Cách kiềm chế cảm xúc với con

I. Tác hại khi cha mẹ nổi giận với con

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng việc la mắng hay đánh đập con là một biện pháp giáo dục hiệu quả, khiến con nghe lời. Nhưng chắc các cha mẹ đã biết câu “ khi ngôn từ bất lực thì bạo lực lên ngôi”. Thực tế, việc quát tháo, đánh đập con chính là biểu hiện của sự bất lực trong cách dạy dỗ của cha mẹ.

Bạn nghĩ rằng sau đó con sẽ chịu nghe lời của bạn? Vâng, có thể là như vậy, ngay thời điểm đó, nhưng bạn có biết những hậu quả bạn đã gây ra cho con về mặt tâm lý và tinh thần như thế nào không?

Trẻ cũng sẽ trở nên gắt gỏng, bạo lực

Việc quát tháo la mắng trẻ sẽ khiến trẻ sinh ra nhiều hành vi chống đối. Trẻ sẽ trở nên lầm lì nóng tính và hay gắt gọng - như bạn vậy đó. Nếu bạn hay đánh trẻ thì sau này trẻ cũng sẽ có hành vi bạo lực với những người xung quanh và với chính cha mẹ của chúng - chính là bạn.

Ảnh hưởng phát triển não bộ

Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ bị tổn thương não, đặc biệt là ở vùng xử lý âm thanh và ngôn ngữ. Vì vậy trẻ sẽ chậm phát triển tư duy hơn những bạn cùng trang lứa khác. Quan trọng hơn, những thông tin tiêu cực sẽ được trẻ tiếp nhận nhanh hơn là những thông tin tích cực, dẫn đến những hệ quả như trầm cảm.

Khiến trẻ bị tự ti, nhút nhát

Khi bị la mắng, chỉ trích lâu ngày trẻ sẽ dần đồng tình với quan điểm mà cha mẹ đưa ra và trở nên tự ti, rụt rè. Ví dụ khi bạn mắng: “Sao con lại ngu ngốc thế hả” và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ sẽ dần tin rằng mình là người kém cỏi. Khi lớn lên, trẻ cũng sẽ phát triển thành một người nhu nhược, không có chính kiến và không dám đưa ra quan điểm của bản thân.

Cách kiềm chế cảm xúc với con

Bạn hãy nhớ rằng: Khi trẻ bị la mắng sẽ có hai khả năng xảy ra

- Trẻ có hệ thần kinh yếu thì dễ mắc chứng tự ti, trầm cảm;

- Còn trẻ có hệ thần kinh mạnh thì dễ trở nên hung tính hoặc mắc chứng nổi loạn, tính thiện dần mất đi, nhân cách và đạo đức cũng dần bị thoái hóa.

Biết giới hạn của bản thân

Không chỉ những trò nhõng nhẽo của trẻ mà còn cả công việc, những việc vặt, cãi nhau với bạn bè cũng khiến bạn trở nên nóng nảy khi về nhà. Khi thực sự cảm thấy stress, bạn nên tránh tất cả mọi tác nhân khơi gợi cơn nóng giận. Đồng thời, trong lúc ấy, bạn nên tạm ngưng mọi công việc và có thể đi dạo vài vòng hay làm bất cứ việc gì khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Tránh mất kiểm soát bản thân

Bạn cần đưa ra những giới hạn để trẻ không bao giờ “chọc giận” bạn và cũng là cách giúp trẻ bớt nhõng nhẽo và trở nên ngoan ngoãn hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể quyết định những quy tắc nào quan trọng cần giữ và những quy tắc nào không cần thiết khi trẻ vòi vĩnh điều gì đó. Ví dụ như bạn hoàn toàn có thể chấp nhận việc trẻ cứ nằng nặc đòi được uống nước bằng cái ly màu đỏ thì mới chịu ăn hay đòi mặc quần áo theo ý trẻ để đi chơi. Những đòi hỏi này của trẻ đơn thuần thể hiện sở thích cá nhân nên bạn hãy cho phép con được thể hiện bản thân của trẻ. Đồng thời, điều này cũng sẽ giảm đi phần nào cơn khó chịu cho bạn và cho cả trẻ, cũng như giúp hạn chế tối đa mọi cuộc cãi nhau trong gia đình.

Cho bản thân khoảng không gian riêng

Nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu mất kiểm soát, hãy hít một hơi thật sâu và đếm đến 10, sau đó bạn hãy uống trà hoặc uống nước, bước sang phòng khác, nhắm mắt lại hoặc nhìn ra cửa sổ. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi chỉ một vài phút nghỉ ngơi cũng có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái.

1. Hít thở thật sâu

Đôi khi đây là cách tốt nhất giúp bạn bình tĩnh trong những tình huống khó khăn.

2. Tự nhắc nhở bản thân, bạn đang thương lượng với một đứa trẻ chứ không phải một người trưởng thành

Sau cả ngày bận rộn chăm sóc và chơi với con, bạn có thể mất bình tĩnh khi trẻ mắc lỗi. Khi đó, hãy nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ và bạn không thể yêu cầu chúng cư xử như một người lớn. Khi đó, hãy nghĩ đến những khoảng thời gian vui vẻ mà bạn và con đã cùng trải qua, chắc chắn sẽ làm bạn bớt căng thẳng.

3. Chia sẻ với vợ/chồng hoặc bạn bè

Đôi lúc có thể bạn sẽ thấy cô đơn, hãy chia sẻ những khó khăn của mình với vợ/chồng để cùng tìm cách giải quyết. Gặp gỡ và tìm lời khuyên từ những người bạn thân thiết (tốt nhất là một người bạn có con nhỏ) cũng sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

4. Lên tiếng đúng thời điểm

Hãy tự kiềm chế mình không phản ứng trước những vấn đề nhỏ như con bạn đang mặc gì ra ngoài, có hợp mốt không… Hãy để mọi thứ trôi qua nhẹ nhàng theo cách tự nhiên.

5. Khi nhắc nhở con, hãy đi vào trọng tâm và sau đó không nhắc lại nữa

Cách kiềm chế cảm xúc với con

Giúp ba mẹ kiểm soát cơn nóng giận