Chóng mặt ù tai là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Bệnh Meniere là một rối loạn tiền đình ngoại biên, thường xảy ra ở người từ độ tuổi 40 – 60, với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới.

Meniere là một bệnh lý tai trong tương đối hiếm gặp, chiếm khoản 1% các bệnh lý liên quan đến tiền đình. Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi, đỉnh cao ở 40 – 60 tuổi, tỷ lệ nữ : nam khoảng 1,89 : 1. Theo Viện Quốc gia về Khiếm thính và Rối loạn Giao tiếp khác (NIDCD) Hoa Kỳ ước tính, có khoảng 615.000 người dân ở Mỹ hiện được chẩn đoán mắc bệnh Meniere và mỗi năm có tới 45.500 trường hợp mới được chẩn đoán. Ở Việt Nam vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức cho căn bệnh này.

Bệnh Meniere là một rối loạn tiền đình ngoại biên

Bệnh Ménière là gì?

Bệnh Meniere là một chứng rối loạn ở tai trong với triệu chứng kinh điển gồm chóng mặt, ù tai và giảm thính lực. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như choáng váng hoặc cảm giác đầy nặng tai. Ménière thường chỉ gây ảnh hưởng một bên tai theo ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết.

Các triệu chứng của bệnh Meniere không xuất hiện liên tục mà diễn ra thành từng đợt, mỗi đợt có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến tiền đình – thính lực cùng một lúc.

  • Chóng mặt: là cảm giác quay cuồng, có thể do người bệnh thấy mình đang xoay hoặc mọi vật xung quanh đang xoay. Trong bệnh Meniere, người bệnh có thể xuất hiện cơn chóng mặt đột ngột, kéo dài hàng giờ nhưng thường không quá 24h. Cơn chóng mặt nặng còn có thể gây nôn mửa.
  • Giảm thính lực: Người bệnh gặp tình trạng nghe kém xảy ra ở tai bị ảnh hưởng. Các cơn nghe kém của người bệnh đến rồi đi cùng lúc với các đợt tấn công của bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian, cơ quan thính lực cũng dần dần bị tổn thương và người bệnh có thể bị nghe kém vĩnh viễn.
  • Ù tai: âm thanh chủ quan chỉ có người bệnh nghe được. Cũng như hai triệu chứng trên, ù tai cũng xuất hiện từng đợt và thường được mô tả là nghe như tiếng ve kêu, tiếng sáo, hoặc tiếng gió bên tai…

Những người có nguy cơ mắc bệnh Meniere

Bệnh Meniere có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng có nhiều khả năng xảy ra ở người lớn từ 40-60 tuổi phổ biến hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh Meniere thay đổi từ 3,5/100.000 đến 513/100.000 và xảy ra thường xuyên hơn ở bệnh nhân nữ, da trắng, lớn tuổi.

Các triệu chứng của bệnh Meniere

Theo ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, các triệu chứng bệnh Meniere có thể khác nhau giữa mọi người và theo thời gian. Các vấn đề chính là các cơn chóng mặt không thể đoán trước kèm theo buồn nôn và nôn. Các cuộc tấn công có thể kéo dài từ nhiều phút đến 24 giờ. Người bệnh cũng có thể bị ù tai, giảm thính lực và cảm giác đầy trong tai.

Khoảng thời gian thuyên giảm giữa các đợt tấn công có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm khiến tình trạng của Hội chứng Meniere trở nên khó đoán và khiến người bệnh khổ sở.

Khi Hội chứng Meniere tiến triển, chóng mặt có thể ít nghiêm trọng hơn; tuy nhiên, sau mỗi đợt tấn công của Meniere, cơ quan tiền đình dần dần bị tổn thương cho đến khi mất chức năng hoàn toàn.

Đến thời điểm này, người bệnh có thể không còn bị chóng mặt nữa mà thay vào đó là cảm giác loạng choạng, mất thăng bằng diễn ra liên tục. Và cũng trong giai đoạn này, người bệnh ù tai nhiều hơn, tình trạng mất thính lực tiến triển nặng dần.

