Hiện nay ngành nào đang thiếu nhân lực năm 2024

Ngoài việc chọn ngành nghề dựa trên sở thích của bản thân thì nhiều thí sinh cũng đặc biệt quan tâm đến cơ hội việc làm của các ngành nghề mình lựa chọn trong tương lai. Dưới đây là một số ngành nghề được đoán cần số lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, bạn có thể tham khảo thêm.

Có không ít ngành nghề đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân lực. (Ảnh minh họa)

Công nghệ thông tin

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, ngành Công nghệ thông tin là một trong bốn nhóm ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhất năm 2022, chiếm 13% trên tổng số 564.735 thí sinh trúng tuyển.

Theo website tuyển dụng Vietnamwork, từ năm 2020 - 2022 số lượng công việc ngành Công nghệ thông tin đã tăng trung bình 47%/năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%.

Đặc biệt, ngành này này đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thêm khoảng 400.000 nhân lực mỗi năm. Trong khi đó, số sinh viên tốt nghiệp ngành học này chỉ ở mức 30.000 người/năm.

Hiện nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Bác sĩ

Y khoa vẫn luôn là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của người học. Trong suốt nhiều năm qua, ngành Y luôn thuộc nhóm ngành nghề có mức điểm chuẩn cao nhất.

Cả nước có hơn 80% dân số có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm tư nhân, 73% dân số trả một phần hoàn toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, tỷ lệ bệnh viện công - tư đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh. Qua đó cho thấy nhu cầu thăm khám, chữa bệnh của người dân ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh; đồng nghĩa với nhu cầu nhân lực ngành Y ngày càng tăng cao.

Nếu bạn đam mê ngành học này có thể tham khảo thông tin tuyển sinh và chương trình đào tạo của một số trường như: Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Y học Cổ truyền, trường Đại học Y Dược Huế, trường Đại học Y Dược TP.HCM.

Quản trị du lịch và lữ hành

Du lịch được xác định ngành mũi nhọn của nền kinh tế nước ta trong suốt nhiều năm qua. Đặc biệt, trong những năm gần đây, thị trường du lịch khách sạn, nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Việt Nam cần thêm khoảng 40.000 lao động mới trong lĩnh vực du lịch, trong khi đó số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành học này mới đạt 15.000 sinh viên/năm. Hơn hết, lực lượng lao động du lịch qua đào tạo và chuẩn nghề còn thấp, doanh nghiệp phải mất công đào tạo lại.

Một số trường đào tạo ngành Du lịch hiện nay: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin học TP.HCM.

Thương mại điện tử

Trong khi các ngành nghề khác bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch COVID-19, nhưng ngành Thương mại điện tử vẫn phát triển bùng nổ và trở thành xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao của ngành này được ưu tiên hơn bao giờ hết.

Lương của nhân viên trong ngành Thương mại điện tử có nhiều mức khác nhau. Với vị trí chuyên viên thương mại điện tử, mức lương dao động từ 7 - 15 triệu đồng/ tháng; còn vị trí quản lý, trưởng nhóm sàn thương mại điện tử, mức lương dao động từ 20 - 30 triệu đồng/ tháng.

Một số trường đại học tuyển sinh ngành Thương mại điện tử: Trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,...

Nhóm ngành Ngôn ngữ

Trong bối cảnh đất nước mở cửa hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, ngoại ngữ được xem là yếu tố quan trọng làm nên “chìa khóa” của sự thành công, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí.

Cho nên, nhóm ngành ngôn ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn… luôn là ngành học thu hút số lượng lớn bạn trẻ đăng ký xét tuyển trong mỗi mùa tuyển sinh. Điều đáng nói, cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến của ngành ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… khá rộng mở.

Thí sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh nhóm ngành Ngôn ngữ của một số trường như: Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Ngoại Giao, trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế), trường Đại học Công nghệ TP.HCM.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (FALMI), lực lượng lao động trong năm 2024 ước tính hơn 5,1 triệu người (trong đó lực lượng lao động nữ gần 2,4 triệu người, chiếm 46,29%).

Lực lượng lao động ở khu vực thành thị hơn 4 triệu người (chiếm 78,45%), khu vực nông thôn là 1.102.252 người (chiếm 21,55%).

Ước tính, lực lượng lao động trong năm 2024 tại TP HCM hơn 5,1 triệu người. Ảnh: HUỲNH NHƯ

Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30-12-2022 của Bộ Chính Trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu đến năm 2030, tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8% - 8,5%/năm. Với mục tiêu trên, FALMI dự báo nhu cầu lao động (số lao động có việc làm) năm 2024 hơn 4,8 triệu người, trong đó nữ chiếm 46,19%.

