Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Liên kết đào tạo giữa trường đại học và các doanh nghiệp có tầm quan trọng lớn lao, từ việc chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, trao đỗi học thuật, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển quan hệ hợp tác, kết nối với các doanh nghiệp, kịp thời cung cấp nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, đến việc hỗ trợ sinh viên trong công tác khởi nghiệp, thực tập, tuyển dụng; sinh viên ra trường có nhiều thuận lợi khi tìm kiếm việc làm. Sự kết nối giữa Nhà trường và Doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu theo yêu cầu phát triển đặc biệt của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐHĐN.

Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Trường  Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Diễn đàn “Hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp”.

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

(Toàn cảnh Diễn đàn “Hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp” tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - ĐHĐN)

Tham dự Diễn đàn có TS.Vũ Thị Bích Hậu – Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP.Đà Nẵng. Về phía Đại Học Đà Nẵng có PGS.TS. Lê Thành Bắc – Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng - Chủ Tịch Hội Đồng Trường ĐHSPKT; cùng lãnh đạo các Phòng, Ban ĐHĐN.

Chào đón sự có mặt Đại diện của hơn 60 Doanh nghiệp,  đặc biệt là 25 doanh nghiệp tham gia ký biên bản thoả thuận hợp tác với nhà trường trong Diễn đàn. Các đơn vị tài trợ cho Diễn đàn hôm nay gồm Quỹ Vintech City, BQL Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, dự án V2Work của ĐHĐN; các nhà Báo, Đài truyền hình…

Về phía Nhà trường, tham dự Diễn đàn có PGS.TS.Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng; PGS.TS. Võ Trung Hùng – Phó Hiệu trưởng; TS.Hoàng Dũng – Phó Hiệu trưởng; cùng lãnh đạo các Phòng, Khoa, các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

(PGS.TS.Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại Diễn đàn)

PGS.TS.Phan Cao Thọ bày tỏ vui mừng và hoan nghênh chào đón sự có mặt của đông đảo các vị khách quý, các Đại diện Doanh nghiệp về tham dự Diễn đàn. Thông qua Diễn đàn, Nhà trường mong muốn lắng nghe những ý kiến tâm huyết từ phía Doanh nghiệp, Nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên, cũng như nội dung đào tạo của Nhà trường để phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của Nhà tuyển dụng trong bối cảnh mới. Từ đó, hai bên có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận tìm ra các phương hướng, giải pháp hợp tác hiệu quả hơn nữa trong tương lai. 

Tại Diễn đàn, PGS. TS. Võ Trung Hùng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã trình bày báo cáo tham luận của trường ĐHSPKT về hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp. Nhà trường đánh giá cao việc hợp tác với doanh nghiệp, đó chính là giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường mong muốn tiếp tục đẩy mạnh các hợp tác đã triển khai, và triển khai thêm các hoạt động mới: Tăng cường trao đổi cán bộ, giảng viên giữa 2 bên; Hợp tác trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số; Phối hợp triển khai các khoá bồi dưỡng ngắn hạn; Hợp tác trong hoạt động khởi nghiệp; Hỗ trợ nhà trường trong hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định…

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

(PGS. TS. Võ Trung Hùng - Phó Hiệu trưởng đã trình bày báo cáo tham luận tại Diễn đàn)

Tiếp đó, Đại diện BQL Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã trình bày báo cáo tham luận về “Hiện trạng và nhu cầu nhân lực của các Doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng”. Báo cáo nêu lên: “Tăng cường sự kết hợp “3 nhà”: Nhà trường - Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; ngành nghề với gắn liền với quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của thành phố”.

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

(Đại diện BQL Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng  báo cáo tham luận tại Diễn đàn)

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Tuấn Phương – đại diện Công ty TNHH phần mềm FPT tại Đà Nẵng cho biết: “Trong chương trình liên kết với nhà trường, FPT luôn cố gắng chủ động theo SV từ năm thứ nhất để đưa ra những định hướng trong học tập và cùng nhà trường tạo nền tảng kỹ năng nghề, xây dựng được văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu. Có những chuyên đề chuyên môn do chính FPT đề xuất và cử chuyên gia giảng dạy trong trường ĐH”.

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

(Đại diện Công ty TNHH phần mềm FPT tại Đà Nẵng  báo cáo tham luận tại Diễn đàn)

Với Công ty TNHH Esuhai, trong báo cáo tham luận của Công ty đã nêu bật các vấn đề về định hướng phát triển sự nghiệp thông qua chương trình việc làm Nhật Bản, phát triển thế hệ kỹ sư Việt Nam kết nối kỹ thuật công nghệ Nhật Bản.

