Cơ cơ cơ ý nghĩa gì đối với cơ thể

BÀI 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ

Cơ bám vào xương, cơ co làm xương cử động, vì vậy gọi là cơ xương (còn gọi là cơ vân). Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ. Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau, điển hình là bắp cơ có hình thoi dài.

I. Lý thuyết

1. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

- Cấu tạo bắp cơ:

  + Gồm nhiều bó cơ, mỗi có cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết

  + Hai đầu bắp cơ có gân bắm vào xương, giữa phình to là bụng cơ

- Cấu tạo tế bào cơ:

  + Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một đơn vị cấu trúc giới hạn bởi tấm hình chữ Z

  + Có 2 loại tơ cơ: tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất

  + Sự sắp xếp tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tại nên đĩa sáng và đĩa tối

Cơ cơ cơ ý nghĩa gì đối với cơ thể

2. Tính chất

- Thí nghiệm 1: Thí nghiệm co cơ ở ếch

Cơ cơ cơ ý nghĩa gì đối với cơ thể

+ Kết quả: Khi có một kích thích tác động vào dây thần kinh đi tới cẳng chân ếch thì cơ co, sau đó cơ dãn ra làm cần ghi kéo lên, rồi hạ xuống, đầu kim vẽ ra đồ thị một nhịp co cơ

- Thí nghiệm 2: Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè

Cơ cơ cơ ý nghĩa gì đối với cơ thể

+ Kết quả: Chân đá về phía trước

- Thí nghiệm 3: Gập cẳng tay vào sát cánh tay

Cơ cơ cơ ý nghĩa gì đối với cơ thể

+ Kết quả: Bắp cơ cánh tay phình ra

+ Giải thích: Do cơ cánh tay co ngắn lại

* Kết luận:

- Tính chất cơ bản của cơ là co cơ và giãn cơ

- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại à bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang

- Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

3. Ý nghĩa của hoạt động co cơ

- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ

- Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của tế bào để phù hợp với chức năng co cơ ?

Hướng dẫn trả lời: 

Đặc điểm cấu tạo của tế bào để phù hợp với chức năng co cơ là :

- Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày

- Khi tơ cơ mảnh xuyên xâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại.

Câu 2: Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó.

Hướng dẫn trả lời: 

Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.

Câu 3: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt)

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Vì sao cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co khi ta đứng?

Câu 2: Thế nào là sự co cơ? Cơ co khi nào? Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

Câu hỏi: Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

A. Giúp cơ thể di chuyển

B. Giúp cơ thể vận động

C. Con người lao động được

D. Cả A, B và C đều đúng

Trả lời :

Đáp án đúng: D. Cả A, B và C đều đúng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về co cơ nhé!

1. Co cơ là gì?

- Co cơ là hiện tượng các cơ trong cơ thể co hoặc giãn dưới các tác động khác nhau của các dạng năng lượng sinh hóa cơ học trong cơ thể con người hoặc động vật Quá trình co cơ này liên quan mật thiết tới việc tìm hiểu nguyên lý vận động của hệ thống cơ của các đối tượng động vật hoặc con người.

- Tình trạng co thắt cơ bắp có thể xảy ra ở bất kì phần cơ nào trên cơ thể, bao gồm cơ xương, cơ bắp vế, cơ lưng, cơ bàn tay. Bạn cảm thấy đau hay nhức mỏi một hay nhiều nhóm cơ trên cơ thể. Nó có thể liên quan đến dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương và các cơ quan.

- Hiện nay, rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới tìm ra các phương pháp khác nhau để tìm hiểu các cơ cấu phân tử của quá trình co cơ bởi đây là nền tảng cơ sở để giải thích các hiện tượng khác. Các nghiên cứu này có thể được thực hiện bằng một số cách sau:

 + Nghiên cứu trực tiếp trên cơ thể toàn vẹn.

 + Nghiên cứu một cơ quan bằng cách tách rời cơ quan hoặc bộ phận ra khỏi mối liên hệ thần kinh với cơ thể toàn vẹn nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi dưỡng thông qua các mạch máu.

 + Có thể nghiên cứu bằng cách tách rời một cơ quan, cơ thể hoặc tế bào ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ giống như trong môi trường cơ thể động vật hoặc cơ thể người.

- Với 3 phương pháp thực nghiệm trên kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ đo lường điện tử và quan sát khác nhau và việc thay đổi các tác nhân tác động về cơ học, lý học, hóa học, các điều kiện về môi trường,... các nhà nghiên cứu có thể quan sát được các hoạt động chức năng, những thay đổi chức năng của các cấu trúc cơ trong cơ thể nhằm từ đó tìm hiểu được các cơ chế hoạt động, các ưu điểm, nhược điểm của các tác động và đưa ra các kiến giải hợp lý cho các quá trình thay đổi đó.

