Chứng từ vận chuyển hàng hóa nội địa năm 2024

Chứng từ vận tải là điều kiện để hợp tác lâu dài giữa khách hàng và những đơn vị vận tải khác. Vậy chứng từ vận tải là gì? Các loại chứng từ được sử dụng phổ biến trong vận tải hiện nay? Để tìm hiểu về nội dung này, mời các bạn cùng iHOADON tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa về chứng từ vận tải

Chứng từ vận chuyển hàng hóa nội địa năm 2024

Định nghĩa về chứng từ vận tải

Chứng từ vận tải là những giấy tờ do chủ phương tiện vận chuyển cấp cho khách hàng để xác minh việc đã nhận được hàng hóa. Nhắc đến các hình thức vận chuyển trong vận tải thì chứng từ và vận đơn đi kèm là không thể thiếu, điều này nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng sai sót về hàng hóa.

Các loại chứng từ vận tải thông dụng nhất hiện nay bao gồm:

  • Chứng từ vận đơn đường biển.
  • Chứng từ vận đơn đường sắt.
  • Chứng từ vận đơn đường hàng không.

2. Các loại chứng từ vận tải được sử dụng thông dụng nhất hiện nay

Chứng từ vận chuyển hàng hóa nội địa năm 2024

Các loại chứng từ vận tải được sử dụng thông dụng nhất hiện nay

- Chứng từ vận tải đường biển

Tàu thuyền là phương tiện chuyên chở hàng hóa chủ yếu trong vận tải đường biển. Khi đó, các loại chứng từ vận tải đường biển bao gồm:

+ Biên lai thuyền phó: Chứng từ này liên quan đến việc gửi hàng được cấp cho các chủ hàng hoặc người gửi hàng xác nhận tàu thuyền đã nhận xong hàng hóa (thuyền phó là người phụ trách). Khi chứng từ biên lai này được cấp tức là hàng hóa đã được nhận và cấp xuống tàu. Trường hợp bao bì của hàng hóa không chắc chắn, thuyền phó cần được ghi rõ ràng biên lai đó. Dựa vào biên lai, thuyền trưởng và thuyền phó ký vào vận đơn đường biển để xác nhận đã nhận hàng.

+ Vận đơn đường biển: Đây là loại chứng từ vô cùng quan trọng do đại diện hoặc người chuyên chở hàng hóa cấp cho người gửi hàng khi hàng hóa đã nhận để xếp hoặc đã xếp lên tàu. Vận đơn đường biển được coi như bằng chứng về hợp đồng chuyên chở và bằng chứng về giao dịch hàng hóa.

+ Bản kê khai hàng hóa: Chứng từ được lập bởi đại lý tại cảng xếp hàng và được xem là bảng liệt kê hàng hóa đã được xếp lên tàu và vận chuyển đến cảng khác.

+ Phiếu kiểm kê: Đây là chứng từ gốc về số lượng hàng hóa được xếp lên tàu chở hàng.

+ Sơ đồ xếp hàng hóa: Đây là bản vẽ chứng từ vận tải chi tiết, miêu tả sơ đồ hàng hóa trên tàu có một ký hiệu riêng.

+ Chỉ thị xếp hàng hóa: Chỉ thị này do người gửi hàng lập và được gửi đến cơ quan quản lý cảng và công ty vận tải.

Ngoài ra, một số loại chứng từ khác được sử dụng như hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận trọng lượng,...

- Chứng từ vận tải đường bộ:

+ Giấy tờ đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định,...

+ Giấy tờ của người điều khiển phương tiện bao gồm: Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận huấn luyện để vận chuyển hàng hóa, Giấy đăng ký kinh doanh theo ngành nghề cụ thể.

+ Các loại giấy tờ khác như: Hợp đồng vận chuyển, Giấy đi đường, Phiếu thu cước, Giấy gửi hàng.

- Chứng từ vận tải đường sắt:

Đây là loại chứng từ cơ bản trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Vận đơn đường sắt là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa, biên lai đường sắt xác nhận.

Lưu ý: Vận đơn đường sắt ghi rõ nội dung: Họ tên, Địa chỉ người nhận, Địa chỉ người gửi hàng, Tên của ga đến và ga đi.

- Chứng từ vận tải đường hàng không:

Chứng từ vận tải hàng không được chia làm hai loại là: Vận đơn nhà và Vận đơn chủ.

+ Vận đơn nhà: Người giao nhận cấp vận đơn nhà cho chủ hàng lẻ khi nhận hàng. Khi đó chủ hàng sẽ có vận đơn nhận hàng cụ thể ở nơi đến. Vận đơn nhà nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ cửa hàng và người giao nhận, đồng thời nhận hàng hóa giữa hai bên.

+ Vận đơn chủ: Được cấp bởi hàng hãng không. Vận đơn chủ nhằm làm chứng từ giao nhận hàng hóa giữa người giao nhận và người chuyên chở, đồng thời điều chỉnh mối quan hệ giữa người giao nhận và người chuyên chở hàng không.

Trên đây là bài viết chia sẻ nội dung về chứng từ vận tải. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích gửi tới các bạn giúp cho hoạt động vận tải trong kinh doanh của các bạn thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng sai sót không đáng có trong quá trình vận chuyển hàng hóa.