Chủ thể của việc làm là gì

Nhằm đảm bảo yêu cầu ILO, phù hợp giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế và các nước trong khu vực; pháp luật đưa ra quy định về Điều kiện năng lực chủ thể của người lao động

Đối tượng áp dụng quy định của pháp luật

Chủ thể tham gia là người Việt Nam

Người lao động theo luật lao động Việt Nam có thể là công dân Việt Nam hoặc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam .

Theo khoản 1 điều 2 Bộ luật lao động 2012 thì đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động Việt Nam gồm :người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại bộ luật nay. Khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định người lao động  là người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, làm việc theo Hợp đồng lao động, làm việc theo Hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Trong một số trường hợp pháp luật có những quy định mang tính chất ngoại lệ và điều kiện chủ thể của Hợp đồng lao động. Chẳng hạn, có thể sử dụng người lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép; không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi … làm những công việc mà pháp luật cấm.

Chủ thể là người nước ngoài

Điều 169 Bộ luật lao động 2012 quy định cụ thể về điều kiện lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Năng lực chủ thể của người lao động bao gồm năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Năng lực pháp luật lao động là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận công dân có quyền được làm việc, được hưởng các quyền khác phát sinh từ quan hệ lao động và có thể thực hiện nghĩa vụ của người lao động.

Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của họ tham gia trực tiếp vào quan hệ lao động, hoàn thành công việc, tạo ra và được hưởng những quyền lợi phát sinh từ việc làm. người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Năng lực thể của người lao động gồm có các điều kiện cơ bản

Độ tuổi 

Từ đủ 15 tuổi trở lên. Đây chỉ là một mức tương đối quy định về độ tuổi lao động, được xây dựng trên một số cơ sử như:

Đây là độ tuổi tối thiểu để một người có đủ năng lực chủ thể để tham gia quan hệ lao động, có khả năng được hưởng các quyền và phải gánh vác nghĩa vụ trong quan hệ lao động và có khả năng bằng hành vi của mình tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong lao động và chịu trách nhiệm pháp lý về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

Việc quy định như vậy còn hội, mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường lao động, cơ cấu và thu cần giải quyết việc làm của xã hội. Nhưng trên thực tế, pháp luật còn quy định trường hợp người sử dụng lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép.

Người lao động khi tham gia ký kết Hợp đồng lao động phải từ đủ 18 tuổi trở lên; đối với người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền tham gia ký kết Hợp đồng lao động nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động; Đối với người dưới 15 tuổi thì ký kết Hợp đồng lao động là người đại diện theo pháp luật của người đó và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.

Khả năng lao động

Khả năng lao động được xác định theo công việc được thỏa thuận trong Hợp đồng lao động, đồng thời cũng thể hiện qua năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động của người đó, cũng như có mối liên hệ chặt chẽ với độ tuổi lao động.

Khả năng lao động của mỗi người là khác nhau và yêu cầu của mỗi công việc cũng có mức độ khác nhau. Pháp luật lao động chỉ xác định yếu tố chung nhất của Năng lực hành vi lao động là thể lực và trí lực.

Điều kiện thể lực mà người lao động cá nhân phải có tình trạng sức khi bình thường, có thể họ thực hiện, với nhiệm vụ lao động của họ hay mục đích công việc họ làm. Để có được sức khỏe hay trình độ nhận thức nhất định, con người phải trải qua một thời gian phát triển cơ thể, qua giáo dục đào tạo và tích lũy.

>> Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Quá trình tạo việc làm là quá trình tạo ra những của cải vật chất ( số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất), sức lao động ( số lượng, chất lượng sức lao động) và điều kiện kinh tế- xã hội khác.

Khái niệm việc làm

Mục lục

Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm. Đó là một trong những quyền cơ bản nhất của con người đã được khẳng định trong hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam.

Nhưng trên thực tế đảm bảo quyền có việc làm cho người lao động là vấn đề thách thức, là bài toán phức tạp và đầy khó khăn không những ở nước ta mà còn ở tất cả các nước trên thế giới trong điều kiện hiện nay. Vì vậy vấn đề việc làm được nhắc đến rất nhiều, nhưng trong mỗi thời gian và không gian khác nhau thì khái niệm về việc làm lại có những thay đổi nhất định.

Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp người lao động được coi là có việc làm là những người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, ngoài ra không có sự thừa nhận các hoạt động ở lĩnh vực khác. Trong cơ chế đó Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động do đó chứ có khái niệm về thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ.

Ngày nay trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì quan niệm về việc làm có sự thay đổi về căn bản.

– Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.

– Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người. Theo đại hội Đảng lần thứ VII: “Mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng”.

– Theo khái niệm này việc làm được thể hiện dưới các dạng sau:

+ Làm những công việc mà người lao động khi thực hiện nhận được tiền lương, tiền công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó.

+ Làm những công việc khi người lao động thực hiện thu lợi nhuận cho

bản thân ( người lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao động cho bản thân để sản xuất sản phẩm).

+ Làm những công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó ( do chủ gia đình làm chủ sản xuất).

– Theo quan niệm của thế giới về việc làm thì: người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.

Khi vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh của nước ta thì khái niệm về việc làm có sự thay đổi và được nhiều người đồng tình đó là: Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội( theo giáo trình: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS. Nguyễn Hữu Dũng- Trần Hữu Trung)

Với các khái niệm việc làm trên thì nội dung của việc làm đã được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người cụ thể.

+ Thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn gồm tất cả các thành phần kinh tế( quốc doanh, tập thể, tư nhân, hợp tác xã…), mọi hình thức và cấp độ sản xuất kinh doanh( kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ hợp…) và sự đan xen giữa chúng. Nó không bị hạn chế về mặt không gian.

+ Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo luật pháp và sự hướng dẫn của nhà nước để tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động.

1.2 Phân loại việc làm

– Theo mức độ sử dụng lao động:  

+  Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn các công việc khác.

+ Việc làm phụ là những công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.

+ Việc làm hợp lý là những công việc tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm phù hợp với năng lực sở trường của người lao động.

+ Việc làm hiệu quả là việc làm với năng suất chất lượng cao. Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động tức là tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn nhân lực.

– Theo thời gian làm việc của người lao động.

+ Việc làm tạm thời là việc làm được tạo ra trong thời gian người lao động đang tìm một  công việc thích hợp với chuyên môn và sở trường của họ.

+ Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ luật định( độ dài thời gian lao động hiện nay ở Việt Nam là 8 giờ/ ngày) và không có nhu cầu làm thêm.

+ Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động họ phải làm việc không hết thời gian theo luật định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO thiếu việc làm được thể hiện dưới hai dạng:

Thiếu việc làm hữu hình: Chỉ hiện tượng lao động làm việc thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm việc làm thêm và sẵn sàng làm việc. Cụ thể ở Việt Nam một tuần làm việc dưới 40 giờ, một tháng làm việc dưới 22 ngày là thiếu việc làm.

Thước đo thiếu việc làm hữu hình:

K1= (Số giờ làm việc thực tế/  Số giờ quy định) * 100%

Thiếu việc làm vô hình là trạng thái là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống và có nhu cầu muốn làm việc thêm để có thu nhập.

Thước đo thiếu việc làm vô hình:

K1= ( Thu nhập thực tế/ Mức lương tối thiểu hiện hành) * 100%

Hiện tại, Tri Thức Cộng Đồng đang cung cấp dịch vụ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ tại Hà Nội, HCM, Cần Thơ… với mọi chuyên ngành học chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

1.3 Khái niệm giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra việc làm để thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết việc làm không chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm. Đây là vấn đề còn ít được chú ý khi đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm, người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh thứ hai của nó là vấn đề tạo ra việc làm.

1.4 Vậy tạo việc làm là gì?

Tạo việc làm là hoạt động kiến thiết cho người lao động có được một công việc cụ thể mang lại thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn cấm. Người tạo ra công việc cho người lao động có thể là Chính phủ thông qua các chính sách, có thể là một tổ chức hoạt động kinh tế ( các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh…) và các cá nhân, thông qua các hoạt động thuê muớn nhân công.

Quá trình tạo việc làm là quá trình tạo ra những của cải vật chất ( số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất), sức lao động ( số lượng, chất lượng sức lao động) và điều kiện kinh tế- xã hội khác. Có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau:

Y= f( C, V, X…)

Trong đó:

Y: số lượng việc làm được tạo ra

C: vốn đầu tư

V: sức lao động

X: thị trường tiêu thụ sản phẩm vv…

Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố vốn đầu tư C và sức lao động V. Hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

2. Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế quốc dân

Việc làm đang là vấn đề bức xúc có tính thời sự không chỉ đối với nước ta mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, sức ép về việc làm đang ngày càng gia tăng. Vì vậy giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta hiện nay.

Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế quốc dân

Mà đối tượng để giải quyết việc làm chính là con người, cụ thể là người lao động, một lực lượng chiếm tỷ lệ rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Do đó để thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì trước hết ta phải tìm hiểu rõ về vai trò quan trọng của con người trong xã hội.

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. ở bất cứ giai đoạn nào thì con người cũng luôn là trung tâm của sự phát triển vì vậy mà  Mác đã từng nói: “ Con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội.

Con người với sức lao động, chất lượng, khả năng, năng lực, với sự tham gia tích cực vào quá trình lao động là yếu tố quyết định tốc độ phát triển của tiến bộ kỹ thuật”. Khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người thì ta phải nghiên cứu trên hai khía cạnh:

– Thứ nhất, con người là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải, vật chất và tinh thần. Như vậy, để tồn tại và phát triển, con người bằng sức lao động của mình (một yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất) tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ.

Muốn vậy, phải có quá trình kết hợp sức lao động với các tư liệu sản xuất, gọi là quá trình lao động làm việc hay là họ có việc làm. Vậy thông qua việc làm con người mới tạo ra của cải cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.

– Thứ hai, con người là chủ thể sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần thông qua quá trình phân phối và tái phân phối. Trong khái niệm đã nêu ở trên, việc làm đem lại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật ngăn cấm. Người ta sử dụng thu nhập đó để tiêu dùng, để tái sản xuất sức lao động và phục vụ những nhu cầu khác cho bản thân cũng như là gia đình… từ đó góp phần cho sản xuất và phát triển kinh tế.

Như vậy, việc làm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đó là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, tạo việc làm càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa cho sự phát triển vì:

– Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống đồng thời giảm các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

– Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ: tạo cơ hội cho người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó quyền cơ bản nhất của họ là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng đất nước.

Như vậy, ta thấy được tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm đối với người lao động trong xã hội hiện nay.

Chúc bạn học tập tốt hơn với bài viết “Khái niệm việc làm, vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế”.

Video liên quan

Chủ đề