Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

(LSVN) – Liên quan đến việc sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá các công ty nông lâm nghiệp nhà nước theo Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2014 của Bộ Chính trị khoá XI và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, từ đó nhằm đưa các công ty nông lâm nghiệp trở thành trụ cột cho kinh tế ở các địa phương. Nhưng bên cạnh một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sau khi sắp xếp lại thì có rất nhiều doanh nghiệp đã hay đang cổ phần hoá đều lâm vào bế tắc. Thậm chí có dấu hiệu sa lầy trong “ma trận” cổ phần hóa. Luật sư Mạnh Xuân Sơn, Giám đốc Công ty Luật Á Châu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã viện dẫn nhiều văn bản pháp luật đưa ra nhận định khách quan, đa chiều về vấn đề trên.

Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

Báo cáo số 04b/2022/BC-BTGĐ được trình tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 25/4/2022 thể hiện, Công ty Thắng Lợi không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm 2022.

Từ thực tiễn cổ phần hóa

Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu để huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên qua kết quả kiểm toán cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập cần có giải pháp thích hợp. Điển hình như, tại Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, tiền thân là Nông trường Cà phê Thắng Lợi, là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1977. Ngày 03/6/2019, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên thị trường UPCoM; đến ngày 09/10/2019 đổi thành Công ty Cổ phần Cà Phê Thắng Lợi (gọi tắt là Công ty Thắng Lợi).

Phải mất gần 3 năm từ thời điểm UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt cổ phần hóa Công ty Thắng Lợi tại Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/4/2016, Công ty Thắng Lợi mới hoàn tất quy trình cổ phần hóa. Cổ phiếu của Công ty Thắng Lợi đã chính thức “lên sàn” ngày 02/6/2019, với mã chứng khoán CFV sau khi được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt phương án cổ phần hóa vào ngày 31/01/2019.

Trong ngày giao dịch đầu tiên (ngày 03/6/2019), khối lượng (KL-PV) niêm yết CFV là 6.256.100 cổ phiếu. Đến ngày 21/12/2022, KL niêm yết CFV là 8.096.000 cổ phiếu; KL cổ phiếu đang lưu hành là 12.650.000 cổ phiếu.

Mức giá CFV cũng dao động thất thường. Tại thời điểm niêm yết lần đầu (ngày 03/6/2019), CFV có mức giá 21.300 đồng/cổ phiếu. Nhưng trong những tháng cuối năm 2022, giao dịch trên sàn của CFV có những biến động đáng kinh ngạc.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/8/2022 (23h59), CFV có mức giá 4.900 đồng/cổ phiếu; nhưng đến 23h59 ngày 12/9/2022, CFV đã tăng vọt lên 52.300 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch ngày 21/12/2022, CVF giảm xuống còn 16.900 đồng/cổ phiếu. Đến ngày 09/02/2023, kết thúc phiên giao dịch, CFV giảm xuống 13.500 đồng/cổ phiếu.

Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

Chốt phiên giao dịch ngày 09/02/2023, CVF giảm xuống còn 13.500 đồng/cổ phiếu. (Ảnh chụp màn hình).

Sự lên xuống thất thường của CFV không quá khó hiểu khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thắng Lợi không mấy suôn sẻ. Theo Công văn số 17/CV-CTCP, ngày 27/01/2023 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty báo cáo doanh thu thuần trong quý 4/2022 đạt gần 63,6 tỉ đồng, tăng gần 40,689 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 178%). Tuy nhiên, giá bán vốn hàng lại tăng 32,398 tỉ đồng (tăng 136%) so với cùng kỳ năm 2021. Do đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ tăng hơn 506 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021.

Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

Công văn số 17/CV-CTCP, ngày 27/01/2023 của Công ty Thắng Lợi gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thể hiện, doanh thu của Công ty tăng nhưng giá bán vốn hàng lại tăng 32,398 tỉ đồng (tương đương tăng 136%) so với cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, trong quý 3/2022, theo Công văn số 263/CV-CTCP, ngày 20/10/2022 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty báo cáo doanh thu thuần trong quý 3/2022 đạt hơn 165,452 tỉ đồng, tăng 45,048 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 37%).

Tuy nhiên, giá bán vốn hàng lại tăng 54,037 tỉ đồng (tăng 52%) so với cùng kỳ năm 2021. Vì thế, lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 của Công ty giảm 3,927 tỉ đồng (giảm 45%). Sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì lợi nhuận của Công ty Thắng Lợi chỉ đạt 4,657 tỉ đồng, giảm 2,349 tỉ đồng so với quý 3/2021, giảm 34% so với cùng kỳ.

