Có mẹ nào nhỏ thuốc tobrex cho e bé không

Thưa Bác Sĩ! Con em nay được 2,5 tháng, em e mới vừa bị đau mắt đỏ và đang nhỏ thuốc Tobrex. Trường hợp như em vậy cho be bú mẹ trực tiếp được không, hoặc vắt sữa ra cho bé bú được không thưa Bác Sĩ. Thuốc đó co ảnh hưởng gì khi cho bé bú không thưa Bác Em xin cảm ơn!

Trả lời

Chào Chị,

Tobrex có thành phần là Tobramycin. Theo thông tin sản phẩm, chưa biết Tobramycin có bài tiết vào sữa mẹ sau khi nhỏ mắt hay không. Do đó Chị không được tự ý dùng thuốc mà nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và điều trị đúng cách. Chị cần báo cho bác sĩ về việc đang cho con bú mẹ để được hướng dẫn dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Ngoài ra, Chị cần áp dụng một số biện pháp để phòng bệnh đau mắt đỏ cho bé như tránh để dịch tiết của mắt tiếp xúc với bé, thường xuyên giặt các vật dụng cá nhân và rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với bé hoặc cho bé bú mẹ...

Tobramycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid điều trị những nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm.

  1. Chỉ định điều trị
  2. Dung dịch nhỏ mắt Tobrex có chứa tobramycin, một kháng sinh nhóm aminoglycosid tan trong nước có hoạt tính kháng khuẩn rộng chống lại các vi khuẩn gram âm và gram dương gây bệnh tại mắt.
  3. Tobramycin là kháng sinh tại chỗ chỉ định điều trị những nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm
  4. Liều dùng và cách dùng

- Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi:

  • Đối với những nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào túi kết mạc mỗi 4 giờ 1 lần trong 7 ngày.
  • Đối với những nhiễm khuẩn mức độ nặng: Nhỏ 2 giọt mỗi giờ. Sau khi bệnh cải thiện có thể giam liều.

Dung dịch nhỏ mắt Tobrex có thể được dùng kết hợp với thuốc mỡ tra mắt Tobrex.

- Trẻ em:

  • Dung dịch nhỏ mắt Tobrex có thể được dùng cho trẻ em (lớn hơn hoặc bằng 1 tuổi) với cùng mức liều như người lớn. Hiện nay thông tin về việc sử dụng thuốc ở trẻ em dưới 1 tuổi còn hạn chế.
  • Chưa xác lập được tính an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
  • Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần hoạt chất hay bất kỳ thành phần tá dược nào.

  1. Tác dụng không mong muốn

Quy ước: rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100 đến < 1/10), ít gặp (≥1/1.000 đến < 1/100) và hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000). Trong mỗi tần suất, các phản ứng bất lợi được sắp xếp theo thứ tự mức độ nghiêm trọng giảm dần.

Phân loại hệ thống cơ quan

Phản ứng bất lợi

Rối loạn hệ thống miễn dịch

Ít gặp: quá mẫn

Rối loạn hệ thống thần kinh

Ít gặp: đau đầu

Rối loạn tai mắt

  • Thường gặp: khó chịu ở mắt, sung huyết mắt
  • Ít gặp: viêm giác mạc, trợt giác mạc, giảm thị lực, nhìn mờ, ban đổ mí mắt, phù kết mạc, phù mi mắt, đau mắt, khô mắt, ghèn mắt, ngứa mắt, tăng tiết nước mắt

Rối loạn da và mô dưới da

Ít gặp: mày đay, viêm da, rụng lông mi, bạch bì, ngứa, khô da

Các phản ứng bất lợi khác được xác định từ các giám sát sau khi lưu hành được liệt kê sau đây. Không thể ước tính tần suất từ những dữ liệu có sẵn.

SKĐS – Thuốc đau mắt đỏ tobrex là loại thuốc được chỉ định phổ biến hiện nay. Vậy thuốc nhỏ mắt tobrex dùng trị đau mắt đỏ cho những đối tượng nào, liều lượng và cách thức sử dụng ra sao là những vấn đề người dân đặc biệt quan tâm...

1. Thuốc nhỏ mắt tobrex là thuốc gì?

Thuốc nhỏ mắt tobrex được các bác sĩ kê đơn để trị bệnh đau mắt đỏ, với hoạt chất chính là tobramycin – là một loại kháng sinh nhóm aminoglycoside, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, thuốc nhỏ mắt tobrex được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn gây ra.

Có nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ (viêm kết mạc) như: Virus (chiếm phầm lớn các ca đau mắt đỏ), vi khuẩn, nấm... Thuốc tobrex trị đau mắt đỏ chỉ sử dụng cho các trường hợp do vi khuẩn và dùng theo đơn của bác sĩ.

Không sử dụng thuốc nhỏ mắt tobrex cho các nhiễm trùng đau mắt đỏ khác như đau mắt đỏ do virus, nấm... Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ loại kháng sinh nào, trong đó có thuốc nhỏ mắt tobrex, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và làm tăng nguy cơ kháng thuốc nguy hiểm.

