Mì ăn liền là phát minh của nước nào năm 2024

Trước tiên, chúng ta đi tìm loại mì đầu tiên trên thế giới. Đó là loại mì sản xuất ở Trung Quốc từ thời cổ đại, một loại mì mà khi muốn ăn người ta luộc rồi chiên và dùng làm súp, tương tự như mì trứng Y Miến (伊麵) của Quảng Đông.

Theo truyền thuyết, vào thời nhà Thanh đầu bếp đã làm Y Miến bằng bột mì, tạo ra những sợi mì màu vàng nâu, hơi dai và hơi xốp, chiên rồi sấy khô thành những tảng giống như miếng bánh mì. Người ta có thể ăn Y Miến trực tiếp hoặc dùng trong những món khác nhau như chiên khô, ăn kèm với hẹ và nấm đông cô; dùng với thịt cua hoặc tôm hùm (đôi khi có phó mát); ăn với nấm đen và cà tím hoặc chiên khô dùng với nước sốt cùng gà hoặc tôm. Theo truyền thống, người ta thường dùng loại mì này trong tiệc sinh nhật và gọi là mì Trường thọ (壽麵: Thọ Miến).

Mì ăn liền là phát minh của nước nào năm 2024

Món súp thuốc bắc Y Miến với thịt bò và bò viên

Ảnh: Wikipedia

Để biết ai là người sáng chế ra mì ăn liền hiện đại ngày nay, có lẽ cần phải xác định thế nào là mì ăn liền. Nếu định nghĩa mì ăn liền là mì được sản xuất theo phương pháp sấy nhiệt dầu ăn liền hoặc phương pháp sấy khô bằng không khí nóng (mì không chiên) và có thể nấu súp cùng lúc, thì loại “mì gà” được phát hành vào tháng 8 năm 1958 là “mì ăn liền đầu tiên trên thế giới”, một loại mì mà theo Nissin Foods Holdings là do Momofuku Ando phát minh, đăng ký bằng sáng chế vào năm 1958. Momofuku Ando là người Nhật gốc Đài Loan, người sáng lập Nissin Foods đã đăng ký tên loại mì này là Chicken ramen (Mì gà).

Tuy nhiên, có một số ý kiến bất đồng về việc liệu Ando có phải là người đầu tiên “phát minh” mì ăn liền, bởi vì trước khi Chicken ramen đã có những loại mì ăn liền khác.

Năm 1953, Yoshio Murata của nhà máy Mì Murata (hiện nay là Công ty TNHH Miyakoichi) đã phát minh và cấp bằng sáng chế cho phương pháp sản xuất mì uốn cong. Đến năm 1955, Matsuda Sangyo (hiNgày 25.8.1958 Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, đăng ký bằng sáng chế “phương pháp sản xuất mì ăn liền” và đặt tên thương phẩm là Chicken Ramen. ện là Công ty Oyatsu) đã phát triển “mì Trung Quốc dày” như một sản phẩm mì ăn liền. Mặc dù thất bại về mặt thương mại, nhưng sau đó loại mì này đã được thương mại hóa với tên gọi Baby Ramen (nay là Baby Star Ramen)” vào năm 1959.

Kế tiếp là công ty Yamato Tsusho đã sản xuất mì gà sợi (Chicken Thread Noodles), có thể nấu súp trong vài phút bằng cách đổ nước nóng. Đến năm 1956, mì ăn liền từ công ty Tomei Shoko được đưa đến chuyến thám hiểm nghiên cứu Nam Cực đầu tiên. Mùa xuân 1958, công ty này xuất bán mì Trường thọ (Long Life Noodles) với phương pháp chiên mì trong dầu và ngâm chúng trong súp để nêm gia vị.

Ngày 25.8.1958 Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, đăng ký bằng sáng chế “phương pháp sản xuất mì ăn liền” và đặt tên thương phẩm là Chicken ramen.

Đến ngày 18.12.1958, người Nhật gốc Đài Loan Trương Quốc Văn, người sáng lập Tomei Shoko, đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho “phương pháp sản xuất mì khô tẩm gia vị” (Đơn đăng ký sáng chế Nhật Bản số 33-36661). Phát minh này được Nissin Foods mua lại với giá 23 triệu yên, sau đó Nissin đăng ký bản quyền cả hai phương pháp sản xuất mì này.

Mì ăn liền là phát minh của nước nào năm 2024

Mỳ ly của Nissin Foods được bán sớm nhất vào ngày 18.9.1971

Ảnh: T.L

Những năm sau đó, hàng loạt công ty khác tại Nhật cũng đã sản xuất mì ăn liền. Đó là mì ăn liền của Suma Ando (1959); Myojo Roasted Noodles - loại mì cốc/ly đầu tiên của Myojo Foods (1961); Sanyo Foods tung ra Sapporo Ichiban có hành lá khô với sự đa dạng các loại súp khô chứa vị mặn, vị miso và vị cà ri (1966): còn Meisei Foods thì trình làng mì làm khô bằng không khí ấm ở khoảng 80°C, không cần chiên…

Tóm lại, Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, đã đăng ký bản quyền loại mì tên là Chicken ramen (mì gà), thường được gọi là “mì ăn liền đầu tiên trên thế giới”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đã có những đơn vị xin cấp bằng sáng chế mì ăn liền tại Nhật Bản, đó là những công ty sản xuất mì ăn liền đã có trước Matsuda Sangyo và Nissin Foods.

