Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Trung và tiếng Việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- Nguyễn Thị Châu Anh SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62. 22. 01. 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Đức Phản biện độc lập: PGS.TS Trần văn Phước Phản biện độc lập: PGS.TS Hà Quang Năng Phản biện 1: GS.TS Diệp Quang Ban Phản biện 2: PGS.TS Trần văn Phước Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Huệ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh vào lúc 14 h giờ, ngày 24… tháng …04… năm 2012 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trung tâm ĐHQG - HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh - Thư viện Trường Cao Đẳng Bến Tre, Tỉnh Bến Tre Tp. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài này nghiên cứu đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng nhằm khẳng định vị trí đặc biệt của loại câu nghi vấn trong giao tiếp, đồng thời phục vụ cho việc dạy, học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ. Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ giao tiếp của con người ngày càng đa dạng, nên việc nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu nghi vấn và vấn đề sử dụng câu nghi vấn với các chiến lược hỏi theo các phương thức đảm bảo tính lịch sự qua các hành vi ngôn ngữ của cả hai ngôn ngữ Anh – Việt trong một tình huống giao tiếp cụ thể, thật sự là rất cần thiết. Đây có lẽ là lần đầu tiên câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học qua 5 hành vi ngôn ngữ được làm thành một đối tượng nghiên cứu riêng cho một luận án khoa học. Một đề tài như vậy chắc hẳn sẽ chứa đựng những vấn đề phức tạp nhưng không kém phần lý thú. Những điều đó đã thôi thúc tác giả luận án quyết tâm thực hiện đề tài này. Đề tài này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về lý thuyết cũng như thực tiễn có liên quan đến câu nghi vấn trong Anh ngữ và Việt ngữ trên bình diện ngữ dụng. 2. Lịch sử vấn đề Luận án đã xác định được một số khái niệm cơ bản và những vấn đề khác có liên quan đến câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành tựu từ các nhà ngôn ngữ học trên lĩnh vực ngữ dụng học như: Cao Xuân Hạo (1998); Nguyễn Thiện Giáp (2006); Nguyễn Đức Dân (1998); Đỗ Hữu Châu (2003a, 2003b, 2007); Nguyễn Đăng Sửu (2002); Lê Đông (1996); Leech (1981, 1983), Levinson (1983); Searle (1969); Yule (1996); Peccei (1999) … luận án đã đặt ra vấn đề đối chiếu câu nghi vấn trên phương diện lịch sự một cách có hệ thống trên một phạm vi tương đối rộng và sử dụng bối cảnh giao tiếp tại lớp học làm cơ sở để có thể ứng dụng trong việc dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ. Các tác giả nghiên cứu về câu hỏi chính danh và không chính danh trong cả hai ngôn ngữ trên bình diện kết học và ngữ nghĩa-ngữ dụng trong những năm gần đây có liên quan đến luận án phải kể đến: 1) Nguyễn Đăng Sửu đã có những đóng góp đáng kể về mặt phân loại các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn dựa trên một số tác phẩm và phân loại tần 2 số xuất hiện của mỗi loại trên cứ liệu khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt; 2) Lê Đông (1996)] nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt); 3) Nguyễn Thúy Oanh [95] đã có những đóng góp tổng kết các dạng thức của câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt; 4) Nguyễn Thị Thìn đã nghiên cứu và khảo sát một số biểu thức của các dạng câu nghi vấn không thường dùng để hỏi trong tiếng Việt, qua đó đã đưa ra một số kiểu câu nghi vấn trích từ các tác phẩm văn học có tần số xuất hiện cao và phân tích về ngữ nghĩa-ngữ dụng của một số kiểu câu nghi vấn này trong tiếng Việt. Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp có thể kể đến: 1) Đào Nguyên Phúc (2005) đã khái quát được những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản của hai hành vi “xin” và “xin phép”; 2) Lê Thị Hoàng Nga (2006) nghiên cứu chuyên sâu về: “Câu cầu khiến tiếng Việt trên bình diện lịch sự và giao tiếp” (có đối chiếu với tiếng Anh); 3) Đặng Thị Hảo Tâm (2006) đã thống kê, phân tích và kiến giải về “Hành vi chê trách trong tiếng Anh-Mỹ (so với tiếng Việt)” trong bài chuyên khảo của mình; 4) Dương Thị Thu Nhung (2007) trong công trình nghiên cứu với nội dung: “Lịch sự ngôn từ trong nghi thức lời mời tiếng Việt” đã cho thấy sự đa dạng phong phú về cách thể hiện lời mời bằng các biểu thức mời trong tiếng Việt; 5) Nguyễn Thị Lương (2006) (tr.32-42) đã có những minh họa lý thú liên quan đến nền văn hóa của người Việt qua “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; 6) Vũ Thị Thanh Hương (1997) đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt và chiến lược lịch sự của 46 tham nghiệm viên tại Hà Nội qua phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra ngôn ngữ và phỏng vấn; 7) Tạ Thị Thanh Tâm đã có những công trình nghiên cứu về vai giao tiếp và phép lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Luận án là bước tiếp nối những thành tựu ngôn ngữ học của tác giả trên, thực hiện nhiệm vụ khảo sát chuyên sâu hơn về so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sử dụng ở tình huống giao tiếp tại lớp học, và những ứng ứng dụng của nó trong việc dạy ngoại ngữ và dịch thuật trong chương trình dịch tự động (dịch máy Google Traslation). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đã sử dụng khối ngữ liệu khá phong phú và đa dạng để phục vụ nghiên cứu, gồm: (1) 426 câu nghi vấn trong Quyển 1 của tác phẩm Harry Potter cùng với bản dịch tiếng Việt tương ứng; (2) các câu nghi vấn được sinh viên dùng trong lớp học, qua 1119 phiếu khảo sát; và (3) 3 các câu nghi vấn được dùng trong thực tiễn dạy và học ngoại ngữ trong các tài liệu giảng dạy tiếng Anh. Luận án được thực hiện theo bốn bước: - khảo sát tổng quan các kiểu câu nghi vấn; - nghiên cứu câu nghi vấn trong sử dụng thông qua hệ thống các văn bản; - nghiên cứu câu nghi vấn trên phương diện lịch sự lịch sự từ 5 hành vi ngôn ngữ trên thực tiễn giao tiếp tại lớp học; - thử ứng dụng kết quả nghiên cứu so sánh câu nghi vấn vào việc dịch tự động Việt – Anh và việc dạy tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam. Để tránh sự dàn trải và cũng phù hợp với tính chất của một luận án nhằm nghiên cứu sâu đối tượng ở những khía cạnh cần thiết nhất trong thời điểm nghiên cứu của nó, luận án này được thực hiện với nhiệm vụ cố gắng trả lời những câu hỏi sau đây: 1. Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt có những tương đồng và khác biệt nào trên bình diện ngữ dụng? Và có bao nhiêu giá trị ngôn trung trong tập ngữ liệu của mẫu khảo sát loại câu nghi vấn? 2. Xét từ góc nhìn của phép lịch sự trong thực tiễn giao tiếp tại lớp học, những yếu tố nào tác động lên lực ngôn trung của câu nghi vấn làm nên phép lịch sự trong giao tiếp từ khách sáo/lễ phép đến không khách sáo/thân mật và liệu có thể có được một bức tranh khái quát về sự hành chức đa dạng của câu nghi vấn trong sử dụng cho một ngữ cảnh được xác lập cụ thể hay không? 3. Sự khác biệt của những yếu tố đánh dấu mức độ lịch sự trong câu nghi vấn từ khách sáo/ trang trọng/ lễ phép đến không khách sáo/ thân mật/ suồng sã sẽ gây khó khăn như thế nào cho người Việt học tiếng Anh khi phải nhập mã, giải mã, và chuyển mã Anh-Việt hoặc Việt-Anh trong thực tiễn giao tiếp và dịch thuật? 