2. Nguyên nhân co cơ

Đây là tình trạng cơ co rút không theo chủ ý, bắt nguồn từ sự thiếu nước, cơ làm việc quá tải, hay do thiếu hoàn toàn các chất điện giải cần thiết. Tình trạng này cũng xảy ra khi dây thần kinh bị kích ứng.

- Căng cơ ở một hoặc nhiều khu vực.

- Vận động quá mức trong quá trình hoạt động thể chất

- Làm tổn thương cơ bắp khi tham gia vào một công việc nặng nhọc hoặc chơi thể thao

- Không khởi động, làm ấm cơ thể trước và hạ nhiệt sau khi vận động

- Không cung cấp máu đầy đủ: Các động mạch đưa máu đến chân bị hẹp có thể dẫn đến tình trạng đau giống như bị chuột rút. Tình trạng co cứng cơ này sẽ gây ra biến chứng chèn ép dây thần kinh cột sống hoặc gây ra chuột rút ở chân. Nếu người bệnh càng đi bộ nhiều, thì tình trạng đau sẽ càng gia tăng. Để cải thiện tình trạng nên đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước để trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.

3. Điều trị co cứng cơ

- Để điều trị cơ cứng cơ, việc kéo căng cơ thích hợp rất quan trọng trong thời gian phục hồi chức năng sau tổn thương neuron vận động trung ương và điều trị tiếp theo cho người bệnh. Mục đích của việc này là ngăn chặn sự co rút của cơ và khớp.

- Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng quan trọng trong điều trị co cứng cơ, tuy nhiên việc điều trị có thể sẽ làm tăng triệu chứng liệt vận động, nguyên nhân của triệu chứng liệt vận động là do sự tăng trương lực cơ duỗi có tác dụng hỗ trợ cho chi liệt ở các bệnh nhân. Các thuốc điều trị đó bao gồm:

  + Thuốc Dantrolence: Cơ chế của thuốc này là làm yếu cơ co cứng do ảnh hưởng đến vai trò của canxi. Tuy nhiên khi dùng thuốc này thì tránh những người bệnh có chức năng hô hấp kém hoặc bị bệnh cơ tim rất nặng. Liều điều trị thuốc Dantrolence khởi đầu là 25mg/ngày/ 1 lần). Sau 3 ngày tăng liều thêm 25mg, nhưng việc này sẽ tùy theo sự dung nạp thuốc của người bệnh, có thể dùng tối đa là 100mg (ngày 4 lần). Tác dụng phụ của thuốc Dantrolence là tiêu chảy, buồn nôn, yếu chi, rối loạn chức năng gan, chóng mặt và ảo giác.

  + Thuốc Baclofen: Đây là thuốc có tác dụng điều trị các co cứng nếu nguyên nhân và nguồn gốc tủy hoặc đau do co cứng cơ gấp, cơ duỗi. Liều tối đa khi sử dụng thuốc Baclofen là 80mg/ngày; liều bắt đầu điều trị là 5mg hoặc 10mg, sử dụng ngày 2 lần. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Baclofen là rối loạn dạ dày/ruột, cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, lú lẫn, ảo giác.

  + Thuốc Diazepam: Loại thuốc này có thể hạn chế tình trạng co cứng của cơ. Cơ chế của thuốc này là do thuốc tác dụng lên neuron trung gian ở tủy và trung tâm trên tủy. Tuy nhiên điểm hạn chế của thuốc này là liều điều trị thường dung nạp kém và khác nhau ở từng người bệnh.

  + Thuốc Tizanidin, thuốc đồng vận α2 tiết adrenalin cũng có hiệu quả tương tự như các thuốc trên, tuy nhiên ưu điểm của loại thuốc này là dung nạp tốt hơn. Liều sử dụng thuốc này là hàng ngày tăng dần, liều tối đa là 8mg với ngày 3 lần. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh thường mệt mỏi, khô miệng, hạ huyết áp.

  + Để khu vực đau nhức nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

  + Sử dụng thuốc giảm đau phổ biến như paracetamol, ibuprofen

  + Chườm đá lên khu vực đau nhức để giảm đau và viêm

* Lưu ý, bạn nên chườm lạnh trong vòng 1-3 ngày sau khi bị căng cơ hoặc bong gân, sau đó chườm ấm lên vùng còn đau nhức sau 3 ngày đầu.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 8 hay nhất