Thông thường chỉ có một tai bị ảnh hưởng, nhưng có tới 50% người mắc bệnh có thể phát triển tình trạng này ở cả hai tai.

Bệnh Meniere được chia thành ba giai đoạn. Các triệu chứng ở mỗi giai đoạn có thể khác nhau.

1. Giai đoạn một (sớm): Các cơn chóng mặt không thể đoán trước

Đặc điểm chính là chóng mặt từng đợt có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ. Trong đợt cấp, mức độ mất thính lực có thể thay đổi cùng với cảm giác đầy tai.

Một số người có thể bị ù tai hoặc ù tai nặng hơn ở bên tai bị ảnh hưởng. Cảm giác đầy tai và ù tai có thể xảy ra trước các cơn chóng mặt, nhưng chúng thường xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Giữa các cơn, thính giác và cảm giác trong tai trở lại bình thường. Có những giai đoạn thuyên giảm giữa các cơn, điều này khác nhau ở mỗi người khiến bệnh Meniere trở thành một căn bệnh khó lường và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống.

2. Giai đoạn hai (trung gian): Các cơn chóng mặt, ù tai, mất thính lực

Các cơn chóng mặt tiếp tục với các đợt thuyên giảm khác nhau tuy có thể ít nghiêm trọng hơn. Sau hoặc có lẽ trước cuộc tấn công, người bệnh có thể trải qua một khoảng thời gian mất cân bằng và chóng mặt do chuyển động.

Tình trạng mất thính lực vĩnh viễn có thể tiến triển dần theo các cơn chóng mặt. Chứng ù tai trở nên nổi bật hơn thường dao động hoặc tăng dần theo các cơn.

3. Giai đoạn ba (muộn): Nghe kém, mất thăng bằng, ù tai

Trong các giai đoạn sau, tình trạng mất thính lực tăng lên và thường các cơn chóng mặt giảm dần hoặc mất hẳn. Khi tình trạng mất thính lực trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị méo tiếng hoặc cảm thấy khó chịu về âm thanh.

Ngoài ra, giai đoạn này, cơ quan giữ thăng bằng trong tai bị tổn thương vĩnh viễn khiến người bệnh gặp các vấn đề về thăng bằng nghiêm trọng, đặc biệt là trong bóng tối. Ở giai đoạn này, sự bù trừ tốt ở hệ thống tiền đình trung ương sẽ phần nào giảm các triệu chứng choáng váng, mất thăng bằng ở người bệnh.

Ngoài chóng mặt, ù tai, nghe kém cũng là một trong những triệu chứng của bệnh Meniere

Nguyên nhân gây bệnh Meniere

ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy cho biết, các dấu hiệu của bệnh Meniere là do sự tích tụ một lượng lớn dịch cơ thể trong hệ thống mê nhĩ của tai trong. Mê nhĩ chứa các cơ quan giữ thăng bằng (các ống bán khuyên và hệ thống soan – cầu nang) và thính giác (ốc tai). Mê nhĩ có hai phần: mê cung xương và mê cung màng.

Mê đạo màng chứa đầy một chất lỏng gọi là nội dịch, sự chuyển động dạng sóng của nội dịch trong hệ thống mê nhĩ giúp đảm bảo được chức năng cân bằng của hệ thống tiền đình.

Trong bệnh Meniere, sự tích tụ nội dịch quá mức trong mê nhĩ cản trở sự cân bằng bình thường và các tín hiệu nghe giữa tai trong và não. Sự bất thường này được xem là cơ chế bệnh sinh chính trong bệnh lý Meniere.

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân được đặt ra để giải thích cho hiện tượng ứ dịch trong mê nhĩ này. Các nguyên nhân đó có thể gồm:(1)

1. Mạch máu và sự co mạch máu

Meniere có mối liên hệ chặt chẽ với đau nửa đầu và hai tình trạng này cùng chia sẻ cơ chế bệnh sinh chung. Vì đau nửa đầu được xem là có mối liên hệ với sự co thắt mạch máu não, sự co thắt cũng có thể đóng vai trò ở Meniere. Ở mô hình này, các đợt Meniere được gây ra bởi thiếu máu cấp, và tổn thương thiếu máu tích luỹ thậm chí dẫn đến thoái hóa mô đệm và rối loạn chức năng ốc tai và tiền đình vĩnh viễn.