4. Có những lời khuyên nào dành cho người Việt học tiếng Anh (và ở chừng mực nào đó có thể suy diễn ngược lại cho người bản ngữ Anh học tiếng Việt) liên quan đến việc sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp và dịch thuật trên bình diện ngữ dụng? 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án gồm 426 câu nghi vấn trong tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), cùng với bản dịch tiếng Việt tương ứng và các câu nghi vấn được sinh viên dùng trong lớp học, qua 1119 phiếu khảo sát, các câu nghi vấn được dùng trong thực tiễn dạy học trong các tài liệu giảng dạy tiếng Anh (song ngữ). 4 Dựa vào khối ngữ liệu này, tác giả luận án đã thực hiện các nhiệm vụ mô tả, phân tích và bàn luận về câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ ngữ dụng, sử dụng các phương pháp phân tích ngữ nghĩa- ngữ dụng, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê và phương pháp trắc nghiệm. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Những đóng góp mới từ kết quả của luận án (Findings) 1. Luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ đang xét làm cơ sở cho việc nghiên cứu kiểu câu này trên bình diện ngữ dụng. 2. Luận án đã làm sáng tỏ một số khía cạnh hoạt động chức năng của câu nghi vấn qua việc phân tích 22 giá trị ngôn trung của câu nghi vấn và qua sự hành chức của nó trên bình diện ngữ dụng trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học như chức năng tạo lập, chức năng liên kết các từ ngữ của câu nghi vấn trong vấn đề sử dụng qua việc khảo sát câu nghi vấn từ tác phẩm Harry Potter. 3. Đặt câu nghi vấn trong giao tiếp thường nhật, luận án đã khảo sát kỹ và có hệ thống các phương tiện biểu thị lịch sự trong câu nghi vấn qua 5 hành vi ngôn ngữ của cả hai ngôn ngữ, phân tích rõ các mức độ lịch sự do các hành vi ngôn ngữ mang lại và tìm hiểu cách dùng các từ ngữ xưng gọi trong câu nghi vấn qua thực tiễn sử dụng chúng tại lớp học. 4. Khảo sát thực trạng dạy và học câu nghi vấn trong tiếng Anh trên thực tế dạy tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam, điều tra việc dịch câu nghi vấn từ Anh sang Việt từ phía sinh viên, kiểm định độ tin cậy trong việc dịch tự động Anh – Việt và Việt – Anh từ công cụ Google Translation (GT), luận án đã chỉ ra những yếu kém, nêu rõ nguyên nhân và biện pháp cải tiến chất lượng giảng dạy cách dùng câu nghi vấn trong sử dụng và đề xuất những ứng dụng thiết thực để chỉnh sửa công cụ GT và những giải pháp nhằm vận dụng vào việc dạy và học câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Với phương pháp thu thập cơ sở ngữ liệu mới, nguồn tư liệu ngôn ngữ riêng, phạm vi đề cập riêng, khái quát khoa học riêng, luận án khẳng định sự hành chức của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ trong giao tiếp tại lớp học. Kết quả nghiên cứu nhằm cải tiến việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là phục vụ cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng 5 Anh giao tiếp cho sinh viên và giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nói, viết và dịch câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ tốt hơn. Hy vọng rằng địa hạt còn bỏ ngỏ về những yếu tố hứng thú trong việc so sánh câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ đang xét ở các thể loại văn bản khác, tình huống giao tiếp khác và hướng khảo sát điều tra khác nhau dành cho số lượng sinh viên đông hơn có thể giúp học viên hiểu sâu sắc hơn về câu nghi vấn trong sử dụng ở mọi tình huống giao tiếp, cần được tiếp tục nghiên cứu. 6. Bố cục của luận án Không thuộc phần chính văn của luận án là Mục lục, Quy ước trình bày, Bảng danh sách các chữ viết tắt, Tóm tắt, Tài liệu tham khảo và Nguồn ngữ liệu minh họa, Danh mục công trình khoa học đã công bố, và 15 Phụ lục. Phần chính văn gồm bốn chương sau đây: Mở đầu, Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 4, và Kết luận. