Đánh sách các tỉnh theo Chỉ thị 16

Đánh sách các tỉnh theo Chỉ thị 16

19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thỉ 16/CT-TTg

Như vậy, tính đến 6h ngày 18/7/2021, Việt Nam có tổng cộng 48.964 ca ghi nhận trong nước và 2.038 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4/2021 đến nay là 47.394  ca.

Số ca âm tính với SARS-CoV-2 từ 1 đến 3 lần là 501 ca; số ca điều trị khỏi là 10.312 ca.

19 tỉnh thành phía Nam sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg

Ngày 17/7/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Văn bản số 969/TTg-KGVX về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg đối với 19 địa phương phía Nam. Theo đó, ngoài 3 tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, sẽ có thêm thành phố Cần Thơ và 15 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành phố bổ sung nêu trên do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0 giờ 00 phút ngày 19/7/2021.

Đối với tỉnh, thành phố đang áp dụng biện pháp giãn cách trước ngày có văn bản này, căn cứ diễn biến dịch bệnh và kết quả phòng, chống dịch trên địa bàn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi quyết định việc tiếp tục thực hiện thời gian giãn cách như đã quyết định hoặc kéo dài thời gian giãn cách như các tỉnh, thành phố bổ sung nêu trên.

3 ưu tiên khi giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam

Tại cuộc họp với một số bộ, ngành về công tác chuẩn bị triển khai văn bản số 969/TTg-KGVX chiều ngày 17/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tình hình dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đang diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm tăng rất nhanh, nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải có bước đi mới, giải pháp mới, cách làm mới cho phù hợp.

Phó Thủ tướng nêu rõ 3 ưu tiên khi giãn cách xã hội:

Thứ nhất, chúng ta phải ưu tiên trên hết việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân.

Thứ hai, chúng ta phải đảm bảo hệ thống y tế hoạt động hiệu quả, không bị quá tải, bởi hệ thống y tế không chỉ để chữa người mắc COVID-19 mà còn điều trị cho các bệnh nhân khác.

Thứ ba, chúng ta chưa có đủ vắc xin phòng COVID-19  để đạt miễn dịch cộng đồng cho nên phải kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể.

“Nếu không kiểm soát tốt, dịch lây lan trên diện rộng, hệ thống y tế sẽ quá tải, nhiều người bị nặng, nhiều người tử vong và có thể đe dọa đến sự ổn định, phát triển của đất nước. Việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg sẽ không có kết quả nếu không làm thực chất. Vì vậy, tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân phải cùng nhau thực hiện nghiêm túc các quy định của Chỉ thị này”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Vì vậy, Chính phủ mong muốn người dân cùng thấu hiểu, chia sẻ và tham gia của người dân. Cả nước cùng hướng về tuyến đầu. Mọi người dân thể hiện lòng biết ơn với đội ngũ y, bác sĩ và các lực lượng tuyến đầu chống dịch bằng cách thực hiện thật nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch.

Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phòng, chống dịch cho các tỉnh, thành phố miền Nam

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã thành lập kho dã chiến trang thiết bị, vật tư tiêu hao tại Thành phố Hồ Chí Minh và sẽ điều phối 2.000 máy thở chức năng cao cũng như máy thở thông thường cho kho dự trữ này. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cho phòng chống dịch.

Bộ Y tế đã giao bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ cấp phát trang thiết bị, vật tư tiêu hao tới các địa phương.

Bộ Y tế cũng đang tích cực huy động các nguồn lực, vận động các nhà tài trợ để có thể đảm bảo trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch khu vực này.

Hơn 4.400 nhân viên y tế cả nước hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19

Chiều ngày 17/7, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tính tới thời điểm hiện tại, đã có 24 đoàn với hơn 4.400 nhân viên y tế cả nước hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trong đó, 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên.

Ngoài ra, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh còn tiếp nhận 2.663 cán bộ giảng viên, sinh viên từ các trường Đại học trên khắp cả nước tình nguyện tham gia truy vết phòng chống dịch COVID-19.