2. Nhiễm virus

Nhiều tác nhân nhiễm trùng virus liên quan đến Meniere, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng kết luận. Các nghiên cứu lai tại chỗ cho thấy DNA từ nhiều virus herpes trong nang nội dịch, bao gồm virus thủy đậu (VZV), Epstein- Barr virus (EBV) và virus đại bào (CMV). Trong khi virus HSV1 và HSV2 không được ghi nhận, một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ DNA HSV1 và HSV2 cao hơn trong các mẫu bệnh phẩm đơn lẻ từ người bệnh Meniere khi so với dân số chung, mặc dù điều này không nhất quán.

3. Mắc các bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn được xem là chiếm từ 5-30% trường hợp Meniere. Những bệnh nhân này thường biểu hiện nặng và bệnh xảy ra ở hai bên tai. Bệnh Meniere xuất phát từ bệnh tự miễn được công nhận từ những năm 1980, khi một nhóm bệnh nhân Meniere có biểu hiện bất thường miễn dịch rõ ràng. Sự tăng đáng kể tỷ lệ tự miễn, các tình trạng dị ứng được ghi nhận ở dân số Meniere, sự kiểm soát y khoa phù hợp dị ứng nguyên chứng tỏ cải thiện triệu chứng Meniere.

Kết hợp với những liên kết có thể giữa Meniere và gen MHC, các xu hướng này khiến một số tác giả tin vào tầm quan trọng của yếu tố miễn dịch nếu không phải là ưu thế đối với Meniere. Bằng chứng miễn dịch học về nguyên nhân tự miễn ở Meniere rất phong phú nhưng không kết luận được. Túi nội dịch được xem là vị trí chức năng miễn dịch trong tai trong, và các cytokine gây viêm được báo cáo trong nội dịch.

Những bệnh nhân Meniere có biểu hiệu tăng mức tự kháng thể và phức hợp kháng nguyên kháng thể. Huyết thanh của họ cho thấy có phản ứng với tự kháng nguyên không xác định, một vài trong đó biểu hiện ở tai trong. Các nghiên cứu nhỏ cho thấy kháng với collagen type II ở bệnh nhân Meniere, và sử dụng collagen type II ngoại sinh được chứng minh gây ra EH với thoái hóa hạch xoắn ở các mẫu động vật. Sự tăng kháng thể kháng phospholipid cũng được mô tả trong Meniere.

4. Di truyền

Bệnh Meniere có thể bắt nguồn từ một rối loạn đa gen. Khoảng 10% các trường hợp bệnh nhân gốc châu u mắc bệnh Meniere có tính chất gia đình. Tình trạng này có thể biểu hiện sự di truyền trội hoặc lặn trên nhiễm sắc thể thường nhưng phổ biến nhất là lẻ tẻ.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Meniere

Bệnh Ménière thường được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ tai mũi họng. Tuy nhiên, không có xét nghiệm xác định hoặc triệu chứng duy nhất mà bác sĩ có thể sử dụng để chẩn đoán. Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và sự hiện diện của các triệu chứng người bệnh gặp phải, chẳng hạn như:

  • Có từ hai hoặc có nhiều đợt chóng mặt. Mỗi đợt chóng mặt kéo dài ít nhất khoảng 20 phút;
  • Ù tai;
  • Mất thính lực tạm thời;
  • Cảm giác đầy trong tai.

Một số bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thính giác để xác định mức độ mất thính lực do bệnh Ménière gây ra. Để loại trừ các bệnh khác, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) não.

Các phương pháp điều trị bệnh Meniere

Đến nay, bệnh Meniere vẫn chưa có phương thức điều trị tối ưu, nhưng theo ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, một số phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp người bệnh đối phó với tình trạng này.