Trước đó, về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2021, theo Báo cáo số 04b/2022/BC-BTGĐ được trình tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 25/4/2022, Công ty Thắng Lợi không hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, doanh thu năm 2021 của Công ty dù tăng 112% nhưng giá vốn bán hàng cũng tăng 112%. Với những sản phẩm chủ lực thì Công ty cũng không đạt kế hoạch đề ra; trong đó đối với sản phẩm cà phê nhân thu mua bên ngoài đạt 99% kế hoạch, cà phê tự trồng chỉ đạt 58% kế hoạch năm.

Nhìn lợi nhuận từ cổ tức

Một điểm đáng chú ý là, năm 2021, tỉ lệ lợi nhuận trả cổ tức của Công ty Thắng Lợi là 0%; năm 2020 cũng là 0%. Theo cách hiểu đơn giản, cổ tức là một trong các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp; giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu để có thể định hình được chiến lược đầu tư cho riêng mình.

Trả cổ tức là phương thức để phân phối lợi nhuận trong kinh doanh. Khi Công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận sẽ được tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh; một phần lợi nhuận sẽ được trả cho các nhà đầu tư dưới hình thức cổ tức. Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức trong 2 năm 2020 và 2021 của Công ty Thắng Lợi là 0%, liệu có đồng nghĩa với việc Công ty sản xuất kinh doanh “bết bát” nên không có để trả?

Căn cứ theo Điều 135, Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện: Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đã trích lập các quỹ Công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức Công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Vậy, lợi nhuận trả cổ tức 0% trong 2 năm vừa qua của Công ty là vì nguyên nhân nào?

Theo Báo cáo cân đối tài chính giữa niên độ quý 4/2022 của Công ty Thắng Lợi (tại thời điểm ngày 31/12/2022), về nguồn vốn, tổng nợ phải trả của Công ty là hơn 77,173 tỉ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn (hơn 75,093 tỉ đồng). Như vậy, tổng nợ tỉnh đến hết năm 2022 của Công ty tăng mạnh so với đầu năm (tại thời điểm đầu năm 2022, tổng nợ phải trả của Công ty là gần 49,846 tỉ đồng; trong đó nợ ngắn hạn hơn 48,181 tỉ đồng).

Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

Bản đồ giải thửa Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, nay là Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi. (Ảnh: thangloicoffee.com.vn).

Tuy nhiên, số tiền nợ thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước lại tăng. Tại thời điểm ngày 31/12/2022, Công ty còn nợ thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước hơn 6,462 tỉ đồng. Ngoài ra, hết ngày 30/9/2022, Công ty Thắng Lợi còn vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn với số tiền hơn 47,495 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2022 (hơn 26,079 tỉ đồng). Dù chưa đến nỗi “nợ ngập đầu” nhưng so với tổng tài sản thì có thể nói là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thắng Lợi sau cổ phần hóa đang có dấu hiệu sa lầy.

Bức tranh ảm đạm

Không phải chờ đến cổ phần hóa mà trước thời điểm chính thức “lên sàn”, Công ty Thắng Lợi đã liên tiếp “trượt dài” trên con đường sản xuất kinh doanh khá… lầy lội. Thực trạng hoạt động của Công ty được thể hiện rất rõ trong Bản Công bố thông tin bán đấu giá lần đầu vào tháng 02/2019 của Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, trước thời điểm ra mắt mã CFV trên thị trường chứng khoán khoảng 4 tháng.

Theo tài liệu này, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thắng Lợi thì tổng chi phí luôn theo “sát nút” tổng doanh thu. Trong đó, năm 2015, tổng chí phí của Công ty là 185,171 tỉ đồng, còn tổng doanh thu là 194,495 tỉ đồng; năm 2016 con số tương ứng là 212,451/224,340 tỉ đồng; năm 2017 là 113,529/127,963 tỉ đồng; năm 2018 là 176,273/190,745 tỉ đồng. Cùng với đó là khoản nợ ngắn hạn tăng theo năm. Trong đó, năm 2015 nợ 3,920 tỉ đồng; năm 2016 nợ 4,500 tỉ đồng; năm 2017 là 5,863 tỉ đồng…

Đáng chú ý, tỉ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Công ty trong 3 năm (2015 – 2017) tăng mạnh. Trong đó, năm 2015 tỉ lệ này là 12,71%; năm 2016 là 15,74%; năm 2017 là 23,39%. Sang năm 2018, tỉ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Công ty giảm xuống, còn 18,46%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lại giảm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản năm 2015 của Công ty Thắng Lợi đạt 33,11%; năm 2016 giảm xuống còn 7,71%; năm 2017 còn 7,53%. Sang năm 2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của Công ty giảm mạnh, còn 3,14%. Như vậy, trong 4 năm, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của Công ty giảm khoảng 10 lần.

Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

Năm 2021, với những sản phẩm chủ lực thì Công ty cũng không đạt kế hoạch đề ra; trong đó đối với sản phẩm cà phê nhân thu mua bên ngoài đạt 99% kế hoạch, cà phê tự trồng chỉ đạt 58% kế hoạch năm. (Trong ảnh: Sơ chế cà phê Robusta chế biến ướt chất lượng cao tại Thắng Lợi Coffee - Ảnh: thangloicoffee.com.vn).

Từ xuất phát điểm “lẹt đẹt” này nên sau khi cổ phần hóa, Công ty Thắng Lợi đã không hoàn thành chỉ tiêu được Công ty “giới thiệu” trong trong Bản Công bố thông tin bán đấu giá lần đầu vào tháng 02/2019. Cụ thể, trong tài liệu “quảng bá” cổ phần, Công ty Thắng Lợi đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 10,840 tỉ đồng; năm 2020 đạt 11,406 tỉ đồng; năm 2021 đạt 12,228 tỉ đồng. Cùng với đó, tỉ lệ trả cổ tức trong năm 2019 là 4%, năm 2020 là 5% và năm 2021 là 6%.

Nhưng đây chỉ là “lời hứa hão” bởi năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 5,899 tỉ đồng. Hết quý 3/2022, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty Thắng Lợi chỉ đạt 4,657 tỉ đồng, giảm 2,349 tỉ đồng so với quý 3/2021, tương đương giảm 34% so với cùng kỳ. Còn trả cổ tức, như đã nêu ở trên, trong 2 năm 2020 và 2021 đều “mất hút”.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 25/04/2022, Ban Tổng Giám đốc Công ty Thắng Lợi lý giải nguyên nhân của bước “thụt lùi” trong sản xuất kinh doanh là do gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19; nhưng nguyên nhân chính là do đa số người nhận khoán vẫn chưa hợp tác với Công ty trong thực hiện hợp đồng giao khoán.

“Tình hình tại Công ty vẫn còn diễn biến phức tạp người nhận khoán vẫn tiếp tục khiếu kiện mặc dù Tòa án nhân dân huyện đã xét xử trên 600 trường hợp người nhận khoán kiện Công ty và đã bác các yêu cầu khởi kiện và tụ tập đông người gây rối mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và tư tưởng cán bộ công nhân viên Công ty”, Ban Tổng Giám đốc Công ty Thắng Lợi báo cáo với Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

Người nhận khoán của Công ty Thắng Lợi vẫn chưa đồng tình do chưa giải quyết đúng, giải quyết đủ các vướng mắc, tồn tại của Công ty trong quá trình hoạt động cũng như phương án cổ phần hóa nên vẫn tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện. (Trong ảnh: Người dân chứng kiến vụ việc Công ty Thắng Lợi thuê người chặt phá vườn cà phê ở thôn 19/8, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, ngày 07/11/2022).

Một số vấn đề liên quan đến hợp đồng khoán gọn

Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam đã có bài phân tích nguyên nhân 798 người nhận khoán khiếu kiện, khiếu nại tập trung, kéo dài, vượt cấp đối với Công ty Thắng Lợi. Nguyên nhân chính là việc cổ phần hóa mập mờ đã tước đoạt quyền lợi chính đáng của người nhận khoán, mập mờ quyền sử hữu tài sản khi đưa ra định giá để tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Đơn khiếu nại, khiếu kiện của người dân đã được chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk giải quyết; được đưa ra tòa phân xử, nhưng người nhận khoán của Công ty Thắng Lợi vẫn chưa đồng tình do chưa giải quyết đúng, giải quyết các vướng mắc, tồn tại của Công ty trong quá trình hoạt động cũng như phương án cổ phần hóa.

