Chỉ số ec trong đất nhiễm mặn là gì năm 2024

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 31 Tháng Ba 2016 3:30:00 CH

Số lượt người xem: 78168

Đất nhiễm mặn từ quan điểm nông nghiệp, là đất đó có tồn tại các loại muối hòa tan ở một nồng độ cao hơn bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Hiện nay, để đánh giá độ mặn của đất, trên thế giới người ta dùng đại lượng EC là độ dẫn điện của đất,

có đơn vị là dS/m (1dS/m = 0,64‰).

Đất mặn là những loại đất có độ dẫn điện > 4 dS/m ở 25oC (Richards 1954) tương đương với nồng độ muối hòa tan khoảng 2,56 ‰ (cách tính thông thường tại Việt Nam).

Các loại muối hòa tan muối phổ biến nhất hiện nay trong đất mặn là clorua và sunphát canxi, natri và magiê. Nitrat có thể có mặt với số lượng hiếm. Natri và Clorua là các ion chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các loại đât mặn. Nhiều đất mặn có chứa lượng đáng kể của thạch cao [4CaSO.2H2O].

Ngoài ra, còn có một định nghĩa được sử dụng phổ biến hơn về đất mặn: là đất chứa nhiều muối hòa tan (1 – 1,5% hoặc hơn). Những loại muối tan thường gặp trong đất là NaCl, Na2SO¬4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3…Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật…), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan di chuyển tập trung ở những dạng đất trũng không thoát nước.

2. Nguyên nhân hình thành đất mặn:

Nguyên nhân làm đất bị mặn hóa có rất nhiều nhưng nếu tổng hợp các nguyên nhân lớn làm cho đất mặn thì ta có thể dễ dàng thấy rằng có hai nguyên nhân lớn, đó là:

– Nguyên nhân khách quan: do các quá trình, tiến trình xảy ra trong tự nhiên, không có sự tác động của con người.

Đất bị nhiễm mặn do sự tích tụ quá mức bình thường của các loại muối hòa tan trong đất. Các muối này chủ yếu là muối của các ion Cl¬-, SO42-, Ca2+, Mg2+, K+, Na+…Do vậy mà các vùng đất mặn thường là các vùng đất ích bị tác động rửa trôi của mưa…như các vùng ít mưa, các vùng khô hạn và bán khô hạn, đất ngày một tích tụ nhiều muối và đất bị mặn hóa. Ở nước ta, đất mặn lại có nguyên nhân là đất nhiễm mặn từ biển, bị nước biển xâm thực…nước biển theo các đường sông, nước ngầm vào sâu trong nội địa…

– Nguyên nhân chủ quan: do quá trình sống, canh tác cuả con người gây tác động đến các đặc điểm tự nhiên của đất.

Ngoài việc tích tụ trong đất do các tiến trình tự nhiên, muối cũng có thể được tích tụ do tưới tiêu không hợp lí của con người trong quá trình canh tác. Vì nước tưới thường là nước lấy trực tiếp từ các sông…Nước này thường chứa một lượng muối khoáng lớn( do nhận được từ các vùng đất khác nhau mà nó chảy qua). Khi tưới, vì một lí do nào đó, hoặc do tưới quá nhiều, lượng muối này không đươc cây trồng sử dụng hết, lại không bị rửa trôi đi nơi khác, nó sẽ tích lại…và ngày càng làm cho đất bị nhiễm mặn.

Việc con người sử dụng nước đầu nguồn quá mức làm cho mực nước ở các sông thấp xuống, điều này cũng là nguyên nhân làm cho đất bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn sâu vào trong nội địa.

3. Các loại đất mặn và ảnh hưởng của chúng đến cây trồng:

Để xác đinh được độ ec trong đất chúng phải sử dụng bút đo EC đất

Máy đo EC đất của Dungcunongnghiep.vn

Bảng 1. Các loại đất mặn (phân theo nồng độ) và ảnh hưởng đối với cây trồng (Nguồn: Utah State University)

Tùy từng loại cây trồng khác nhau mà có khả năng chống chịu mặn khác nhau, thường được thể hiện qua chỉ tiêu ngưỡng chịu mặn, là giá trị mà tại đó, cây trồng bắt đầu bị thiệt hại năng suất. Khả năng chịu mặn của một số loại cây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. Khả năng chịu mặn một số loại cây trồng (Nguồn: FAO, 2012)

4. Các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn:

– Biện pháp thủy lợi: Rửa mặn bằng nước mưa hay nước tưới là con đường để loại bỏ muối thừa ra khỏi đất. Phương pháp này sẽ có hiệu quả nếu việc tiêu nước thuận lợi vì nó sẽ hạ thấp mực nước ngầm và loại bỏ các muối khỏi các vị trí chứa nhiều muối. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cẩn xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để đưa nước vào các cánh đồng để rửa mặn và tiêu nước đi. Việc rửa mặn sẽ được tiến hành trong nhiều mùa, tùy theo điều kiện về nguồn nước ngọt có sẵn. Song song với việc rửa mặn cần tiến hành tiêu nước ngầm, hạ thấp mực nước ngầm dưới mức cho phép. Ngoài ra, còn đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý. Nhằm không cho nước biển do hoạt động thủy triều và sóng biển tràn vào.

– Biện pháp canh tác:

Sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.

Cải tạo đất bằng luân canh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trên các vùng đất mặn vùng sát biển nhất thì nuôi trồng thủy sản, tiếp theo là trồng cói và các cây chịu mặn, trong cùng là trồng lúa. Từ thực tiễn luân canh cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các tỉnh ven biển miền Bắc người ta đã đút kết kinh nghiệm: “lúa lấn cói, cói lấn cá, cá lấn biển”.

Chỉ số EC bao nhiêu là tốt?

❓❓ TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ ĐẪN ĐIỆN CỦA ĐẤT Nghĩa là nồng độ muối càng cao, thì độ dẫn điện của dung dịch càng mạnh. - Giá trị EC trong đất nằm trong khoảng từ 0.2-1.2 là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt, dưới ngưỡng 0.2 cây thiếu, trên ngưỡng 1,2 giá trị dinh dưỡng dư.

EC trong đất bao nhiêu là đủ?

EC trong đất lý tưởng nhất nằm trong khoảng 0.2 – 1.2 mS/cm là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt, dưới ngưỡng 0.2 mS/cm cây thiếu chất, trên ngưỡng 1,2 mS/cm đất thừa dinh dưỡng và tác động không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần.

Chỉ số EC là gì?

Chỉ số EC (electro-conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS / cm).

Dở ẹc trong nông nghiệp là gì?

EC – độ dẫn điện – thước đo tổng lượng dinh dưỡng có sẵn trong cây trồng. Tất cả các loại cây trồng cần tiếp cận với lượng dinh dưỡng phù hợp, nhưng nó chỉ có thể hấp thụ khi chúng ở dạng ion. Khi các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, chúng sẽ phân tách thành các ion.

Chủ đề