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG Chương 1 điểm qua những vấn đề lý thuyết có liên quan đến câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt qua những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước và các tác giả khác có quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về câu nghi vấn. Phần đầu của Chương 1 trình bày khái niệm câu nghi vấn và các vấn đề có liên quan đến câu nghi vấn như phép lịch sự và các hành vi ngôn ngữ được thể hiện qua hình thức câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ khác nhau, tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra được các tiêu chí phân loại câu nghi vấn qua thực tiễn sử dụng trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể. Dù xuất phát từ hai quan niệm khác nhau về hình thức liên kết của các thành tố trong câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ nhưng cả hai ngôn ngữ đều nhìn thấy phép lịch sự có vị trí đặc biệt quan trọng trong các hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ liên nhân, thái độ ứng xử trong giao tiếp và nội dung giao tiếp mà câu nghi vấn thể hiện, nó còn mang dấu ấn của một nền văn hóa mà ngôn ngữ đó đang hành chức trong giao tiếp xã hội. Trên bình diện ngữ dụng, chúng tôi tập trung quan sát chức năng quy chiếu và chỉ xuất của các từ ngữ chỉ xuất xưng hô và qua đó có thể thấy được yếu tố chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói cũng như sự phù hợp hay không phù hợp với hoàn cảnh của môi trường sử dụng ngôn ngữ 6 đó xét trên phương diện lịch sự trong cả hai ngôn ngữ. Nhìn chung, câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt có điểm chung là cùng một hình thức nhưng có nhiều giá trị ngôn trung khác nhau trong bối cảnh giao tiếp khác nhau, và nhiều kiểu câu nghi vấn với cấu trúc khác nhau nhưng diễn đạt cùng một giá trị ngôn trung trên các thang độ lịch sự với màu sắc biểu cảm rất khác nhau. Điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong việc phân định câu nghi vấn trên cơ sở lý thuyết là cách dùng các từ ngữ xưng hô theo phép lịch sự và các từ tình thái trong hai ngôn ngữ không hoàn toàn tương ứng với nhau. Bước đầu, chúng tôi nhận thấy rằng các từ ngữ chỉ xuất xưng hô và các tiểu từ tình thái cuối câu cũng như các từ kèm để hỏi thể hiện ý nghĩa tình thái trong câu nghi vấn trong tiếng Việt đóng vai trò linh hoạt và tích cực hơn các từ ngữ chỉ xuất xưng hô, các từ ngữ thể hiện tính tình thái trong câu nghi vấn của tiếng Anh trong khả năng thể hiện ý nghĩa của câu theo quan điểm của người sử dụng ngôn ngữ. Tiểu kết Chương 1 CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG BẢN TIẾNG ANH CỦA TÁC PHẨM HARRY POTTER, QUYỂN 1 VÀ TRONG BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA DỊCH GIẢ LÝ LAN Qua so sánh đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét từ nguồn ngữ liệu là một tác phẩm văn học đương đại, chúng tôi có những nhận xét sau: Thứ nhất, loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Anh được phân loại thành 5 dạng thức chính với tổng số là 125 trường hợp dựa trên cứ liệu khảo sát, chiếm tỉ lệ 58,69%. Bên cạnh đó, câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Anh được phân làm 2 dạng thức chính, gồm 88 trường hợp, chiếm tỉ lệ 41,31%. Loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt được phân loại thành 7 dạng thức chính, gồm 123 trường hợp, chiếm tỉ lệ 57,75%. Trong khi