Theo tìm hiểu của phóng viên Công ty Thắng Lợi, tiền thân là Nông trường Cà phê Thắng Lợi, là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1977. Đến năm 1998, sau một thời gian kinh doanh không hiệu quả, đứng trên bờ vực phá sản, để tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư, Công ty Thắng Lợi đã bán 49% vườn cây cà phê cho các hộ công nhân viên nhận khoán (hộ nhận khoán đầu tư 49% vườn cây đã mua của Công ty, còn Công ty đầu tư 51% còn lại). Theo đó, các hộ công nhân viên nhận chăm sóc cây cà phê phải trả sản lượng theo định mức được quy định của 51% của Công ty Thắng Lợi và nhận 100% sản lượng vượt định mức.

Việc giao khoán này được thực hiện đến năm 2011, Công ty Thắng Lợi thua lỗ nghiêm trọng nên đã xây dựng phương án khoán gọn 51% cho các hộ công nhân viên nhận khoán để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của các hộ nhận khoán. Tuy nhiên, phương án khoán do Công ty lập ra lại không tuân theo quy định tại điểm i, khoản 1, điều 12 Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.

Cụ thể, khi lên phương án khoán và hợp đồng giao khoán, Công ty Thắng Lợi đã dồn hết các khoản đầu tư cho người dân; thậm chí cả tiền quản lý phí, tiền thuê đất, phần lợi nhuận sau khi người dân đầu tư trong 51% của Công ty Thắng Lợi, các hộ nhận khoán không được phân chia do Công ty hưởng hết. Không những vậy, khi khoán gọn vườn cây cho người nhận khoán, Công ty đã đẩy hết trách nhiệm, áp lực về tiền lương, tiền bảo hiểm các loại chi phí đầu tư chi phí quản lý cho hộ nhận khoán; đồng thời Công ty còn cắt bớt khoản đầu tư của mình.

Theo phương án khoán gọn với tỉ lệ 49% - 51% do Công ty lập ra, tại mục 4.1, chi phí sản xuất 1 ha cà phê (năm 2010) là hơn 46,775 triệu đồng. Chiếu theo tỉ lệ phân chia thì Công ty Thắng Lợi phải đầu tư 51%, tương đương hơn 23,855 triệu đồng. Nhưng cũng trong phương án này, tại mục 4.2, Công ty dự kiến chi phí sản xuất/1 ha cà phê được Công ty thêm khoản tiền thuê đất là 400 nghìn đồng, nâng tổng chi phí cho 01 ha cà phê lên thành hơn 47,175 triệu đồng. Tuy nhiên, Công ty chỉ chịu đầu tư hơn 21,399 triệu đồng; Công ty đã không chịu phần đầu tư 51% của chi phí quản lý, chi phí sản xuất chung và tiền thuê đất dự kiến với số tiền hơn 2,660 triệu đồng, đẩy hết chi phí về cho người nhận khoán.

Hơn nữa, Công ty đã không phân chia thu nhập sau khi trừ chi phí theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 12 Nghị định 135/2005/NĐ-CP. Cụ thể là sau khi ký hợp đồng khoán gọn vườn cây, các hộ nhận khoán đã thay Công ty bỏ vốn, công sức, quản lý vườn cây nhưng Công ty đã không phân chia thu nhập cho họ.

Cụ thể, trong phương án khoán gọn, Công ty quy định định mức sản lượng giao nộp sau khi trừ chi phí khoán gọn là 700kg cà phê nhân/ha. Đây là phần thu nhập sau khi trừ chi phí; theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 12 Nghị định 135 thì người nhận khoán phải được hưởng một phần trong 700kg cà phê nhân này. Tuy nhiên, suốt từ năm 2011 đến năm 2018, Công ty Thắng Lợi không phải chịu áp lực đầu tư mà vẫn hưởng lợi “ngồi mát ăn bát vàng”.

Năm 2018, giá cả phân bón tăng cao, đồng thời năng suất cà phê sụt giảm nghiêm trọng do mưa trái mùa khi cà phê đang vào độ đơm hoa; nhân thấy không có khả năng trả sản nên người nhận khoán đã đề nghị Công ty Thắng Lợi thực hiện kiểm tra, đánh giá thiệt hại để hỗ trợ họ.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 6, điểm g, Điều 2 của hợp đồng khoán gọn thì Công ty phải thành lập hội đồng gồm bên A, bên B và bên trung gian là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk hoặc Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên để kiểm tra đánh giá thiệt hại, từ đó làm cơ sở miễn giảm sản lượng giao nộp. Tuy nhiên, Công ty lại tự cho nhân viên đi kiểm tra, không có sự chứng kiến của người nhận khoán cũng như các cơ quan theo quy định của hợp đồng. Do quy trình đánh giá thiệt hại không khách quan nên UBND tỉnh Đắk Lắk đã không đồng ý giảm sản lượng giao khoán cho người nhận khoán, dẫn đến người dân kiến nghị, khiếu nại kéo dài, vượt cấp, gây bất ổn về an ninh trật tự; đồng thời làm thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người nhận khoán cũng như chính doanh nghiệp.