Với sự đồng lòng chung tay hỗ trợ của các đơn vị, thành phố tin tưởng sẽ sớm vượt qua khó khăn hiện nay, để tiến tới mong muốn theo chỉ đạo của Thủ tướng là “sớm đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường”.

Phú Thọ là 1 trong 16 tỉnh, thành phố được Bộ Y tế lựa chọn xây dựng Trung tâm Hồi sức tích cực

Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến 18h ngày 17/7/2021, tỉnh Phú Thọ đã trên 1 tháng không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Liên quan đến trường hợp công dân Phú Thọ có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 tại Quảng Ngãi, đến nay 17/17 F1 có kết quả xét nghiệm từ 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, đã đủ thời gian và hoàn thành cách ly tập trung theo quy định; 337/337 F2 có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Liên quan đến ổ dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, qua rà soát, truy vết phát hiện 17 F1; 551 F2 người trở về từ vùng dịch và 350 F3. Kết quả xét nghiệm với SARS-CoV-2: 17/17 F1 được lấy mẫu cho kết quả âm tính; 366/370 F2 được lấy mẫu có kết quả âm tính.

Tỉnh Phú Thọ được Bộ Y tế lựa chọn là 1 trong 16 tỉnh, thành phố trong toàn quốc xây dựng Trung tâm Hồi sức tích cực làm nhiệm vụ cấp vùng, với nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ 6 tỉnh trong khu vực (Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Điện Biên).

Theo đó, Trung tâm Hồi sức tích cực cấp vùng với quy mô dự kiến 120 giường điều trị được đặt tại Bệnh viện Dã chiến của tỉnh.  Để chuẩn bị cho hoạt động của Trung tâm Hồi sức tích cực cấp vùng trên địa bàn, Sở Y tế đã xây dựng phương án cải tạo một số cơ sở vật chất, hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị y tế hiện đại.

Hương Giang (Tổng hợp)

Đánh sách các tỉnh theo Chỉ thị 16

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Chiều 16-8, Thủ tướng Chính phủ vừa ra công điện hỏa tốc về phòng chống dịch COVID-19.

Công điện của Thủ tướng gửi đến 19 tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 gồm: TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre.

Theo nội dung công điện, trước tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 và công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31-7 căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, TP. 

Các địa phương tiếp tục tranh thủ thời gian, tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhất việc xét nghiệm, đưa hết F0 (riêng đối với một số khu vực ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An thực hiện theo chỉ đạo của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ) ra khỏi cộng đồng. 

Nhất thiết không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở, không được hỗ trợ về y tế. Có chính sách hỗ trợ thiết thực bằng tiền, lương thực, thực phẩm... để người dân yên tâm ở tại chỗ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch. 

Không để người dân tự ý rời tỉnh, TP nơi đang thực hiện giãn cách về quê. Trường hợp cá biệt có người tự ý về quê, đã qua địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh phải thống nhất việc tiếp nhận, quản lý đảm bảo an toàn. 

"Nếu chưa đưa đón về quê được thì giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo tiếp nhận đưa vào các cơ sở cách ly do quân đội quản lý", công điện Thủ tướng yêu cầu.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu thống nhất với các địa phương liên quan tổ chức đưa đón người dân cần thiết phải về quê thật an toàn, chu đáo. Đặc biệt lưu ý ưu tiên đưa đón phụ nữ mang thai gần kỳ sinh nở, phụ nữ nuôi con nhỏ. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn. 

"Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ phối hợp với các tỉnh, TP liên quan triển khai các biện pháp đồng bộ để kiểm soát chặt chẽ khu vực các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang không để dịch bệnh thâm nhập từ nước ngoài và từ các tỉnh ngoài khu vực này; tổ chức kiểm soát chặt chẽ khu vực các tỉnh: Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận không để dịch bệnh lan ra khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ", công điện nêu rõ.

Đánh sách các tỉnh theo Chỉ thị 16
TP Vinh tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h sáng 17-8

PHẠM TUẤN