Cụ thể, khu vực nông lâm thủy sản có khoảng 72.338 - 72.447 người (chiếm 1,5%), khu vực công nghiệp - xây dựng có khoảng gần 1,5 triệu người (chiếm 30,89%), khu vực thương mại - dịch vụ gần 3,3 triệu người (chiếm 67,61%).

Dự báo nhu cầu lao động (số lao động có việc làm) năm 2024 hơn 4,8 triệu người. Ảnh: HUỲNH NHƯ

Trong đó, tập trung ở các nghề nghiệp: lãnh đạo (chiếm 0,85%), chuyên môn kỹ thuật bậc cao (17,44%), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (5,67%), nhân viên (3,36%), dịch vụ cá nhân, dịch vụ bán hàng (27,27%), nghề trong nông - lâm - ngư nghiệp (0,91%), thợ thủ công và các thợ có liên quan (11,57%), thợ lắp ráp và thợ vận hành máy móc, thiết bị (22,77%), nghề giản đơn (10,04%) và nghề khác (chiếm 0,12%).

Theo vị thế việc làm, làm công ăn lương chiếm 70,51%, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm 2,76%, tự làm chiếm 19%, lao động gia đình chiếm 7,72%, xã viên hợp tác xã chiếm 0,01%.

Dự báo nhu cầu nhân lực cho năm 2024 dự kiến cần từ 300.000 - 320.000 chỗ làm việc. Ảnh: HUỲNH NHƯ

Dựa trên cơ sở kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Cục Thống kê TP HCM, FALMI dự báo nhu cầu nhân lực cho năm nay dự kiến cần khoảng từ 300.000 - 320.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 77.500 – 86.000 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 75.470 – 77.168 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 68.910 – 73.504 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 78.120 – 83.328 chỗ làm việc.

Dự báo nhu cầu nhân lực cho năm 2024 dự kiến cần khoảng từ 300.000 - 320.000 chỗ làm việc. Ảnh HUỲNH NHƯ

Theo khu vực kinh tế: Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 71,31% tổng nhu cầu nhân lực năm 2024, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 28,58% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,11%. Cụ thể:

Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 18%, trong đó ngành cơ khí chiếm 5,74%; điện tử – công nghệ thông tin chiếm 5,34%; chế biến tinh lương thực thực phẩm chiếm 3,66%; hóa dược – cao su chiếm 3,26%.

Nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 64,27%, trong đó ngành thương mại chiếm 23,4%; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng – hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu chiếm 3,72%; du lịch chiếm 4,72%; bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông chiếm 7,06%; tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm chiếm 5,62%; kinh doanh tài sản – bất động sản chiếm 6,45%; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ chiếm 8,07%; giáo dục và đào tạo chiếm 2,63%; y tế chiếm 2,6%.

Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 87%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 19,57%, trung cấp chiếm 23,94%, cao đẳng chiếm 21,28%, đại học trở lên chiếm 22,21%, lao động phổ thông chiếm 13%.

Nữ học ngành gì hot nhất hiện nay?

Nữ học ngành gì hot nhất hiện nay?.

Ngành Marketing truyền thông. Đứng đầu trong danh sách các ngành học hot trong tương lai cho nữ không thể bỏ qua Marketing truyền thông. ... .

Ngành ngoại ngữ ... .

Ngành nha khoa. ... .

Ngành du lịch khách sạn. ... .

Ngành thiết kế ... .

Ngành tâm lý học. ... .

Ngành chăm sóc sắc đẹp..

Việt Nam đang thiếu nhân lực ngành gì?

Top 10 ngành nghề có nguy cơ thiếu hụt nhân lực nhất trong 5 năm....

Nhân viên kinh doanh. ... .

Công nghệ thông tin. ... .

Hướng dẫn viên du lịch. ... .

Phiên dịch viên. ... .

Kỹ sư công nghệ Ô tô ... .

Dược. ... .

Kỹ sư xây dựng công trình. ... .

Marketing – Truyền thông..

Học ngành gì để không bị thất nghiệp?

5 ngành học không lo thất nghiệp trong tương lai.

Ngành công an - quân đội. Sau khi hoàn thành chương trình học thì sinh viên sẽ được nhà nước phân công nhiệm vụ, bổ nhiệm công tác. ... .

Ngành công nghệ thông tin. ... .

Ngành vi mạch, bán dẫn. ... .

Ngành Du lịch. ... .

Ngành Ngôn ngữ.

Những ngành nghề không bao giờ bị lỗi thời?

Top những ngành không lo thất nghiệp.

Tạo mẫu chăm sóc sắc đẹp. ... .

Ngành du lịch - quản trị khách sạn. ... .

Sửa chữa điện tử điện lạnh. ... .

Ngành công nghệ thông tin. ... .

Ngành thiết kế đồ họa. ... .

Ngành kế toán, kiểm toán. ... .

Ngành xây dựng. ... .

Ngành công nghệ ô tô.

Chủ đề