Danh sách cổ phần hóa bến xe đắc lắc năm 2024

Trong Bản Công bố thông tin bán đấu giá lần đầu vào tháng 02/2019, Công ty Thắng Lợi đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 10,840 tỉ đồng; năm 2020 đạt 11,406 tỉ đồng; năm 2021 đạt 12,228 tỉ đồng. Cùng với đó, tỉ lệ trả cổ tức trong năm 2019 là 4%, năm 2020 là 5% và năm 2021 là 6%.

Góc nhìn Luật sư về vấn đề trên

Nhận định từ nội dung, hồ sơ vụ việc như trên, Luật sư Mạnh Xuân Sơn, Giám đốc Công ty Luật Á Châu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Đối với diện tích đất mà Công ty Thắng Lợi đã bán 49% giá trị vườn cây cho nhận khoán thuộc diện đất phải thu hồi giao về cho địa phương theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp và được giao lại hoặc cho người nhận khoán thuê theo khoản 2, Điều 15 Nghị định 118/2014/NĐ-CP. Thế nhưng chẳng có diện tích đất đã bán 49% vườn cây nào được thu hồi; việc rà soát các diện tích đất của Công ty Thắng Lợi cũng như Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk cùng các sở, ban ngành có liên quan đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp đã có dấu hiệu không tuân theo quy định của Nghị định 118/2014/NĐ-CP dẫn đến việc tranh chấp quyết liệt của người dân với doanh nghiệp. Về việc giao đất đã vậy khi cổ phần hóa doanh nghiệp phần 49% của người dân nhận khoán không được tính toán đến và 49% giá trị vườn cây của người dân nhận khoán đang là một dấu hỏi lớn trong quá trình cổ phần hóa tại Công ty Thắng Lợi.

Đối với diện tích đất liên kết các hộ dân đã sinh sống ổn định bằng nghề nông sản xuất ổn định không ảnh hưởng đến phương án sản xuất của Công ty Thắng Lợi đã được Công ty giao đất theo hợp đồng liên kết là 50 năm. Việc tranh chấp giữa Công ty Thắng Lợi và người dân trước khi cổ phần hóa đã không được UBND tỉnh Đắk Lắk giải quyết theo điểm a, khoản 3, Điều 16 Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp. Cụ thể, theo quy định thì “diện tích đất tranh chấp giữa Công ty và các hộ gia đình, cá nhân sống bằng nghề nông đã sản xuất ổn định, không ảnh hưởng đến phương án sử dụng đất của Công ty thì giao lại địa phương để xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 2. Điều 15 Nghị định này”

Về nguyên tắc khi sắp xếp đổi mới các Công ty nông, lâm nghiệp tại khoản 2, và khoản 5, Điều 3 Nghị định 118/2014/NĐ-CP là xác định cụ thể người sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Công ty và người lao động. Nhưng sau khi sắp xếp đổi mới người dân nhận khoán bị đẩy ra ngoài, diện tích đất đã được Công ty bán 49% vườn cây không được giao về cho địa phương bố trí cho các hộ dân; đẩy người dân nhận khoán vào việc khiếu nại, khiếu kiện gây bất ổn an ninh, trật tự tại địa phương, gần ngàn hộ dân nhận khoán, có nguy cơ không có đất sản xuất, Công ty điêu đứng vì không thể kinh doanh do tranh chấp giải quyết khiếu kiện kéo dài nhiều năm.

Ngoài ra, Luật sư Luật sư Mạnh Xuân Sơn còn cho biết thêm, pháp luật về giải thể và phá sản của Việt Nam tương đối đầy đủ, được áp dụng chung, không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Ngay từ năm 1995, Luật Doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định doanh nghiệp phải bị giải thể, phá sản theo pháp luật về giải thể, phá sản. Kế đó, tại Điều 7 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp có quy định về giải thể Công ty nông nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau: Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp vì lý do chủ quan của Công ty và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại Công ty trở lên; khoán trắng, giao khoán đất nhưng không quản lý được đất đai và sản phẩm trên diện tích chiếm từ 3/4 tổng diện tích đất Công ty được giao, thuê.