Cách khắc phục bệnh hay quên

Ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đi khám bệnh chỉ vì hay quên. Hiện mỗi tháng phòng khám thần kinh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM tiếp nhận 400-600 bệnh nhân đến khám với lý do này.

Hay quên, triệu chứng của nhiều bệnh

"Người bệnh uống vào thấy khỏe hơn trước, do vậy mang lại cảm giác tiếp nhận thông tin tốt hơn chứ không phải là sản phẩm đã khôi phục được trí nhớ như quảng cáo"

Bác sĩ Trần Mạnh Hùng

“Trước đây trí nhớ của tôi rất tốt nhưng giờ tôi không thể nào nhớ được nhiều như xưa, thậm chí còn rất hay quên, kèm theo đau mỏi cơ, đau đầu và chóng mặt, mất ngủ”, bác sĩ Trần Mạnh Hùng, phó khoa nội thần kinh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM, cho biết nhiều người phàn nàn về trí nhớ của mình như thế. Điều đáng nói là phần lớn bệnh nhân này lại là những người trẻ (30-40 tuổi).

Bác sĩ Võ Đôn, phụ trách khoa nội thần kinh Bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM, lưu ý biểu hiện hay quên là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Do vậy, muốn chữa được chứng hay quên cần tìm được nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Nhiều bệnh thực thể có biểu hiện hay quên như bệnh nhân sau đột quỵ các chấn thương não ở người lớn tuổi như bị máu tụ dưới màng cứng mãn tính (chấn thương này thường xảy ra khi bị té và đập đầu nhẹ vào tường nhưng không biết, hoặc té trong lúc say xỉn nên không nhớ). Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc nghiện rượu bia mãn tính, bệnh lý thoái hóa não...

Người mắc bệnh gan, thận mãn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mãn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng hay quên. Bệnh Alzheimer gây sa sút trí tuệ với triệu chứng ngày càng nặng do giảm chức năng não ngày càng nặng nề. Những bệnh này cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và điều trị bằng thuốc chuyên biệt. Bệnh viện Nhân Dân 115 cũng tiếp nhận nhiều trường hợp đến khám với lý do hay quên. Khi các bác sĩ khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán thì phát hiện có máu tụ dưới màng cứng mãn tính. Những trường hợp này đã được phẫu thuật vì nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê.

Còn bác sĩ Mạnh Hùng cho rằng phần lớn người trẻ tuổi phàn nàn về trí nhớ của mình không phải là những người mắc bệnh lý suy giảm trí nhớ thật sự mà do những người này thường mắc một trong các hội chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng kéo dài hoặc stress cấp tính, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ của người đó.

Nhiều bệnh nhân đến khám kể lại khi phát hiện mình hay quên đã mua những loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng làm tăng trí nhớ và khôi phục trí nhớ về uống, nhưng uống hoài vẫn... không bớt quên nên đi khám. Theo bác sĩ Mạnh Hùng, khi người bệnh đọc trên những sản phẩm này thấy quảng cáo có tác dụng với đúng những triệu chứng mà họ đang có như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ nên tin tưởng sản phẩm sẽ có hiệu quả và đã mua sản phẩm về uống. Nhà sản xuất đã thêm vào một số loại vitamin B1, B6, B2, acid folic, Omega 3 và một số hoạt chất có tác dụng hồi phục sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh trong những loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là có tác dụng tăng cường trí nhớ, khôi phục trí nhớ. Người bệnh uống vào thấy khỏe hơn trước, do vậy mang lại cảm giác tiếp nhận thông tin tốt hơn chứ không phải là sản phẩm đã khôi phục được trí nhớ như quảng cáo.

Sắp xếp lại cuộc sống

Loại bỏ những lo lắng, căng thẳng, đi ngủ (và thức dậy) đúng giờ để có một giấc ngủ ngon - chất lượng, tập thể dục đều đặn làm giảm stress và tạo cân bằng hóa học trong não giúp đáp ứng tốt với căng thẳng, tạo lạc quan và phấn chấn trong cuộc sống. Khi các triệu chứng giảm trí nhớ kèm theo đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài trên ba tháng mà nghỉ ngơi vẫn không cải thiện thì nên đến bác sĩ để được khám, tư vấn, điều trị.