đó, loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt có 4 dạng thức chính, gồm 90 trường hợp xuất hiện trên cứ liệu khảo sát, chiếm tỉ lệ 42,25%. Khi so sánh các dạng thức của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt qua tác phẩm Harry Potter (Quyển 1) về mặt hình thức, có thể thấy sự tương đồng trong cả hai ngôn ngữ về các dạng thức như sau: Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có dạng câu hỏi tỉnh lược và dạng câu hỏi sử dụng ngữ điệu (Declarative questions) nhưng chiếm tỉ lệ không cao, dựa trên ngữ liệu khảo sát. Trong tiếng Anh đối 7 với loại câu hỏi tổng quát, dạng câu hỏi sử dụng ngữ điệu chiếm tỉ lệ 12,21%, và các dạng câu hỏi tỉnh lược trong cả hai loại câu hỏi tổng quát và câu hỏi chuyên biệt là 27,23%. Trong tiếng Việt, đối với loại câu hỏi tổng quát, loại câu hỏi sử dụng ngữ điệu cuối câu chỉ chiếm tỉ lệ 4,69%, và đối với cả hai loại câu hỏi tổng quát và câu hỏi chuyên biệt, dạng câu hỏi tỉnh lược chiếm tỉ lệ 23,94%. Điểm khác biệt của câu nghi vấn trong tiếng Việt khi so sánh với tiếng Anh là phương thức sử dụng các tiểu từ kép để hỏi tách rời nhau và xen kẻ trong cấu trúc Chủ -Vị (C-V) của câu, trong khi đó chúng lại không xuất hiện ở các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh. Phương thức dùng từ kèm để hỏi, thêm các tiểu từ kép và sử dụng các tiểu từ tình thái cuối câu là một trong những phương thức đặc thù của câu nghi vấn trong tiếng Việt. Trong khi tiếng Anh lại dựa vào phương thức từ vựng, cú pháp hoặc hình thái-cú pháp để tạo thức nghi vấn. Sự tương đồng về cấu trúc câu nghi vấn của hai ngôn ngữ là điều kiện thuận lợi người Việt học tiếng Anh và người nước ngoài học tiếng Việt trên thực tiễn giao tiếp và dịch thuật. Trong tiếng Việt, sự vắng mặt của các tiểu từ hỏi trong câu hỏi tổng quát và chuyên biệt trong tiếng Việt, điển hình là các loại câu hỏi sử dụng ngữ điệu (Declarative questions) tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc dịch câu nghi vấn từ Việt sang Anh khi thiết kế các giải thuật cho chương trình dịch tự động Google Translation (GT) trên ngữ liệu song ngữ. Sự có mặt của các tiểu từ kèm để hỏi nằm xen kẽ hoặc cuối câu nghi vấn thực sự là một trở ngại cho người học tiếng và cũng là những thách thức không nhỏ cho chương trình dịch tự động GT mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và khảo sát trong Chương 4. Thứ hai, bằng kết quả khảo sát các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt theo sự hành chức của nó trên cứ liệu khảo sát (Xem Bảng 2.5), luận án chứng minh những từ ngữ xưng hô này cũng đóng vai trò là các phương tiện chỉ dẫn để góp phần nhận diện các giá trị ngôn trung của các câu nghi vấn trên cứ liệu khảo sát: mi/ lão/ thầy/ trò/ tụi con/ tụi bay/ bồ/ các cháu. Các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong câu nghi vấn theo 3 ngôi ở số đơn, số phức đã mang 4 sắc thái biểu cảm trong sự hành chức của nó khi đối chiếu các câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét trên bình diện ngữ dụng. Xét về mối quan hệ tôn ti trong xã hội, luận án bổ sung và phân tích thêm 2 đại từ chỉ xuất xưng hô: Thầy và Trò. Sự hành chức của hai đại từ này trong mối quan hệ tôn ti trong xã hội theo 3 mức trên, dưới, ngang theo quan hệ thứ bậc và 4 mức độ về sắc thái biểu cảm mà 2 đại từ này đang hành chức khi khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Việt. 8 Kết quả khảo sát các đại từ chỉ xuất xưng hô cho thấy 16 từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Anh đối chiếu với 49 từ ngữ chỉ xuất xưng hô tương ứng trong tiếng Việt. Đây là cứ liệu chứng minh khả năng hoạt động linh hoạt của đại