Dấu hiệu của thai chết lưu như thế nào năm 2024

Thai chết lưu là một tai nạn mà mẹ nào cũng có thể gặp phải khi mang thai. Để phòng tránh, mẹ cần biết được các nguyên nhân gây ra, cũng như những dấu hiệu ban đầu. Con Cưng đã tổng hợp các kiến thức liên quan đến thai lưu, mẹ mang thai tuần 33 tham khảo ngay nhé!

Thai chết lưu được trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa là tình trạng thai nhi chết trước hoặc trong khi sinh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này, mẹ hãy cùng Con Cưng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng thai chết lưu xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, mẹ nên lưu ý một số yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này sau đây:

  • Do các biến chứng xảy ra khi mang thai và đau đẻ: Theo thống kê, các vấn đề xảy ra trong thai kỳ có thể gây ra ⅓ số ca thai chết lưu. Những biến chứng này có thể là: sinh non, đa thai, nhau thai xảy ra hiện tượng bóc tách khỏi tử cung,...
  • Do nhau thai gặp vấn đề, cụ thể là không cung cấp được đầy đủ lượng máu mà thai nhi cần.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Trung bình cứ 10 ca thai lưu, thì có 1 trường hợp thai nhi bị dị tật do cấu trúc di truyền.
  • Xuất hiện tinh trạng nhiễm trùng trong nhau thai hoặc do nhiễm trùng nghiêm trọng từ mẹ.
  • Do dây rốn bị thắt nút, không cung cấp được oxy đầy đủ cho thai nhi. Ước tính trung bình 10 thai chết lưu, thì có 1 trường hợp liên quan đến dây rốn.
  • Do sức khỏe của mẹ không ổn định. Mẹ bị tăng huyết áp hay tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu hơn các mẹ có thể trạng bình thường.
  • Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: mẹ bị căng thẳng khi mang thai, sử dụng ma túy, dùng thuốc tây không có chỉ định của bác sĩ,...

Dấu hiệu của thai chết lưu như thế nào năm 2024

Mẹ cần biết những nguyên nhân khiến thai chết lưu để phòng tránh kịp thời.

Một số dấu hiệu thai lưu mẹ cần lưu ý để chủ động nhận biết và theo dõi:

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Tình trạng đau bụng diễn ra từ nhẹ đến nặng
  • Chóng mặt, sốt cao
  • Đau lưng dữ dội, chuột rút
  • Không có cử động thai, không thể phát hiện được nhịp tim

Lưu ý: Các dấu hiệu trên đây không phải lúc nào cũng báo hiệu thai chết lưu. Tuy nhiên, nếu mẹ thuộc nhóm có nguy cơ cao đối với tình trạng này, thì khi xuất hiện các dấu hiệu trên, mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ xác định vấn đề và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Cách phòng tránh giúp ngăn ngừa thai nhi tuần 33 chết lưu

Thai lưu là tình trạng không thể cứu vãn được, nhưng mẹ có thể thực hiện các biện pháp để đề phòng hay hạn chế mức thấp nhất tai nạn đó xảy ra. Con Cưng xin chia sẻ một số việc mẹ nên làm sau đây:

  • Sinh hoạt lành mạnh, lên thực đơn ăn uống điều độ và hợp lý trong suốt thai kỳ.
  • Bổ sung thêm Axit Folic để giảm được nguy cơ thai nhi bị dị tật.
  • Khám thai đúng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ tình trạng phát triển của thai nhi.
  • Tăng cân khoa học, duy trì cân nặng hợp lý trong thời gian mang thai.
  • Nếu mẹ bị tiểu đường hoặc tăng huyết áp, mẹ cần thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tình trạng bệnh hợp lý, tốt nhất nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.
  • Cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày, tránh tập thể dục quá sức. Nhất là với các mẹ đang mang thai tuần 33, bụng bầu đã rất lớn, vận động sẽ gặp không ít khó khăn.

Dấu hiệu của thai chết lưu như thế nào năm 2024

Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để nắm rõ sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh những lưu ý quan trọng trên, mẹ mang thai tuần 33 nên duy trì tăng cường bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bé có thể hấp thu và phát triển khỏe mạnh hơn. Trong nhóm các thực phẩm mẹ cần bổ sung, sữa bầu luôn nằm trong danh sách cần thiết. Mẹ nên dùng thêm 1 đến 2 ly sữa bầu hằng ngày để bổ sung được vi chất và các vitamin thiết yếu. Con Cưng gợi ý cho mẹ Sữa bầu Friso Mum Gold 400g hương cam. Với hương cam dễ uống, loại sữa này còn tích hợp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ cũng như cho sự phát triển toàn diện của con.