1. Điều trị bằng thuốc

1.1 Thuốc kê đơn

Triệu chứng gây khó chịu nhất khi bị bệnh Meniere là các cơn chóng mặt có hoặc không có buồn nôn. Các loại thuốc kê đơn có tác dụng ức chế tiền đình, chống nôn và an thần như meclizine, diazepam, glycopyrrolate và lorazepam sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng trong đợt cấp.(2)

1.2 Thuốc lợi tiểu và hạn chế muối trong chế độ ăn

Hạn chế muối trong chế độ ăn uống và sử dụng thuốc lợi tiểu giúp người bệnh kiểm soát cơn chóng mặt bằng cách giảm lượng chất nước trong cơ thể từ đó cũng giảm được phần nào sự ứ nước trong hệ thống mê nhĩ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra biện pháp này chỉ đạt hiệu quả trong giai đoạn sớm của bệnh Meniere.

1.3 Thuốc corticosteroid

Cơ chế hoạt động của steroid ở tai trong vẫn chưa rõ ràng, nhưng các thuốc này giúp giảm tổn thương từ phản ứng viêm, bất kể nguyên nhân. Corticoid đường uống có thể được sử dụng cho các đợt cấp của triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ.

2. Liệu pháp nhận thức

Trị liệu nhận thức là hình thức trò chuyện giúp người bệnh tập trung vào cách họ diễn giải và phản ứng với những trải nghiệm trong cuộc sống. Một số người thấy rằng liệu pháp nhận thức giúp họ đối phó tốt hơn với sự xảy ra bất ngờ của các cơn chóng mặt và giảm lo lắng về sự tấn công này trong tương lai.

3. Phẫu thuật

Nếu các trường hợp chóng mặt không được kiểm soát bằng thuốc, phẫu thuật có thể được bác sĩ cân nhắc. Quyết định về cuộc phẫu thuật nào phụ thuộc vào tuổi tác và sức khỏe, tình trạng sức khỏe và mức độ thính lực của bệnh nhân.

3.1 Phẫu thuật cắt mê nhĩ bằng thuốc (Gentamicin chích xuyên nhĩ)

Chích xuyên nhĩ aminoglycoside có thể được thực hiện nhằm phá hủy chức năng tiền đình. Còn được gọi là phẫu thuật cắt mê nhĩ bằng thuốc, kỹ thuật này thường sử dụng gentamicin có sẵn trên lâm sàng vì nó là aminoglycosid gây độc cho tiền đình mạnh nhất. Thuốc phải đến được tai trong qua mũi tiêm xuyên nhĩ, ống thông nhĩ (tympanostomy tube) hoặc MicroWick.

Không có phác đồ nào là tốt nhất đối với điều trị bằng gentamicin. Có nhiều phương pháp đã áp dụng thành công, chúng khác nhau về tần suất điều trị, liều lượng thuốc và tiêu chí kết thúc điều trị trên lâm sàng (ví dụ: mất toàn bộ phản ứng nhiệt trên VNG, bắt đầu có biểu hiện nghe kém hoặc giảm các triệu chứng). Một thực tế phổ biến ngày nay với tiêm gentamicin là tiêm liều thấp, liên tục mỗi 2-4 tuần cho đến khi các triệu chứng tiền đình thuyên giảm hoặc nghe kém nặng dần.

3.2 Phẫu thuật giải áp túi nội dịch, hoặc shunt

Phẫu thuật túi nội dịch được tiến hành nhằm giảm áp lực của nội dịch trong túi nội dịch và phần còn lại của hệ thống. Kỹ thuật này không phá hủy thính giác ở tai bệnh. Trong khi các triệu chứng mất thính lực, ù tai và đầy tai có thể được cải thiện, mục tiêu chính của những bệnh nhân chọn làm thủ thuật nhằm giảm tần suất và cường độ của các cơn chóng mặt mà vẫn bảo tồn được chức năng thính giác. Bệnh nhân vẫn sẽ dễ bị các cơn Meniere ở tai đã phẫu thuật và cần tiếp tục điều chỉnh lối sống và điều trị nội khoa.

Trong một đánh giá hệ thống gần đây, phẫu thuật giải áp túi và phẫu thuật đặt ống nối xương chũm đều có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn chóng mặt trong ít nhất 75% bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa.

