối với tôi, một trong những kỉ niệm sâu sắc và đáng nhớ nhất chính là về buổi đầu tiên bước chân vào mái trường Trung học cơ sở. Sau biết bao ngày tháng miệt mài nỗ lực học tập để có thể hoàn thành tốt trong kì thi chuyển cấp. Tôi đã đạt được mong ước của mình là có thể đặt chân vào ngôi trường cấp 2 – một ngôi trường chuyên của huyện mà tôi hằng mơ ước. Ngày hôm nay, tôi đến trường nhận lớp trong sự háo hức và hồi hộp của một học sinh cấp 2. Với sự thay đổi này, tôi cảm thấy mình đã trưởng thành hơn một bậc. Buổi khai trường đầu tiên khi bước chân vào mái trường Trung học cơ sở đã để lại cho tôi những ấn tượng thật đẹp. Mai này, khi trưởng thành, nó sẽ gợi nhắc cho tôi về một tuổi học trò đầy thân thương.

2. Bài tập 2: Các chủ điểm trong chương trình Ngữ văn 6 được chia thành ba mạch kết nối chính. Theo em, việc chia như vậy mang lại ý nghĩa gì?

a. Hướng dẫn giải:

Đọc khái quát qua phần giới thiệu sách giáo khoa Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo để trả lời cho câu hỏi này.

b. Lời giải chi tiết:

– Kết nối em với thiên nhiên nhằm giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Từ đó, các em thêm tự hào về đất nước mình và biết yêu thiên nhiên hơn.

– Kết nối em với cộng đồng nhằm giúp các em hiểu hơn về lịch sử nước nhà, có sự đồng cảm, sẻ chia với cuộc sống của những người xung quanh.

– Kết nối em với chính mình nhằm giúp các em có ý thức hơn trong việc học tập, biết cách nuôi dưỡng tinh thần và ngày càng hoàn thiện bản thân.

– Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được nội dung cơ bản của sách giáo khoa Ngữ văn 6.

+ Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.

+ Biết lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.

+ Có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.

Bài học Hòa nhập vào môi trường mới sẽ giới thiệu đến các em một số phương pháp học tập môn Ngữ văn hiệu quả. Bên cạnh đó, bài học này còn giúp các em biết cách lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách. Để nắm được những kiến thức này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc bài soạn tại đây:

  • Soạn bài Hòa nhập vào môi trường mới
  • Soạn bài Hòa nhập vào môi trường mới

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn LuatTreEm sẽ sớm trả lời cho các em. 

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Dưới đây là bài soạn của Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới Ngữ Văn 6 tập 1 của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Sách chân trời sáng tạo CTST. Cách hướng dẫn, trình bày lời giải chi tiết, dễ hiểu. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài để xem. Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 6 tập 1 tech12h

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Giải sách chân trời sáng tạo lớp 6 bài mở đầu Hòa nhập với môi trường mới, ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo, giải văn 6 tập 1 sách mới, soạn bài mở đầu sách chân trời sáng tạo, sách chân trời sáng tạo nxb giáo dục

HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI

…………………………………………………

Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: ……

Số tiết: 2 tiết

NÓI VÀ NGHE

CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG THCS

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Chia sẻ suy nghĩ về môi trường học tập mới. từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
  3. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Tự tin trước đám đông.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh mái trường, lớp học, bạ bè và thầy cô giáo ở ngôi trường.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  3. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  4. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi: Người ấy là ai?

GV sử dụng hình ảnh của các thầy, cô giáo, các bạn trong lớp hoặc bác bảo vệ, lao công trong nhà trường. HS dựa vào ảnh đoán tên. Nhóm nào giơ tay nhanh, đoán đúng sẽ giành chiến thắng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lên cấp THCS là các em đã bước vào một thế giới mới, mới về bạn bè, thầy cô và cả những môn học mới. Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ về môi trường học mới này.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành nói và nghe

  1. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau:

Câu hỏi gợi ý

Ý kiến của em

Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?

Điếu gì là thuận lợi với em trong mói trường mới?

Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?

- GV chia sẻ những cảm xúc của mình tỏng quá khứ trong những ngày đầu tiên là HS cấp THCS để tạo không khí cởi mở, thoải mái cho các em.

- HS chia sẻ suy nghĩ cá nhân theo cặp đôi.

- GV mời HS lên chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Chia sẻ theo nhóm về những thuận lợi và khó khăn khi chuyển lên cấp học mới. Từ đó, có thêm sự đồng cảm, chia sẻ và thêm sự thân quen với các bạn trong lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS lắng nghe chia sẻ thêm từ các nhóm khác.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

ĐỌC VĂN BẢN

VĂN BẢN 1: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được được nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6.

- Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
  3. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.    

- Có ý thức học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  3. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  4. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV sử dụng kĩ thuật KWL tổ chức cho HS chia sẻ về ngữ văn 6:

+ Em đã biết gì về SGK Ngữ văn 6 ?

+ Những điều em mong muốn khi học SGK Ngữ văn 6?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: SGK là tài liệu chính thức sử dụng trong nhà trường. Vậy cuốn sách Ngữ văn 6 sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những điều gì?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV mời HS đọc VB.

- GV cũng có thể chia VB ra thành hai phần, gọi 2 HS đọc: phần giới thiệu sách và phương pháp học tập môn Ngữ văn.

- GV đặt câu hỏi:

+ Tên bộ sách là Chân trời sáng tạo gợi cho em suy nghĩ hoặc liên tưởng gì? Có vẻ ghi lại hoặc vẽ lại những điều em suy nghĩ được?

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn

 Chia lớp làm 4 đội liệt kê nhanh.

Mạch kết nối

Những bài liên quan

Kết nối em với thiên nhiên

Kết nối em với cộng đồng

Kết nối em với chính mình

- Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp nào? Vì sao?

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV cho HS xem một số sản phẩm học tập môn ngữ văn như: sổ tay Ngữ văn, video clip, tranh ảnh về bài học, thẻ thông tin…

1. Nội dung học

- Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính:

·         Kết nối em với thiên nhiên: Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương.

·         Kết nối em với cộng đồng: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống.

·         Kết nối em với chính mình: Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.

2. Phương pháp học tập

- Sử dụng sổ tay ngữ văn

- Sưu tầm video clip, tranh ảnh, bài hát về bài học…

Tạo nhóm thảo luận môn học

- Làm thẻ thông tin

- Thực hiện các sản phẩm sáng tạo

- CLB đọc sách

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Môn học Ngữ văn 6 gồm mấy chủ điểm? Hãy tìm hiểu SGK Ngữ văn học kì 1 để biết chúng ta học những chủ điểm nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy đọc và tìm hiểu các phương pháp học tập môn Ngữ văn để nắm được cách áp dụng vào thực tế học tập.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

VIẾT

LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
  3. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài học.

- Có ý thức học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung

Video liên quan

Chủ đề