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

(Đại diện Công ty TNHH Esuhai báo cáo tham luận tại Diễn đàn)

Đến với diễn đàn năm nay, các đối tác có cơ hội được lắng nghe, cùng tham gia trao đổi, thảo luận với các Doanh nghiệp và Nhà trường. Trong khuôn khổ của diễn đàn, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐHĐN đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 25 doanh nghiệp. Đây là một bước khởi sắc thành công rực rỡ trong mối quan hệ hợp tác, kết nối giữa Nhà trường và Doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

(Hình ảnh Ký thỏa thuận hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp)

Bên cạnh đó, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐHĐN đã tiếp nhận học bổng của một số doanh nghiệp tài trợ. 

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Có thể nói, gắn kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, sự liên kết này được kỳ vọng sẽ đem lại những bứt phá mới trong chặng đường phát triển của Nhà trường. Hợp tác với doanh nghiệp chính là một trong những điểm sáng và yếu tố quyết định thành công của chương trình đào tạo, đồng thời là sự hợp tác, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Một số hình ảnh tại Diễn đàn

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng

Nguồn - Bài viết Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật - Đà Nẳng: http://ute.udn.vn/TinTuc/2156/1/Truong-Dai-hoc-Su-pham-Ky-thuat-Dai-Hoc-Da-Nang-to-chuc-Dien-dan-%E2%80%9CHop-tac-giua-Nha-truong-va-Doanh-nghiep%E2%80%9D.aspx

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng (tiếng Anh: The University of Danang - University of Technology and Education) là một trường đại học chuyên ngành về khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam, được đánh giá là một trong những trường đại học đầu ngành về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại Miền Trung Việt Nam. Trường trực thuộc hệ thống Đại học Đại học Đà Nẵng, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu kỹ thuật lớn của khu vực miền Trung.

Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm kỹ thuật đà năng
Địa chỉ

48 Cao Thắng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

Thông tin
Tên khácTrường Kỹ thuật sư phạm Nguyễn Văn Trỗi
LoạiĐại học Kỹ thuật hệ Công lập
Thành lập5tháng 9 năm 1962; 59 năm trước(1962-09-05)
Hiệu trưởngPGS TS Phan Cao Thọ
Websiteute.udn.vn
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Đà Nẵng, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiền thân là trường Kỹ thuật Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng là một trong 6 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật của cả nước – đào tạo kỹ thuật lấy ứng dụng làm trọng tâm để giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ, kỹ sư theo định hướng ứng dụng và giáo viên kỹ thuật.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Chất lượng đào tạo
    • 2.1 Đội ngũ giảng viên
    • 2.2 Cơ sở vật chất
  • 3 Tổ chức
    • 3.1 Các phòng chức năng
    • 3.2 Tổ trực thuộc
    • 3.3 Các khoa đào tạo
    • 3.4 Các viện, trung tâm
  • 4 Nghiên cứu khoa học
  • 5 Hợp tác đào tạo
  • 6 Thành tích đào tạo
  • 7 Mục tiêu
  • 8 Xem thêm
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Năm 1960, Đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường trung học Kỹ thuật Đà Nẵng.

Ngày 5 tháng 9 năm 1962: Khai giảng khóa đầu tiên, ngày thành lập được tính từ đây.

Năm 1976: Trường được đổi tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.

Ngày 4 tháng 4 năm 1994: Theo nghị định 32–CP của chính phủ, Đại học Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng, Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng và trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời thành lập:

  • Trường Đại học Đại cương.[1]
  • Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (nay là Đại học Kinh tế Đà Nẵng).[1]
  • Trường Đại học Kỹ thuật (Đại học Bách khoa Đà Nẵng).[1]
  • Trường Đại học Sư phạm (nay là Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và Đại học Sư phạm Đà Nẵng).[1]
  • Trường Cao đẳng công nghệ (nay là Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng).[1]

Ngày 8 tháng 11 năm 2017: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1749/QĐ–TTg thành lập trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng trên cơ sở tổ chức lại trường Cao đẳng Công nghệ và Khoa Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Hiện nay trường có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng.

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Đội ngũ giảng viênSửa đổi

Đội ngũ cán bộ của trường hiện có 216 người, trong đó có 154 giảng viên gồm 3 Phó Giáo sư, 50 Tiến sĩ, 99 Thạc sĩ, 5 Giảng viên cao cấp và Giảng viên chính, 85% Giảng viên có trình độ sau Đại học. Phần lớn cán bộ giảng dạy được đào tạo hay thực tập chuyên môn ở nước ngoài. Bên cạnh lực lượng cơ hữu, trường còn được sự hỗ trợ của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và đội ngũ Giảng viên chính của các trường thành viên Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trong đào tạo cấp cao đẳng. Nhà trường đang tiếp tục tăng cường năng lực và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo kịp thời quy mô ngày càng tăng và trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng. Từ cơ sở vật chất của trường Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng trước đây cùng với sự đầu tư thường xuyên của Đại học Đà Nẵng, hiện nay cơ sở vật chất của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khá khang trang và hiện đại. Trường có diện tích 42.000 m² bao gồm 6 khu vực: khu Giảng đường, khu thí nghiệm Cơ – Điện – Điện tử, khu thí nghiệm Hoá – Xây dựng, khu các xưởng Thực hành, khu Hành chính, khu Ký túc xá và khu sân bãi Thể thao. Trường hiện có 42 phòng học với hơn 2000 chỗ ngồi, trong đó có gần 50% được trang bị máy đèn chiếu đa chức năng, projector, 14 xưởng thực hành với hơn 3000 m², 22 phòng thí nghiệm (PTN), 5 phòng máy với hơn 200 máy tính được nối mạng.

