Cuộc cải cách ở Xiêm và cuộc Duy tân ở Trung Quốc có điểm tương động nào sau đây

ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ 11

Câu

001

002

003

004

1

C

B

B

C

2

D

C

C

A

3

D

B

B

C

4

D

A

B

B

5

D

A

A

D

6

A

A

D

A

7

B

D

B

B

8

D

D

A

D

9

B

C

C

A

10

C

C

C

D

11

B

C

B

D

12

A

C

C

A

13

D

A

D

C

14

C

D

C

A

15

B

B

D

A

16

C

B

D

B

17

A

A

C

B

18

D

A

A

C

19

C

C

D

A

20

D

B

B

A

21

C

C

A

D

22

C

A

D

C

23

A

C

A

A

24

C

D

A

B

PHẦN TỰ LUẬN

Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị 1868: Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước.

- Về chính trị: Tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…Năm 1889 Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập...

 - Về kinh tế: Thực hiện thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn...

- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu của phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, mời chuyên gia nước ngoài...

- Về giáo dục: Ban hành chính sách giáo dục bắt buộc, coi giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây...

2. Nhận xét: Cuộc Duy tân Minh Trị  mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản và đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa...

3. Gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vì: Tuy đã tiến lên  giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, song Nhật Bản vẫn còn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quí tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn chiếm ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự...

Câu 2: Nêu diễn biến chính của Chiến tranh thứ nhất trong giai đoạn thứ hai

- Tháng 2-1917 Cách mạng Dân chủ tư sản Nga thành công buộc Mĩ tham gia chiến tranh (4-1917), tháng 7-1917, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu có lợi cho phe Hiệp ước

- Tháng 11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 3-1917 Nga rút khỏi chiến tranh.

- Tháng 7-1918 Anh, Pháp bắt đầu phản công đức thua trận liên tiếp,và rút khỏi Pháp, Bỉ….

- 11-11-1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.

Mĩ tham chiến muộn vì:

- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, thực ra Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí kiếm lời

- Đến năm 1917 Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mụ đích:

+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc

+ Ngăn chăn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Nêu hậu quả chiến tranh:

  -10 triệu người chết

- 20 triệu người bị thương.

- Tiêu tốn 85 tỉ đô la . - Học sinh nêu cảm nghĩ của mình về kết cục của chiến tranh ( căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh, thương xót những người dân vô tội bị sát hại bởi bom đạn của chiến tranh, những người linh bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh…..

KIỂM TRA 1 TIẾT, HKI – NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN LỊCH SỬ 11

Mã đề 001

I.  PHẦN TRẮC NGHIỆM: Có 24 câu, 6điểm.

Câu 1:  Cuộc khởi nghĩa đã thu hút đông đảo nhân dân An-giê-ri tham gia do ai lãnh đạo?

    A. A-ra-bi.                                                                  B. Mu-ha-mét Át-mét.          

    C. Áp-đen Ca-đe.                                                       D. Phi-đen Castro.

Câu 2:  Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

    A. Khởi nghĩa Vũ Xương.                                         B. Khởi nghĩa Thiên An môn.

    C. Nghĩa Hòa đoàn.                                                   D. Thái Bình Thiên quốc.

Câu 3:  Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu là ở

    A. Châu Mỹ                       B. Châu Á                       C. Châu Phi                         D.  Châu Âu

Câu 4:  Phe tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là:

    A. Liên minh – Đồng minh                                        B. Tất cả các ý

    C.  Đồng minh – Hiệp ước                                        D. Liên minh – Hiệp ước

Câu 5:  Cuộc duy tân Minh Trị được thực hiện trên các lĩnh vực:

    A.  Chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội.                      B.  Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.

    C.  Kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị .                  D. Kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục.

Câu 6:  Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?

    A. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

    B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.

    C. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.

    D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 7:  Cuộc khởi nghĩa nào thể hiện tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam và Cam - pu - chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp?

    A. Khởi nghĩa Si vô tha.                                            B. Khởi nghĩa Pu–côm-pô. 

    C. K hởi nghĩa Ong kẹo.                                            D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.

Câu 8:  Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa, nữa phong kiến?                          

 A.     Nam Kinh.                    B. Bắc Kinh.                  C. Nhâm Ngọ.                  D. Tân Sửu.

Câu 9:  Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối TK XIX – đầu TK XX?

