Cách xác định mẫu câu Ai the nào

Bạn đang xem: Cách phân biệt mẫu câu: Ai – là gì? Ai- làm gì? Ai- thế nào? |Món Miền Trung Tại Món Miền Trung

Trong thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tôi thấy học sinh lớp 2 rất hay nhầm lẫn giữa các kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào? Đặc biệt là sự nhầm lẫ giữa mẫu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào? Để hạn chế sự nhầm lẫn đó, chúng ta cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa các mẫu câu này.

Bạn đang xem: Kiểu câu ai thế nào

Mẫu câu Ai the nàoBài tập về mẫu câu Ai làm gì lớp 2Bài tập về mẫu câu Ai la gìBài tập về mẫu câu Ai làm gì lớp 3Ôn tập câu Ai làm gì

1. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

Cách xác định mẫu câu Ai the nào

Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

*Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

– Câu kể Ai -làm gì ? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

– Câu kể Ai- thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ – vị.

– Câu kể Ai – là gì?có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ -vị.

Vì mỗi kiểu câu trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.

*Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

– Câu kể Ai- là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Nam là học sinh giỏi của lớp.

– Câu kể Ai- làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: – Hoa là quần áo cho mẹ.

– Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng.

– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

– Câu kể Ai- thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

READ PEN-M - Khóa học "hot" nhất giai đoạn ôn thi nước rút

Ví dụ: – Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

2. Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

Cách xác định mẫu câu Ai the nào

Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

Kiểu câu: Ai – làm gì?

Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.)Kể lại hoạt độngLà động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động.

Ví dụ:

Bức tranh treo trên tường.

Nhà này có ba gian.

Nó bị phê bình.

+ Là cụm chủ – vị

Kiểu câu: Ai – thế nào?

Chỉ người, động vật, bất động vật.Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng tháiLà động từ ( cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ.

VD:

Bàn này / chân đã gãy.

Trên đây là sự khác biệt giữa ba kiểu câu kể câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào? Và sự khác biệt giữa hai kiểu câu Ai- làm gì? và Ai- thế nào? Các bạn cùng đọc và cho ý kiến.

3. Bài tập cho mẩu câu Ai – là gì? Ai- làm gì? Ai- thế nào?

Cách xác định mẫu câu Ai the nào

Bài tập cho mẩu câu Ai – là gì? Ai- làm gì? Ai- thế nào?

Bài 1: Tìm câu ai làm gì?

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.Bài 2 Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.Trả lời:

READ Gói cước MAX Sim VinaPhone là gì?

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì ?

a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

b) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Bài 3. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau :

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Viết một đoạn văn khoảng năm câu để kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các câu kể Ai làm gì ?

TRẢ LỜI:

1. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau : Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chủng tôi buông(CN) neo trong vùng biển trường sa (VN).

Một số chiến sĩ(CN) thả câu(VN). Một số khác(CN) quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo(VN). Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo(CN) gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui(VN).

2. Viết một đoạn văn khoảng năm câu kể về cồng việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các kiểu câu Ai làm gì ?

Sáng hôm qua là ngày tổ em trực nhật, vì thế cả tổ ai cũng đi học sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của tổ trưởng chúng em bắt tay vào làm việc. Hai bạn Hiếu và Vân quét thật sạch nền lớp. Bạn Trâm lau chùi bàn cô giáo và bảng đen, giặt khăn lau. Hai bạn Phát và Hào kê lại bàn ghế. Em lấy chổi lông gà quét thật sạch bụi trên bàn ghế và giá sách cuối lớp. Bạn Ngọc tổ trưởng quét hành lang, bậc thềm. Chỉ một lúc sau, chúng em đã làm xong mọi việc.

Bài 4. Cho một số câu văn để học sinh nhận biết câu Ai thế nào ?

READ Cách đọc số thứ tự, số đếm trong tiếng Anh | usogorsk.com

Bài tập 1: Gạch trước câu kiểu Ai thế nào ?

a) Nam là một học sinh ngoan.

b) Mỗi ngày một tờ lịch bị bóc đi.

c) Mẹ em làm bánh rất ngon.

d) Sông Hồng mùa lũ rất hung dữ.

e) Mặt trời xanh ngắt.