Ông Momofuku Ando tìm ra bí quyết rút nước khỏi mì khi làm đồ ăn cho vợ và được phong là 'ông tổ' của ngành công nghiệp mì gói.

Nhật Bản là một trong những quốc gia đóng góp nhiều phát minh vĩ đại cho nhân loại như máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc, tàu cao tốc… Trong đó phát minh được nhiều người sử dụng nhất chính là mì ăn liền. Sản phẩm này đã cứu sống hàng triệu người trong các đợt thiên tai và thời kỳ suy thoái kinh tế tại Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới.

Mì ăn liền là phát minh của nước nào năm 2024

Sau khi ông Momofuka Ando qua đời năm 2007, một bảo tàng mì mang tên ông được dựng lên tại Osaka. Ảnh: Osaka News.

Tác giả của phát minh vĩ đại này là ông Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food. Ông sinh năm 1910 tại Đài Loan. Ban đầu ông có tên là Go Pek-Hok, sau khi bố mẹ qua đời, ông chuyển đến sống với ông bà tại Đài Bắc. Năm 1933, ông tới thành phố Osaka, Nhât Bản, để theo học tài chính tại Đại học Ritsumeikan. Thời gian đó, ông dùng số vốn ít ỏi được thừa kế từ bố mẹ để khởi nghiệp công ty may mặc. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, ông chính thức trở thành công dân Nhật và đổi tên là Momofuku Ando.

Ý tưởng về mì gói đến với ông Momofuka Ando vào ngày 15/8/1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh và nạn đói diễn ra khắp đất nước bởi ảnh hưởng của chiến tranh. Chứng kiến cảnh đoàn người đói lả xếp hàng chờ đợi tại các cửa hàng để mua một bát mì, ông Ando nghĩ ngay đến việc sản xuất một món ăn liền, nấu nhanh, có thể cứu đất nước khỏi nạn đói khủng khiếp này.

Nhưng ông Ando chưa thể thực hiện được ngay ý tưởng mà phải đợi đến năm 1957 mới có thời gian và tích cóp đủ tiền. Ông Ando tập trung nghiên cứu món mì gói với những tiêu chí như: Có thể ăn ngay, ngon, nấu nhanh, kinh tế, an toàn cho sức khỏe và bảo quản được lâu. Ông nghĩ chỉ có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của người dân Nhật còn khó khăn trong giai đoạn hậu chiến.

Mì ăn liền là phát minh của nước nào năm 2024

Căn nhà nơi ông Momofuka Audo tìm ra công thức chế biến mì gói. Ảnh: Cupnoodles Museum.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, ông gặp khó khăn lớn khi chưa tìm được cách rút nước khỏi mì. Một ngày nọ, khi đang làm món mì xào cho vợ, ông nhận ra mì trộn mỡ không chỉ mất nước nhanh mà còn chín nhanh hơn khi được đun ở nhiệt độ cao.

Nắm được bí quyết trên, năm 1958, ông Ando cho ra đời sản phẩm mì ăn liền Chikin Ramen đầu tiên. Ban đầu Chikin Ramen được coi là loại thực phẩm xa xỉ với người lao động do chúng đắt hơn mì thường. Nhưng sự tiện lợi của loại mì này nhanh chóng được người dân Nhật yêu thích và trở thành món ăn phổ biến đối với những người bận rộn.

Năm 1964, ông Ando thành lập công ty chế biến mì ăn liền Instant Food và cải tiến công nghệ để giảm giá thành sản xuất. Mì ăn liền trở nên rẻ và phổ biến đến các tầng lớp lao động nghèo ở Nhật. Phát minh ra mì ăn liền, ông Ando đã hoàn thành ước mơ cứu giúp người lao động thoát khỏi tình trạng đói ăn xưa. Không dừng lại ở đó, ông còn muốn đem sản phẩm này ra thế giới, để nhiều người có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn.

Ông bắt đầu tìm cách mở rộng thị trường sang các nước phương Tây. Do các quốc gia này không quen dùng đũa, ông nghĩ ra cách thay thế bằng dĩa nhựa. Năm 1966, trong chuyến du lịch đến Mỹ, ông Ando tiếp tục nảy ra ý tưởng mì ly khi thấy một số khách hàng sử dụng cốc cà phê để ăn mì gói.

Mì ăn liền là phát minh của nước nào năm 2024

Bảo tàng mì gói Momofuka Ando tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Cupnoodles Museum.

Nhờ phát minh của ông, nhiều công ty thực phẩm trên thế giới sản xuất các loại mì ăn liền tương tự bằng cách áp dụng bí quyết chiên mì để rút nước. Instant Food do ông sáng lập hiện là một trong những công ty sản xuất thực phẩm ăn liền lớn nhất thế giới với hàng nghìn sản phẩm từ mì gói đến thức ăn nhanh.

Ông Ando mất năm 2007 nhưng những gì ông để lại có ý nghĩa lớn cho xã hội. Bảo tàng Mì mang tên Momofuka Ando được dựng lên tại Osaka để khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành mì gói, các loại mì và cách chế biến.

Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), mì gói được sử dụng rộng rãi trên 50 quốc gia. Năm 2008, tổng số gói mì tiêu thụ trên toàn thế giới là 9,4 tỷ và đến năm 2017, con số này đã đạt gần 100 tỷ gói mì. Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.