Tổ chứcSửa đổi

Hiện tại trường có 7 phòng chức năng, 2 tổ trực thuộc, 6 khoa chuyên ngành, 1 viện và 4 trung tâm.

Các phòng chức năngSửa đổi

  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Công tác sinh viên
  • Phòng Tổ chức–Hành chính
  • Phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác Quốc tế
  • Phòng Cơ sở vật chất
  • Phòng Kế hoạch Tài chính
  • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục.

Tổ trực thuộcSửa đổi

  • Tổ Thanh tra–Pháp chế

Các khoa đào tạoSửa đổi

  • Khoa Sư phạm Công nghiệp
  • Khoa Điện–Điện tử
  • Khoa Công nghệ số
  • Khoa Cơ khí
  • Khoa Công nghệ Hóa học–Môi trường
  • Khoa Kỹ thuật Xây dựng

Các viện, trung tâmSửa đổi

  • Viện Nghiên cứu Sáng tạo và Khởi nghiệp
  • Trung tâm Học liệu và Truyền thông
  • Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Thiết bị nâng chuyền
  • Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp
  • Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng và Tư vấn kỹ thuật công nghệ


Hệ thống đào tạo Đại học – đào tạo 16 chuyên ngành:

    1. Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
    2. Công nghệ Vật liệu (Chuyên ngành Hóa học Vật liệu mới)
    3. Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí – Chuyên ngành: Cơ khí chế tạo
    4. Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
    5. Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử
    6. Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
    7. Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử – Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử, Hệ thống cung cấp điện
    8. Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
    9. Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt
    10. Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
    11. Công nghệ Thông tin
    12. Công nghệ Kỹ thuật Công trình giao thông (Xây dựng Cầu đường)
    13. Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng (Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp
    14. Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Xây dựng hạ tầng đô thị)
    15. Kỹ thuật thực phẩm (gồm 2 chuyên ngành Kỹ thuật thực phẩm và Kỹ thuật sinh học thực phẩm)
    16. Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc

Nghiên cứu khoa họcSửa đổi

Trong những năm qua, đặc biệt từ khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo liên thông, cán bộ giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Đại học Đà Nẵng. Số lượng và chất lượng đề tài hằng năm không ngừng tăng lên. Nhiều đề tài đã được đánh giá cao trong các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp.

Hợp tác đào tạoSửa đổi

Hiện nay trường có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu trong cả nước. Song song với hệ đào tạo chính quy, trường còn tuyển sinh hệ đào tạo vừa học vừa làm tại các trung tâm đào tạo thường xuyên của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, đào tạo theo địa chỉ và yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp.

Mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển là một chủ trương mà nhà trường luôn quan tâm. Trong những năm qua, nhờ nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ tích cực của Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng đã thiết lập được mối quan hệ song phương với nhiều trường Đại học và cao đẳng trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp, Canada, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Nhờ các mối quan hệ này, hằng năm nhà trường tiếp nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của các trường bạn trong đào tạo cán bộ, tăng cường trang thiết bị cũng như chuyển giao công nghệ.

Thành tích đào tạoSửa đổi

  • Từ những thành tích đã đạt được, nhà trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (200) cùng nhiều bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Mục tiêuSửa đổi

  • Qua hơn 10 năm hội nhập Đại học Đà Nẵng, trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng trước đây và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ngày nay đã không ngừng lớn mạnh phát triển, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ quốc gia.
  • Phương châm của trường là đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật, công nghệ đủ năng lực trực tiếp tham gia sản xuất trong điều kiện hiện tại và thích nghi nhanh chóng với sự đổi mới của công nghệ trong tương lai.
  • Chất lượng đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu, nhà trường đang phấn đấu trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, công nghệ ở Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và của cả Việt Nam nói chung.

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học công lập tại Việt Nam

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
  • Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Lưu trữ 2007-05-26 tại Wayback Machine
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng
  • Diễn đàn Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
  • Khoa Y Dược, Đại học Đà Nẵng Lưu trữ 2014-06-25 tại Wayback Machine
  • Website chính thức của Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Đà Nẵng Lưu trữ 2014-06-25 tại Wayback Machine
  • Website chính thức của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
  • Trang tuyển sinh, Đại học Đà Nẵng
  • Website chính thức của Trung tâm Thông tin Học Liệu Đại học Đà Nẵng


  1. ^ a b c d e “NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32-CP NGÀY 4-4-1994 VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG”. Thư viện pháp luật.