Bác sĩ Võ Đôn cho rằng khi làm việc nên có lịch làm việc hằng ngày giúp chúng ta nhớ và tập trung. Trong cuộc sống, cần sắp xếp cách làm việc cho hợp lý, khoa học, có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Riêng tế bào thần kinh não không sinh sản được mà sẽ giảm chức năng tế bào theo tuổi tác. Do vậy, ngay cả khi không có bệnh gì thì trí nhớ cũng giảm theo thời gian chứ không thể tốt như những ngày còn trẻ. Các loại thực phẩm chức năng quảng cáo hồi phục trí nhớ, tăng cường trí nhớ thường không có công trình nghiên cứu rõ ràng nên có thể được quảng cáo quá hiệu quả tác dụng của nó. Nếu có tác dụng như quảng cáo chắc chắn sẽ được xếp vào thuốc chứ không chỉ là thực phẩm chức năng.

THÙY DƯƠNG

Chứng hay quên, đãng trí thường xuất hiện ở người cao tuổi, khi mà tuổi tác cao khiến các cơ quan dần lão hóa và suy giảm trí nhớ. Nhưng chứng hay quên hiện nay còn gặp ở những người trẻ tuổi, và thậm chí là lứa tuổi học sinh và sinh viên. Vậy nguyên nhân của bệnh hay quên là gì? Phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả bệnh hay quên?

Cách khắc phục bệnh hay quên

Mắc chứng hay quên là do đâu?

Bước vào độ tuổi trung niên, quá trình lão hóa dần tăng tốc độ, các tế bào thần kinh chết đi ngày một nhiều, để lại những “khoảng trống” trong hoạt động của não bộ; cùng với đó là tâm lý căng thẳng dẫn đến từ gánh nặng gia đình. Con cái là những vấn đề mà người trung niên phải đối mặt. Đó là chưa kể, người ở độ tuổi này rất hay nhớ nhớ quên quên, đau đầu và mất ngủ hoa mắt chóng mặt.

Đây cũng là lúc bệnh thiếu máu não xuất hiện. Theo thống kê của tổ chức Global Burden of Disease thuộc WHO có tới 2/3 người trung tuổi mắc bệnh thiếu máu não, chứng tỏ mức độ phổ biến của bệnh.

Bạn hay quên chìa khoá xe máy, đi chợ quên mang ví và thậm chí bỗng dưng quên tên… người đồng nghiệp kế bên… Bạn không cô đơn, vì có rất nhiều người gặp tình trạng tương tự. Hiện nay, chứng sa sút trí tuệ hay “brain fog” đang có xu hướng tăng mạnh trên toàn cầu.

Brain fog là chứng đờ đẫn hay sương mù trí não, một cảm giác mơ hồ về những gì bạn cố gắng thực hiện. Nhưng không thể tập trung và không thể nhớ ra những điều cần làm.

Những triệu chứng bao gồm: trí nhớ kém, hay quên và hay mất tập trung rồi căng thẳng kéo dài… Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình hình này bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ trong cuộc sống dưới đây.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng này là: Nhớ nhớ quên quên, đau đầu, mất ngủ và hoa mắt chóng mặt. Hậu quả do thiếu máu não gây ra cho người ở độ tuổi trung niên thường rất nghiêm trọng.

Và chỉ cần một động mạch bị tắc, người bệnh có thể bị suy hô hấp hay suy tuần hoàn hoặc nhũn não, xuất huyết não dẫn tới tử vong. Đó là lý do thiếu máu nào được xếp thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong, chỉ sau ung thư và tim mạch.

Cách khắc phục bệnh hay quên

Điều trị chứng hay quên bằng thuốc gì?

Vì bệnh thiếu máu não do nhiều nguyên nhân gây ra, nên bạn muốn điều trị bệnh hiệu quả cần làm rõ nguyên nhân để có phác đồ hợp lý. Hiện nay, việc chữa bệnh hay quên dựa trên các nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên thay vì thuốc tân dược tổng hợp là một phương pháp được đánh giá là an toàn và hạn chế nhiều tác dụng phụ lên cơ thể của người bệnh.

Riêng đối với bệnh thiếu máu não có thể chữa bằng hai loại thảo dược quý là đinh lăng và bạch quả. Đinh lăng làm tăng sự dẻo dai, chống mệt mỏi và điều trị suy nhược thần kinh, stress và bồi bổ cơ thể.

Bạch quả giúp hoạt huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn, chống oxy hóa mạnh và bảo vệ tế bào thần kinh

Thuốc bổ não sẽ giải quyết tình trạng nhớ nhớ quên quên, đau đầu, mất ngủ và hoa mắt chóng mặt ở người trung niên.