    A. Hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.

    B. Phong trào diễn ra rộng lớn, đoàn kết đấu tranh trong cả nước.

    C. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gây tổn thất nặng nề cho các nước đế quốc.

    D. Phong trào diễn ra đơn lẽ, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương.

Câu 10:  Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp?

    A. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ.

    B. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.

    C. Vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884.

    D. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm.

Câu 11:  Ý nghĩa nào dưới đây không phải của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?

    A. Cách mạng đã lật đổ triều đại Mãn Thanh ở Trung Quốc.

    B. Cách mạng đã thủ tiêu chế độ phong kiến, đánh bại hoàn toàn các đế quốc xâm lược, giải phóng nhân dân Trung Quốc.

    C. Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.

    D. Cách mạng đã ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á

Câu 12:  Cuộc “chiến tranh tàu ngầm” của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đã

    A. gây cho Anh nhiều thiệt hại.

    B. mở đầu chiến tranh.

    C. làm thất bại âm mưu đánh nhanh của Pháp.

    D. buộc Mĩ phải tham chiến về phe Liên minh.

Câu 13:  Tư năm 1895 đến 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào trong sự nghiệp chống thực dân Anh?

    A. Phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang.          B. Phương pháp đấu tranh ôn hòa.

    C. Phương pháp đấu tranh chính trị.                                      D. Phương pháp đấu tranh bạo lực.

Câu 14:  Năm 1889, tổ chức nào ra đời ở Mĩ Latinh?

    A. “Liên minh tôn giáo các nước cộng hòa châu Mĩ”.           B. “Châu Mĩ là sân sau của Mĩ”.

    C. “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”.            D. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

Câu 15:  Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?

    A. Đồng ý nhưng có điều kiện.                                  B. Tìm cách hạn chế hoạt động.

    C. Thẳng tay đàn áp.                                                  D. Đồng ý những đòi hỏi.

Câu 16:  Những mâu thuẫn nào tồn tại trong lòng  xã hội Trung Quốc khi bị các nước đế quốc xâm lược?

    A. Tồn tại  2 mâu thuẩn: Nông dân >< đế quốc, nhân dân TQ >< phong kiến.

    B. Tồn tại  2 mâu thuẩn: Nhân dân TQ >< phong kiến, nông dân >< đế quốc.

    C. Tồn tại  2 mâu thuẩn: Nông dân >< phong kiến, nhân dân TQ >< đế quốc.

    D. Tồn tại  2 mâu thuẩn: Đế quốc>< phong kiến, địa chủ >< nông dân.

Câu 17:  Trong lĩnh vực quân sự, cuộc duy tân Minh Trị quy định Nhật Bản thực hiện chế độ:

    A. Chế độ nghĩa vụ quân sự          B. Chế độ lao dịch      C. Tất cả các ý trên    D. Chế độ trưng binh.                              

Câu 18:  Đế quốc đầu tiên buộc Chính phủ Nhật Bản kí Hiệp ước bất bình đẳng là

    A. đế quốc Anh.             B. đế quốc Đức                  C. đế quốc Pháp                 D. đế quốc Mĩ

Câu 19:  Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là:

    A.  phong trào độc lập.                                               B.  phong trào dân chủ.

    C.  phong trào dân tộc.                                              D. phong trào dân sinh.

Câu 20:  Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào?

    A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

    B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

    C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.

    D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 21:  Quốc gia nào là nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh?                         

    A. Ác-hen-ti-na.              B. Cu-ba.                            C. Ha-i-ti.                           D. Mê-hi-cô.

Câu 22:  Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa:

    A. Pháp và Đức.             B. Anh và Áo-Hung.          C. Anh và Đức.                  D. Mĩ và Đức.

Câu 23:  Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX – đầu TK XX?

    A. Giai cấp vô sản lớn mạnh.                                     B. Diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, phạm vi rộng.

    C. Giai cấp tư sản lớn mạnh                                       D. Hình thức đấu tranh phong phú.

Câu 24:  Khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc gắn liền với                         

    A. mua phát minh từ bên ngoài vào.                          B.  đẩy mạnh đầu tư giao thông vận tải.

    C. các cuộc chiến tranh xâm lược.                             D. chú trọng phát triển nông nghiệp.

II. PHẦN TỰ LUẬN: Có 2 câu, 4 điểm.

Câu 1:Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản? Tại sao gọi đế quốc Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

Câu 2: Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao Mĩ tham chiến muộn? Qua kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới?

------ HẾT ------