Mang thai là niềm hạnh phúc lớn của bất cứ bố mẹ. Để niềm hạnh phúc ấy được trọn vẹn và để ngày chào đón thiên thần nhỏ bé chào đời một cách khỏe mạnh, bố mẹ nên trang bị cho mình những thông tin cần thiết để có thể bảo vệ thai nhi, ngăn ngừa tình trạng thai chết lưu nhé. Mẹ có thể tải app Con Cưng hoặc truy cập website: https://concung.com/ để tìm hiểu thêm những thông tin chăm sóc mẹ bầu và em bé đầy hữu ích.

Bà bầu có thể tự cảm nhận thai bằng theo dõi các chuyển động đạp của bé ít dần hoặc dừng hẳn, đau bụng nhẹ, sốt cao...

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi đã chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng em bé mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sẩy thai.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Tảo, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông, Hà Nội, cho biết thường không thể xác định chính xác nguyên nhân thai chết lưu. Tuy nhiên có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ thai chết lưu như dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng, các vấn đề với dây rốn, nhau thai bị bất thường khiến tách khỏi thành tử cung quá sớm, thai chậm phát triển trong thành tử cung, cá nhân hoặc gia đình có tiền sử bệnh lý đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối, thuyên tắc phổi, tiền sản giật...

Khó xác định chính xác thời gian thai nhi tử vong bởi không có dấu hiệu đặc trưng, phải chờ đến khi đi khám và có kết luận của bác sĩ. Trong thời gian mang bầu, các mẹ không nên chủ quan với bất kỳ dịch bất thường nào từ âm đạo, vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, nguy cơ em bé bị chết lưu. Sản phụ có thể sẽ gặp tình trạng từ đau bụng nhẹ đến nặng, chóng mặt, sốt cao, đau lưng dữ dội...

Thai nhi sau 28 tuần, khi xảy ra hiện tượng chết lưu, các chuyển động của em bé như đạp trong bụng mẹ sẽ giảm đột ngột. Bình thường, chuyển động của bé sẽ tăng dần trong suốt thai kỳ, lên đến khoảng 32 tuần thai rồi giữ nguyên đến khi sinh. Nếu số lần đạp của bé thay đổi giảm đi hoặc bạn không thể cảm thấy con mình di chuyển, nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

"Những dấu hiệu này sản phụ rất khó tự nhận biết. Chỉ có thể biết chính xác khi đến bệnh viện kiểm tra nhịp tim của bé, bác sĩ sẽ dùng thiết bị để siêu âm nhịp tim thai", bác sĩ cho biết.

Dấu hiệu của thai chết lưu như thế nào năm 2024

Siêu âm trong thai kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe em bé trong bụng mẹ.

Biết thai chết lưu, phụ thuộc vào tuần thai và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, để có những biện pháp xử lý phù hợp. Nếu tình trạng sức khỏe của mẹ ổn định, có thể chờ để chuyển dạ tự nhiên hoặc chuyển dạ bằng thuốc. Để thai chết lưu trong tử cung lâu sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu, gây nguy hiểm cho mẹ.

Nguy hiểm đối với bà bầu nếu thai chết lưu là ối vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sảy hay chuyển dạ. Lý do, khi màng ối rách, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào buồng ối và tử cung gây nhiễm khuẩn trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Bác sĩ cần phải lấy thai nhi ra càng sớm càng tốt.

Tránh mổ lấy thai, trừ khi không sinh được bằng đường âm đạo hoặc nguy cơ đe dọa tính mạng sản phụ.

Theo phó giáo sư Tảo, sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những bất thường tăng trưởng của bào thai là điều nên làm để hạn chế tình trạng thai chết lưu. Ngoài ra, các mẹ bầu không được bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn khám thai nào, theo dõi chuyển động của thai nhi sau 3 tháng đầu thai kỳ, thực hiện lối sống lành mạnh để thai phát triển tốt nhất. Tránh mang giày cao gót và nên đeo dây an toàn khi đi ôtô.