Cebraton chín là là sự kết hợp tuyệt vời giữa 2 loại thảo dược quý: Đinh lăng và bạch quả. Nguyên liệu đinh lăng sạch có trong cebraton.vn an toàn theo tiêu chuẩn GACP – WHO của Tổ chức Y tế thế giới

Thuốc bổ não Cebraton có tác dụng dưỡng não, đồng thời làm tăng chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng hoạt hóa vỏ não và tăng cường trí nhớ.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương, Cebraton có tác dụng cải thiện rõ rệt biểu hiện như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, stress và giảm trí nhớ. Đặc biệt là có tới 97,5% bệnh nhân hết rối loạn giấc ngủ sau 30 ngày điều trị với thuốc bổ não Cebraton.

Tóm lại, theo cuộc sống hiện nay thì chứng hay quên xuất hiện ở mọi lứa tuổi, để giảm được tình trạng này bạn hãy dùng thuốc bổ não Cebraton của Traphaco nhé!

Dấu hiệu chung của bệnh này là cảm giác mơ hồ, lúc nhớ lúc quên về những điều bản thân sẽ cố gắng thực hiện nhưng không thể nhớ ra. Thông thường, điều này diễn trong khoảng thời gian ngắn, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Chứng bệnh hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu... khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, tức giận trong ửng xử giao tiếp.

Dưới đây là một số nguyên nhân

Trầm cảm: Khi tâm trạng không tốt,  chúng ta thật khó để tập trung làm một điều gì đó. Tuy nhiên không ai có thể tránh được chứng trầm cảm, trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này nếu thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng của lứa tuổi.

Không kiểm soát được tâm lí và hành động trong một khoảnh khắc nào đó có thể khiến những người trầm cảm mất đi người thân yêu hay bị các thành viên khác trong gia đình hiểu lầm.

Giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể tăng khả năng hay quên và không tập trung.

Cách khắc phục bệnh hay quên

Rối loạn tâm trí: Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Với một số người, điều này thoạt đầu có vẻ thú vị và đầy thử thách nhưng về sau có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và căng thẳng. Khi bộ não phải làm việc quá tải, họ sẽ bị cảm giác rối loạn, lạc lối. Với một tâm trí lẫn lộn, trí nhớ kém là hệ quả dễ phát sinh và điều duy nhất giúp giải quyết chuyện này là tập trung vào một việc tại một thời điểm. Bộ não càng phải xử lí nhiều việc cùng lúc thì khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.

Thiếu ngủ:Khi thiếu ngủ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi đó những thông tin lưu trữ không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, điều này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.Giấc ngủ giúp cơ thể và tâm trí có cơ hội tái tạo và sửa chữa những phần tế bào, mô đã hao mòn. Ngoài ra, quá trình sóng não được tạo ra khi ngủ cũng là lúc trí nhớ được lưu trữ. Các sóng não cũng có thể chuyển phần ghi nhớ tới vỏ não trước trán, tức là các phần chứa trí nhớ dài hạn. Hãy ngủ đủ giấc nó là điều kiện đầu tiên giúp cải thiện trí nhớ, ngăn chặn suy giảm nhận thức.

Thiếu vitamin B1: Vitamin B1 (Thiamine) giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đồng thời là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và chuyển đổi thành năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong bộ não của chúng ta với chức năng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người.

Đối với những người không nhận được đủ lượng thiamine từ chế độ ăn uống, họ có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ. Để ngăn chặn tình trạng này, nên chú ý bổ sung vitamin B1 tự nhiên qua các nguồn thực phẩm như: Mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hạt dẻ, gà, gan, thịt lợn…

Do các bệnh lý: Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng hay quên.

Nguyên do bệnh ở não và chấn thương não: Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não... cũng gây mất trí nhớ và hay quên.

Do thuốc và chất gây nghiện:Ở người thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu.

Chứng hay quên ở người trẻ có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị.

Chữa bệnh quên ra sao?Để khắc phục chứng bệnh "chưa già đã lẫn", các chuyên gia khuyến cáo:1. Người bệnh cần thay đổi lối sống bằng cách: tránh căng thẳng, stress kéo dài2. Không làm nhiều việc cùng một lúc3. Ăn uống lành mạnh4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ5. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đọc sách báo và tham gia các hoạt động cộng đồng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tạo thói quen ghi chép, lên kế hoạch các công việc cần thực hiện trong thời gian sắp tới, sau đó đặt vị trí dễ quan sát nhất. Ngoài ra, nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm.


BS Vũ Anh