từ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt cao hơn và phong phú, đa dạng hơn so với các từ ngữ tương ứng của tiếng Anh trong câu nghi vấn. Do vậy, sự đa dạng về các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt cũng là một rào cản lớn cho người nước ngoài học tiếng Việt. Kết quả khảo sát từ Chương 2 cho thấy việc dùng từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh phải phù hợp với từ ngữ dùng trong tiếng Việt khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố ngữ nghĩa, ngữ dụng như thái độ tôn trọng hay không tôn trọng, quan hệ thân mật hay không thân mật, tuổi tác và các hành vi ngôn ngữ cụ thể ứng với đối tượng giao tiếp cụ thể của các vai giao tiếp trong bối cảnh diễn ra các phát ngôn đó. Thứ ba, kết quả thống kê và mô tả 22 giá trị ngôn trung qua khảo sát (Bảng 2.9 trong Chương 2 của luận án) đã phân loại theo hệ thống theo hai trường hợp trong sử dụng: (1) câu nghi vấn với đích ngôn trung là yêu cầu thông tin - loại câu nghi vấn chính danh; và (2) gồm các trường hợp có các giá trị ngôn trung khác - loại câu nghi vấn không chính danh (phi chính danh). Kết quả khảo sát đã cho thấy các câu nghi vấn chính danh trong ngữ liệu khảo sát gồm 150 trường hợp, chiếm tỉ lệ 70,42%. Các câu nghi vấn không chính chỉ xuất hiện 63 trường hợp với tỉ lệ 29,58% trên tổng số 426 câu nghi vấn được khảo sát. Bảng 2.9: Thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên cứ liệu khảo sát Số thứ tự Loại câu nghi vấn theo giá trị ngôn trung dưới góc nhìn ngữ dụng 1 Tìm thông tin 2 Yêu cầu 3 Thỉnh cầu Giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt Yêu cầu thông tin từ người được hỏi (Câu hỏi chính danh) Yêu cầu người được hỏi thực hiện một hành động nào đó Nhằm cầu xin, nhờ người được hỏi thực hiện yêu cầu nào đó mà người được hỏi đang ở vị thế thượng phong xét trong mối quan hệ xã hội với người hỏi (người phát ngôn

hỏi Tần số xuất hiện (%) 150 70.42 5 2.35 1 0.47 9 4 Giả định Phát ngôn nghi vấn dựa trên vấn đề được giả định 5 Khen ngợi 6 Chào hỏi-lễ nghi 7 Tu từ 8 Thăm dò 9 Xin phép Phát ngôn nghi vấn với mục đích khen ngợi Chào hỏi hoặc hỏi không cần lời đáp nhằm đảm bảo các quy tắc lịch sự trong giao tiếp Câu hỏi không nhằm để trả lời mà để lôi kéo sự chú ý của người nghe. Thậm chí thách thức người được hỏi khả năng bác bỏ hoặc đưa ra câu trả lời Nhằm làm tiền dẫn nhập mở đường cho phát ngôn tiếp theo được cho là đặc biệt bất ngờ hoặc có thể táo bạo đối với người được hỏi Nhằm xin phép người được hỏi trước khi thực hiện một điều gì đó 10 Phàn nàn 11 Thông báo 12 Băn khoăn 13 Hoài nghi 14 Cảm thán 15 Mời Yêu cầu ai đến nơi nào hoặc làm điều gì đó một cách thân mật, không phân biệt vị thế xã hội 16 Rủ 17 Trách móc Nhằm thực hiện hành vi mời trong bối cảnh người thực hiện hành vi mời có vị thế xã hội ngang bằng với người được mời Nhằm nêu vấn đề làm mình không hài lòng với ý trách móc người đang đối thoại Nhằm bày tỏ ý phàn nàn hoặc than phiền với người nghe hoặc với chính mình Thông báo cho người nghe biết một điều gì đó thông qua phát ngôn nghi vấn Nhằm bày tỏ ý nghĩa biểu thái là băn khoăn về mệnh đề được hỏi Nhằm đánh giá mệnh đề được hỏi là trái với lẽ thường, hoài nghi về tính xác thực của mệnh đề được hỏi Nhằm bày tỏ tình cảm hay cảm xúc của mình trong mệnh đề được hỏi 6 2.82 1 0.47 4 1.88 3 1.41 1 0.47 2 0.94 2 0.94 2 0.94 1 0.47 2 0.94 4 1.88 2 0.94 2 0.94 1 0.47 10 18 Đề nghị 19 Yêu cầu xác nhận 20 Phủ định 21 Giễu cợt, mỉa mai 22 Điều tiết (siêu ngôn ngữ) để kết nối cuộc thoại Tổng cộng: Yêu cầu người được hỏi thực hiện một yêu cầu hay đưa ra một ý kiến yêu cầu thực hiện trên cơ sở bình đẳng trong quan hệ giao tiếp Yêu