Hoa văn trên vải dân tộc h mông năm 2024

CTTĐT - Đến với các bản Mông vùng cao ở tỉnh Yên Bái, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi bên bếp lửa, cạnh chảo sáp ong, cặm cụi, tỉ mỉ tạo những đường nét hoa văn độc đáo trên tấm vải lanh truyền thống. Đến hôm nay, nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải vẫn là bản sắc, là tâm hồn, là niềm tự hào của người Mông nơi rẻo cao tỉnh Yên Bái.

Hoa văn trên vải dân tộc h mông năm 2024

Việc thực hành di sản nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông tỉnh Yên Bái được những người phụ nữ duy trì thường xuyên

Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian. Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, không chỉ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông ở các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, mà còn giúp các địa phương này có thêm động lực tạo ra các mặt hàng thổ cẩm đa dạng để quảng bá, giới thiệu với du khách, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch.

Bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn có câu truyền khẩu: “Gái xinh không biết làm lanh cũng xấu/Gái ngoan không biết cầm kim cũng hư”. Câu nói ấy được những người con gái dân tộc Mông khắc cốt ghi tâm, vì thế mà từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, họ cùng gìn giữ và sáng tạo một nghệ thuật ấn tượng về tạo hoa văn trên trang phục thành những tác phẩm đẹp, khiến nhiều người phải ngạc nhiên và khâm phục.

Hoa văn trên vải dân tộc h mông năm 2024

Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông sặc sỡ và nổi bật.

Ảnh: A Chu (CTV)

Đó chính là nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục dân tộc Mông ở Mộc Châu, một nét văn hóa truyền đời đặc sắc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020. Nghệ thuật tạo hoa văn ấy thực sự khiến người xem đặc biệt ấn tượng về độ kỳ công, giàu tính nghệ thuật thẩm mỹ và chứa đựng những giá trị về tín ngưỡng, văn hóa ngàn đời của một dân tộc mang đặc trưng riêng gắn liền với miền rẻo cao; xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật ẩn chứa nhiều điều thú vị và những câu chuyện về tạo tác hoa văn gắn với quan niệm truyền thống mà những người phụ nữ dân tộc Mông đã tỉ mỉ thêu dệt trong từng mảnh ghép để hoàn thiện nên mỗi bộ trang phục.

Không có một cuốn sách nào hướng dẫn chi tiết về nghệ thuật ấy mà tất cả đều được truyền khẩu, truyền tay “mẹ truyền con nối”, các thế hệ nối tiếp nhau ghi nhớ và gìn giữ từng công đoạn, cách thức, kỹ thuật và cả những bí quyết riêng của mỗi người để hoa văn được lưu truyền tự bao đời nay. Một bộ trang phục hoàn chỉnh không đơn giản chỉ có váy/quần và áo mà còn có thêm nhiều phụ kiện: yếm trước, yếm sau, xà cạp, mũ đội đầu, trang sức. Quá trình hoàn thiện một bộ trang phục là các công đoạn dài và phức tạp: Lựa vải, cắt vải, vẽ sáp ong, nhuộm chàm, thêu hoa văn, chắp ghép vải, đính hạt cườm, đính đồng bạc,... Trước đây, khi chưa có vải thô sẵn, người phụ nữ dân tộc Mông phải phải tự trồng lanh, thu sợi để se lanh, dệt vải làm nguyên liệu may váy áo, vì vậy mà công việc luôn chân luôn tay, cuộn lanh trở thành vật bất ly thân trên những đôi tay nhuộm xanh màu chàm bất kể lúc nghỉ ngơi hay trên đường đi chợ, đi nương.

Hoa văn trên vải dân tộc h mông năm 2024

Công đoạn thêu hoa văn cho thân váy.

Kỹ thuật tạo hoa văn trên váy là phức tạp nhất với rất nhiều công đoạn và cách thức khác nhau. Đầu tiên là dùng sáp ong nung chảy để vẽ hoa văn trên vải lanh với đa dạng các hình thù: Hình ô vuông, vạch thẳng, xoáy tròn, sóng nước, hình ốc sên cuộn mình, bông hoa 4 cánh, chữ thập, đồi núi,... Miếng vải sau khi vẽ xong được mang đi nhuộm chàm rồi nhúng nước sôi cho sáp ong tan ra, các hoa văn vẽ trước đó sẽ có màu trắng hoặc xanh nhạt nổi bật trên nền chàm được dùng để làm thân váy. Tạo hoa văn trên chân váy và cánh tay áo là phần kỳ công và mất nhiều thời gian. Các hoa văn được tạo thành bằng kỹ thuật thêu tay tỉ mỉ, cầu kỳ. Chỉ màu (đỏ, vàng, hồng tím,...) được thêu trên mặt trái để hoa văn hiện trên mặt phải thành những màu màu mịn, đẹp, rực rỡ. Chân váy, gấu áo thường có thêm điểm nhấn là những hoa văn hình học được tạo thành bởi cách chắp ghép vải màu hoặc vải hoa có màu sặc sỡ. Cuối cùng là phần hoàn thiện bằng kỹ thuật đính, ghép hạt cườm, đồng bạc trên những chiếc áo đẹp nhất dùng để đi hội hoặc đính trên mũ, áo của trẻ em hay trang phục của thầy cúng. Những phụ kiện này khiến bộ trang phục thêm bắt mắt, xúng xính mỗi khi mặc, tạo điểm nhấn nổi bật giữa chốn đông người trong những ngày hội vui. Kỹ thuật tạo hoa văn đơn giản hay phức tạp, đẹp mắt hay vừa phải và có sáng tạo hay không vẫn luôn được coi là tiêu chuẩn để đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của người con gái.

Mỗi hoa văn trên trang phục của đồng bào Mông đều có những ý nghĩa riêng, có họa tiết mô phỏng về cỏ cây, hoa lá, về cuộc sống thường ngày, có những họa tiết lại mang dáng dấp của tín ngưỡng, tâm linh theo quan niệm bấy lâu nay của đồng bào Mông, rằng: Trang phục là thứ giúp nhận diện nguồn cội, tổ tiên. Hoa văn cũng là cách gửi gắm những tâm tư và nguyện vọng của người sáng tạo ra chúng. Và đó thực sự là một di sản quý giá được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của những người phụ nữ nơi rẻo cao.