Bài 5:Tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai thế nào ?có trong đoạn văn sau: Đã sang tháng ba, đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng. Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẫng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh. Những con bê cái thì khác hẳn. Chúng rụt rè chẳng khác nào những bé gái được bà chiều chuộng, chăm bẵm.

Xem thêm: Sửa Lỗi Flash Player Không Còn Được Hỗ Trợ Phải Làm Sao, Bật Adobe Flash Trong Microsoft Edge

Bài 6 : Tìm những câu viết theo mẫu Ai thế nào? trong đoạn văn sau: Mùa xuân đến, bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:

Mẫu câu Ai the nàoBài tập về mẫu câu Ai làm gì lớp 2Bài tập về mẫu câu Ai la gìBài tập về mẫu câu Ai làm gì lớp 3Ôn tập câu Ai làm gì
See more articles in category: Wiki

Cách xác định mẫu câu Ai the nào

  • + Căn cứ thứ nhất:
    Câu kiểu Ai thế nào ? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? và một bộ

    phận trả lời câu hỏi thế nào ?
    + Căn cứ thứ 2:- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu( đối với những câu không có phần phụ) vì ở lớp 2- 3 các em chưa biết khái niệm danh từ.- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất( vì các em chưa biết khái niệm tính từ ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

    + Căn cứ thứ 3:

    Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.* Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.- Học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào? là câu như thế nào?- Học sinh xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai thế nào?- Học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào? dùng để làm gì?* Một số lưu ý:- Có những câu các em thấy có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.Các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ nhầm lẫn, cho rằng đó là câu kiểu Ai thế nào ?Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò làm gì? (Đàn bò thung thăng gặm cỏ. hợp lí.Đàn bò thế nào? không có câu trả lời hợp lí.Mặt khác tôi hướng dẫn học sinh xác định từ chỉ hoạt động chính ở đây là gặm còn thung thăng chỉ là từ bổ nghĩa cho gặm. Để khẳng định đó là từ chủ đạo tôi hướng dẫn học sinh bỏ đi một trong hai từ, từ nào bỏ đi rồi mà câu đó vẫn rõ nghĩa thì từ bỏ đi là phụ còn từ nào bỏ đi mà câu đó không rõ nghĩa thì từ bỏ đi là chính.VD: Đàn bò thung thăng cỏ. chưa rõ nghĩa.Đàn bò gặm cỏ. rõ nghĩa dễ hiểu hơn.- Vậy trong câu này có từ thung thăng là từ chỉ trạng thái nhưng không phải là từ chính trong phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? mà gặm mới là từ chỉ hoạt động chính.Theo các căn cứ ta khẳng định nó không phải là câu kiểu Ai thế nào ?Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì ? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào ?VD 2: Bé Lan bi bô cất tiếng gọi mẹ.Hướng dẫn tương tự như trên ta thấy đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào?, mặc dù có từ chỉ đặc điểm là bi bô.- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?VD: Quả khế này ăn rất chua.Câu này có từ chỉ hoạt động ăn đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất rất chua. Nhưng ăn không phải là hoạt động của quả khế.Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để khẳng định:Quả khế này làm gì? không có câu trả lời hợp lí.Quả khế này thế nào? có câu trả lời hợp lí là: Quả khế này ăn rất chua.Vậy câu đó là câu kiểu Ai thế nào?- Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh.Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.Tôi hướng dẫn học sinh thấy dấu phẩy ngăn cách một nhóm từ không có từ chỉ sự vật hoặc không phải là đối tượng có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau đó với một từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau thì nhóm từ trên chỉ là phần phụ, từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau mới là phần trả lời câu hỏi Ai?- Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (định ngữ ) làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.Với câu này học sinh thường xác định bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là vườn hoa. Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để tìm bộ phận trả lời câu hỏi ai như sau:Tôi đưa ra câu hỏi: vườn hoa thế nào ? để học sinh trả lời.Khi đó bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là của nhà Lan rất đẹp Không hợp líLúc đó tôi khẳng định của nhà Lan là phần phụ giải thích rõ cho ta thấy Vườn hoa của ai rất đẹp. Ta phải đưa của nhà Lan vào bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? Khi đó câu hỏi đúng là: Vườn hoa của nhà Lan thế nào? và bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là: rất đẹp hợp lí.- Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?VD: Những cánh hoa rơi lả tả.Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.Trong hai câu này có từ rơi, phủ là từ chỉ hoạt động nhưng không có từ chỉ đặc điểm tính chất hoặc trạng thái vậy ta không thể xác định ngay là câu kiểu Ai thế nào? mà dễ xác định nó là câu kiểu Ai làm gì?Để học sinh khỏi nhầm lẫn tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi:Những cánh hoa làm gì? Câu trả lời không hợp lí.Những cánh hoa thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Những cánh hoa rơi lả tả.Chú gà trống nhà em làm gì? Không thể trả lời là chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.Chú gà trống nhà em thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.Hơn nữa rơi không phải là hoạt động mà Những cánh hoa chủ động làm được hoặc đang làm, phủ không phải là hoạt động mà chú gà trống nhà em chủ động làm được hoặc đang làm. Các câu đó miêu tả đặc điểm, trạng thái của chú gà trống và những cánh hoa.Vậy các câu đó không phải là câu kiểu Ai làm gì ? mà là câu kiểu Ai thế nào?- Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì ? và xác định nhầm các bộ phận câu.VD1: Tiếng suối chảy rì rào.Trong câu này có từ chỉ hoạt động chảy ngay sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nên nhiều học sinh xác định câu này là câu kiểu Ai làm gì ?Tiếng suối chảy rì rào.Cái gì ? làm gì ?Học sinh xác định như vậy là sai. Tôi hướng dẫn học sinh như sau:Tiếng suối chỉ âm thanh mà tai ta nghe được vậy nó có chảy được không? (không). Khi đó chảy phải đi với tiếng suối để bổ nghĩa cho tiếng suối, ta có Tiếng suối chảy là bộ phận trả lời câu hỏi Ai( Cái gì)?. Phần còn lại là từ chỉ đặc điểm tính chất nên ta xác định được:Tiếng suối chảy rì rào.Cái gì ? thế nào?Để kiểm tra lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Cái gì rì rào? (tiếng suối chảy)Tiếng suối chảy thế nào? (rì rào)Các câu hỏi đặt ra đều có câu trả lời hợp lí. Vậy câu trên là câu kiểu Ai thế nào?VD2: Mẹ em như một cô tiên dịu dàng và chăm chỉ.Tôi hướng dẫn học sinh tương tự như trên để học sinh xác định được câu đó là câu kiểu Ai thế nào ?- Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ?Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ?VD2: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.Tôi hướng dẫn học sinh xác định các bộ phận câu: Bạn Thanh Hoa là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Phần còn lại là: là người rất chăm chỉ có từ là đứng đầu và câu này dùng để giới thiệu về Bạn Thanh Hoa, từ chỉ đặc điểm tính chất (rất) chăm chỉ chỉ là phần phụ nói rõ Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? Câu này là câu kiểu Ai là gì?. Rất chăm chỉ chỉ là bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?: Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? (rất chăm chỉ ).Tôi nhấn mạnh, cho học sinh thấy cả hai câu trên đều có từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng không phải là câu kiểu Ai thế nào? mà là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ? có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?- Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.Học sinh thường xác định Đàn bò là bộ phận trả lời câu hỏi Ai(cái gì ,con gì)? còn lông mượt như tơ đang gặm cỏ là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Khi đó tôi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò thế nào? (lông mượt như tơ đang gặm cỏ) không hợp lí.

    Tôi hướng dẫn học sinh xác định câu này muốn nói với chúng ta Đàn bò ấy đang gặm cỏ. Hoạt động chính là đang gặm cỏ còn lông mượt như tơ chỉ là đặc điểm của Đàn bò đang gặm cỏ, lông mượt như tơ chỉ là phần phụ bổ nghĩa cho Đàn bò của anh Hồ Giáo. Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải câu kiểu Ai thế nào? Và để khẳng định lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm các bộ phận.