cầu xác nhận lại một giả thiết đã nêu hoặc một thông tin Nhằm phủ định một thông tin để bác bỏ Nhằm giễu cợt hay mỉa mai một vấn đề nào đó dựa trên thông tin của phát ngôn nghi vấn Nhằm kết nối cuộc thoại, đảm bảo tính liên tục của cuộc thoại trong giao tiếp 3 1.41 12 5.63 4 1.88 1 0.47 4 1.88 213 100.00 Ghi chú: Câu hỏi yêu cầu thông tin từ người được hỏi với giá trị ngôn trung là tìm thông tin được quy ước là câu hỏi chính danh được xếp đầu tiên trong Bảng 2.9 có số lượt xuất hiện nhiều nhất (150 lượt). Các câu hỏi khác từ số thứ tự thứ 2 đến số 22 thuộc loại câu hỏi không chính danh. Những nhận xét rút ra từ việc phân tích đánh giá kết quả khảo sát các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ cho phép đi đến một nhận định: Khi chuyển dịch qua lại các câu nghi vấn từ Anh sang Việt và ngược lại, người dịch cần phải đảm nhận vai trò trung gian đúng nghĩa của hai nền văn hóa với từng nét đặc trưng riêng. Để đảm bảo được các giá trị ngôn trung trong câu nghi vấn tiếng Việt khi so sánh với tiếng Anh, điều quan trọng là cần phải lựa chọn các từ xưng hô thích hợp trong từng câu nghi vấn của từng ngôn ngữ cụ thể, tuân theo các qui tắc về phép lịch sự trong mối quan hệ giữa các tham thể giao tiếp. Các dạng thức câu nghi vấn cùng với những chỉ dẫn lực ngôn trung phải đảm bảo tương thích và phù hợp trong nền văn hóa tiếp nhận. Cần kết hợp cả hai khía cạnh: Cấu trúc và quy tắc xưng hô thì mới đạt được hiệu quả ngữ dụng. Tiểu kết Chương 2 11 CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT QUA CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP TẠI LỚP HỌC Phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả Bảng 3.1: Thông tin mô tả về các tham nghiệm viên Male/Female Valid Nam 30.2 100.0 781 69.8 69.8 100.0 100.0 Từ 18 đến 25 927 82.8 Valid Percent 82.8 Từ 26 đến 35 192 17.2 17.2 1. Trường Cao đẳng Bến Tre, Thành phố Bến Tre 2. Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt, Thành phố Đà Lạt 3. Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa Vũng Tàu, Vũng Tàu 4. Cao đẳng và Đại học USA 5. Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, TP. HCM 6. Khác Frequency 1119 Frequency Percent 100.0 Percent Cumulative Percent 30.2 1119 Total Total: 30.2 Valid Percent Nữ Colleges/ Universities Valid 338 Percent Total Age Valid Frequency Cumulative Percent 82.8 100.0 100.0 552 49.3 Valid Percent 49.3 Cumulative Percent 49.3 197 17.6 17.6 66.9 288 25.7 25.7 92.7 15 1.3 1.3 94.0 65 5.8 5.8 99.8 2 .2 .2 100.0 1119 100.0 100.0 Một số ví dụ minh chứng cho cách thức phân loại các hành vi ngôn ngữ mà sinh viên thể hiện qua 5 hành vi ngôn ngữ trên thang độ lịch sự (scales of politeness)1 gồm các điểm mốc A,B,C,D, E trên thang đo 1 Các ví dụ diển hình trích từ phiếu trưng cầu ý kiến nhằm khảo sát ngôn ngữ dùng trong lớp học của sinh viên. Các câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ hướng tới 5 hành vi ngôn 12 khoảng (ranges) qua câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chẳng hạn, trong hành vi mượn: Trong tiếng Anh a. Xét theo vai giao tiếp: Sinh viên (SV) và Giáo viên (GV)