3.3 Cắt dây thần kinh tiền đình

Đây là phương pháp điều trị có hiệu quả giúp giảm các cơn chóng mặt mà vẫn bảo tồn chức năng thính giác. Kỹ thuật này yêu cầu phẫu thuật mở sọ tạo điều kiện tiếp cận và cắt dây thần kinh tiền đình giữa mê nhĩ và thân não. Và điều tối quan trọng là phải nhận ra rằng các sợi thần kinh tiền đình nằm cao hơn về mặt giải phẫu, các sợi ốc tai thấp hơn và các sợi thần kinh mặt nằm “sâu” ngoài tầm quan sát của phẫu thuật viên.

Khả năng nghe được bảo tồn ở mức trước phẫu thuật khoảng 80% và sự bù trừ tiền đình thường hồi phục sau 3 hoặc 4 tuần.

3.4 Phẫu thuật tiệt căn mê nhĩ

Đây là phương pháp điều trị bệnh Meniere, phương pháp này phá hủy hoàn toàn tai trong và do đó giúp bệnh nhân ngăn ngừa hoàn toàn các cơn Meniere từ tai đó. Bệnh nhân nghe kém mắc bệnh Meniere một bên hoặc bệnh nhân nghe kém do di chứng của chính bệnh Meniere có thể được áp dụng phẫu thuật này. Thủ thuật hiệu quả vì nó loại bỏ toàn bộ hệ thống tiền đình ở một bên tai.

Phương pháp phẫu thuật cắt mê nhĩ xuyên xương chũm giúp bệnh nhân mắc bệnh Meniere kiểm soát tốt nhất các triệu chứng chóng mặt. Như đã đề cập, tai phẫu thuật sẽ mất hoàn toàn thính giác, và do đó thủ thuật này thường được áp dụng cho những bệnh nhân có thính lực kém ở tai bị bệnh.

4. Thay đổi chế độ ăn uống và hành vi khác

Caffeine, chocolate, rượu và thuốc lá có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Meniere trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này trong chế độ ăn uống.

Caffeine, chocolate, rượu và thuốc lá có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Meniere trở nên tồi tệ hơn.

5. Các phương pháp khác

Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc sử dụng một số liệu pháp y học thay thế trong điều trị bệnh của Meniere như châm cứu hoặc bấm huyệt, thái cực quyền hoặc các chất bổ sung thảo dược như bạch quả, niacin hoặc rễ gừng. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy những phương pháp này hiệu quả.

Vì vậy, khi người bệnh muốn thử nghiệm các phương pháp này, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc độ an toàn của các loại thuốc đang điều trị thông thường.

Phòng ngừa bệnh Meniere

Vì không biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh Meniere nên không có cách nào để phòng ngừa. Tuy nhiên, thực hành lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống khoa học, tránh stress và tập thể dục mỗi ngày có thể giúp phòng ngừa bệnh tật nói chung.

Ngoài ra, hạn chế ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia, caffein, chocolate; uống nhiều nước, ưu tiên ngũ cốc có thể góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh Meniere

1. Bệnh Meniere có chữa khỏi được không?

Nguyên nhân gây bệnh Meniere vẫn chưa được biết rõ. Do đó, phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn vẫn chưa được tìm ra. Một số giả thuyết liên quan đến sinh lý bệnh của Meniere bao gồm gen, nhiễm trùng, chấn thương, cơ học, tự miễn, dị ứng và nguyên nhân mạch máu…(3)

Trên cơ sở đó, các phương pháp điều trị hiện nay cũng hướng đến giải quyết các nguyên nhân trên. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết quả đáp ứng vẫn gây ra nhiều bàn cãi. Một số ít bệnh nhân không đáp ứng với điều trị ban đầu, thường xuyên chịu các đợt kịch phát nặng có thể xem xét đến phẫu thuật tiệt căn hệ thống tiền đình ốc tai như biện pháp cứu cánh cuối cùng. Nhưng hệ lụy là mất thính lực hoàn toàn và suy giảm khả năng thăng bằng vĩnh viễn.