Có mẹ nào nhỏ thuốc tobrex cho e bé không

Thuốc tobrex trị đau mắt đỏ đang được người dùng tìm kiếm trên mạng, nhưng cần dùng đúng tình trạng bệnh.

2. Tác dụng phụ của thuốc tobrex trị đau mắt đỏ

Khi dùng bất kỳ thuốc nào, trong đó có thuốc tobrex trị đau mắt đỏ, người bệnh cần biết được các nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc để biết cách ứng phó thích hợp, an toàn.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị đau mắt đỏ tobrex có thể bao gồm:

  • Châm chích hoặc kích ứng;
  • Mí mắt ngứa hoặc sưng;
  • Mờ mắt hoặc mắt có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Ngứa mắt hoặc đỏ mắt…

Tuy nhiên thuốc trị đau mắt đỏ tobrex có thể gây phản ứng nghiêm trọng hơn (mặc dù ít hoặc hiếm gặp) như: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng… nguy hiểm cho tính mạng. Khi gặp các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc tobrex cần gọi cho bác sĩ hoặc đi cấp cứu ngay.

3. Cách sử dụng thuốc tobrex trị đau mắt đỏ an toàn, hiệu quả

- Cung cấp dữ liệu cá nhân: Người bệnh đau mắt đỏ cần cho bác sĩ biết về tất cả các tình trạng bệnh lý của mình đã và đang mắc phải, tiền sử dị ứng thuốc (đặc biệt là với tobramycin, hoạt chất chính của thuốc nhỏ mắt tobrex hoặc các thuốc kháng sinh khác trước đó) và các loại thuốc đang dùng… để bác sĩ cân nhắc khi kê đơn, có lời khuyên thích hợp để dùng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả tối ưu nhất.

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần bỏ ra chút ít thời gian đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc.

- Đối với người mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ: Hiện vẫn chưa biết liệu thuốc này có gây hại cho thai nhi hay không. Do đó, hãy cho bác sĩ biết, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.

  • Thuốc nhỏ mắt tobrex có thể truyền vào sữa mẹ và gây ra tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ, vì vậy không nên cho con bú trong khi sử dụng thuốc này.
  • Tobrex không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
  • Không sử dụng thuốc này với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc thời gian lâu hơn khuyến cáo.

- Cách sử dụng thuốc tobrex trị đau mắt đỏ:

+ Liều lượng: Dùng thuốc tobrex trị đau mắt đỏ thường nhỏ từ 1 - 2 giọt vào mắt bị bệnh, mỗi 4 giờ một lần. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể nhỏ 2 giọt mỗi giờ trong thời gian ngắn, trước khi giảm liều lượng và số lượng giọt mỗi ngày (theo chỉ định của bác sĩ).

+ Không đeo kính áp tròng khi sử dụng thuốc: Thuốc tobrex trị đau mắt có thể chứa chất bảo quản, làm mất màu kính áp tròng mềm.

+ Rửa tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt:

Có mẹ nào nhỏ thuốc tobrex cho e bé không

Cách nhỏ thuốc tobrex trị đau mắt đỏ: Kéo nhẹ mi mắt dưới, nhỏ số giọt theo qui định, rồi nhắm mắt trong khoảng 2-3 phút…

Thuốc mắt tobrex trị đau mắt đỏ dạng dung dịch:

- Nghiêng đầu ra sau một chút, một tay kéo nhẹ mí mắt dưới xuống, một tay nhỏ thuốc với số giọt theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không để đầu ống thuốc chạm vào mắt.

- Nhắm mắt trong 2 hoặc 3 phút với tư thế cúi đầu xuống, không chớp mắt hay nheo mắt. Nhẹ nhàng ấn ngón tay vào góc trong của mắt trong khoảng 1 phút để giữ cho thuốc không chảy vào ống dẫn nước mắt.

- Đợi ít nhất 5-10 phút trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào khác mà bác sĩ đã kê đơn.

Để tra thuốc tobrex trị đau mắt đỏ dạng mỡ:

- Nghiêng đầu ra sau, một tay kéo mí mắt dưới xuống, một tay bóp một lượng nhỏ (khoảng 1,25 cm) thuốc mỡ vào khoảng trống giữa mí mắt và nhãn cầu (không để đầu ống thuốc chạm vào mắt). Nhìn xuống rồi nhắm mắt lại trong 1 hoặc 2 phút.

- Sử dụng khăn giấy để lau thuốc mỡ dư thừa trên lông mi.

Lưu ý, sau khi mở mắt, người bệnh có thể bị mờ mắt trong thời gian ngắn. Tránh lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi khả năng nhìn rõ, cho đến khi mắt nhìn rõ trở lại.

Không để ống nhỏ giọt hoặc đầu tuýp thuốc tra chạm vào mắt, vì nguy cơ bị nhiễm bẩn, có thể gây nhiễm trùng mắt, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị lực.