2. Bệnh Meniere có nguy hiểm không?

Meniere là bệnh lý của hệ thống tiền đình ốc tai với các triệu chứng chóng mặt, ù tai, nghe kém diễn ra đột ngột và khó lường trước. Chính vì đặc điểm này khiến cho Meniere trở thành một gánh nặng về tâm lý và thể chất của người bệnh. Các cơn chóng mặt kịch phát có thể dẫn đến té ngã gây ra chấn thương thứ phát. Suy giảm chức năng thính giác khiến người bệnh mắc Meniere cũng giảm khả năng giao tiếp xã hội, giảm năng suất làm việc, trở nên mặc cảm và dần cách ly khỏi xã hội. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ mắc chứng tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, có thể dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.

Cơn mất trương lực cấp do tiền đình (Tumarkin’s Otolithic Crisis), thường xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh Meniere, người bệnh mất trương lực cơ đột ngột, ngã sụp xuống nhưng hoàn toàn không mất ý thức. Cơn mất trương lực thường đến và đi nhanh không để lại di chứng nào, trừ trường hợp gặp chấn thương thứ phát. Cơ chế gây ra hiện tượng trên vẫn chưa rõ.

3. Tại sao những người bị Meniere bị mất thính lực?

Người ta tin rằng bệnh Meniere phát triển là kết quả của sự gia tăng áp lực trong khoang nội dịch. Các triệu chứng đầy tai và giảm thính lực có thể liên quan đến sự gia tăng áp suất này.

Sự gia tăng đột ngột áp lực gây ra các cơn chóng mặt kịch phát. Các giai đoạn áp suất cao đột ngột và lặp đi lặp lại đó sẽ phá hủy dần dần các cấu trúc vi thể của hệ tiền đình và ống tai. Tổn thương tích lũy này dần dẫn đến suy giảm vĩnh viễn chức năng trong cả hệ thống thính lực và thăng bằng của người bệnh.

Kumagami và cộng sự (1982) mô tả ba giai đoạn của bệnh Meniere:

  • Giai đoạn 1: Thính lực trở lại mức bình thường giữa các đợt kịch phát;
  • Giai đoạn 2: Thính lực dao động nhưng không trở lại bình thường;
  • Giai đoạn 3: Thính lực xuống dưới 60 dB HL.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị bệnh Meniere và các bệnh lý Tai – Mũi – Họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

Bệnh Meniere là một loại rối loạn tiền đình ngoại biên khá phổ biến nhưng căn nguyên không được biết rõ. Điều trị bằng các loại thuốc, các liệu pháp, phẫu thuật và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Những người mắc bệnh Meniere hãy luôn chú ý trong việc phòng ngừa tai nạn té ngã. Việc điều trị nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, chuyên gia thính học, tiền đình.

Chóng mặt ù tai là triệu chứng bệnh gì?

Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, ù tai,... là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn về tâm lý. Lúc này, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Làm sao để hết ù tai khi bị cấm?

Cách trị ù tai khi bị cảm.

Sử dụng muối. Dùng muối là một mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hiệu quả giảm ù tai khi bị cảm cúm. ... .

Nhai kẹo cao su. Vòi nhĩ sẽ tắc nghẽn hoặc đóng lại khi cảm cúm, cảm lạnh. ... .

Dùng gừng trị cảm. ... .

Sử dụng biện pháp Valsalva. ... .

Bấm huyệt tai..

Hay bị ù tai là triệu chứng của bệnh gì?

Ù tai có thể liên quan đến nhiều chứng bệnh rối loạn mạch máu như: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu cấp cho vùng đầu mặt cổ, khối u ở đầu và cổ, dị tật mạch máu,...

Chóng mặt do thiếu máu nên uống gì?

8 loại thuốc trị chóng mặt phổ biến.

Thuốc kháng Histamin. Thuốc kháng Histamin bao gồm các loại thuốc như Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine, Diphenhydramine… ... .

Thuốc kháng cholinergic. ... .

Thuốc chống nôn. ... .

Thuốc an thần. ... .

Thuốc chẹn Ca. ... .

Thuốc lợi tiểu. ... .

Thuốc Corticoid. ... .

Acetyl-leucine..

Chủ đề