(Sp1Loại A: 94. May I please borrow the statistics book? Loại B: 95. Would you mind if I borrow your book for a little while? Loại C: 96. Could I please borrow that book to study? Loại D: 97. Can I borrow this for research? Loại E: 98. *Would you mind to lend me this book? Câu 98 được xếp loại E do câu sai về ngữ pháp trong tiếng Anh. Sau cấu trúc “Would you mind” phải là một mệnh đề if clause... hoặc V-ing. b. Xét theo vai giao tiếp: Sinh viên (SV) và Sinh viên (SV) (Sp1 = Sp2): Loại A: 99. Can I please borrow your book? Loại B: 100. Can I borrow your statistics book? Loại C: 102. Hey, do you have that book? Loại D: 103. Let me borrow your book? Loại E: 104.*Would you like to borrow a book? Câu 104 là câu không thể chấp nhận được do dùng sai mục đích phát ngôn. Tác động của lực ngôn trung cho hành vi mượn không thích hợp vì phát ngôn này đã làm đổi vai người mượn thành người cho mượn. Trong tiếng Việt a. Xét theo vai giao tiếp: Sinh viên (SV: Sp1) và Giáo viên (GV: Sp2) trong tình huống (Sp1< Sp2): Loại A: 110. Thưa cô, cô có thể cho em mượn quyển sách này để về nhà em tham khảo thêm được không ạ? Loại B: 111. Quyển sách tiếng Anh thầy giới thiệu hay quá, thầy cho em mượn một lát để photo được không (ạ)? Loại C: 112. Cô ơi, cho em mượn quyển sách này nha cô?/ Thầy ơi, cho em mượn cuốn sách của thầy nhé? Loại D: 113. Cô cho em mượn quyển sách? b. Xét theo vai giao tiếp: Sinh viên (SV) và Sinh viên (SV) (Sp1=Sp2): ngữ được khảo sát từ phía sinh viên các trường đại học và cao đẳng được tác giả trình bày trong Quyển Phụ lục của luận án (Xem Phụ lục 7,8). Số thứ tự của các ví dụ được trích từ phần chính văn trong luận án. 13 Loại A: 114. Bạn xem xong quyển sách này chưa? Có thể cho mình mượn được không? Loại B: 116. Cho mình mượn quyển sách này chút nha? Loại C: 117. Mình mượn cuốn sách tí nha bồ? Loại D: 119. Mượn cuốn sách kia đi?; 120. Mượn cuốn sách, mày? Việc phân loại chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết từ quan điểm của các tác giả đi trước về phép lịch sự, và theo cách phân định của các nhà ngôn ngữ học: [15], [16], [18], [19], [37], [73], [81], [117], [172], [174], [175], [178], [198], [199], [200], [201], [206], [212]. Ngoài ra, mức độ từ A (more formal) đến D (more informal) còn tùy thuộc vào tình huống, ngữ cảnh cụ thể, tùy thuộc vào đối tượng được hỏi trong từng cặp thoại theo các vai giao tiếp khác nhau. Kết quả nghiên cứu về những từ ngữ sinh viên thích sử dụng trong xưng và hô tại lớp học cho thấy sinh viên Việt Nam học tiếng Anh thích thầy/cô sử dụng cặp từ “I” để xưng và “tên sinh viên” để hô gọi (Xem Bảng 3.3a trong Chương 3 của luận án). Trong tiếng Việt, hai cặp từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong giao tiếp tại lớp học là “thầy/cô – các bạn” (28%) chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất trong Bảng kết quả khảo sát, đứng thứ hai là cặp từ: “tôi –các bạn” chiếm tỉ lệ 22,9% trong số 6 cặp từ ngữ dùng để xưng và hô trong lớp học. Bước đầu, luận án đã phân định các câu nghi vấn trong cả 5 hành vi ngôn ngữ từ 1119 tham nghiệm viên một cách khá chi tiết và có hệ thống với các mức độ phân định gồm 4 cột mốc gồm A, B, C, D, E theo thứ tự từ lịch sự nhất (loại A) mang tính khách sáo, giữ khoảng cách (trang trọng/lễ phép) đến mức không giữ khoảng cách, không khách sáo (loại D) (thân mật/suồng sã) trên thang độ lịch sự. Các câu nghi vấn trong tiếng Anh sai do lỗi về ngữ kết và ngữ nghĩa-ngữ dụng được xếp vào loại E, theo thống kê từ cứ liệu khảo sát có104 trường hợp. Trong tiếng Việt, theo thống kê mô tả 5 HVNN trên thang độ lịch sự gồm 4 mức được đánh dấu bằng ký hiệu A, B, C, D trên thang đo về nghi thức lịch sự, các câu nghi vấn loại A (lễ phép/ trang trọng/ giữ khoảng cách) trong 4 hành vi ngôn ngữ: mượn, khen, mời, yêu cầu được sử dụng nhiều nhất. Chỉ có hành vi chê, các câu nghi vấn có khuynh hướng tập trung ở loại C. Trong hành vi mượn, loại A có tần số xuất hiện là 209 trên tổng số 415 câu nghi vấn được khảo sát. Loại A (lễ phép/khách sáo/giữ khoảng cách) chiếm tỉ lệ 50,4% so với các câu nghi vấn loại khác được dùng trong hành vi ngôn ngữ này. (Xem Bảng 3.12 và 3.14 trong Chương 3 của luận án). 14 Kết quả nghiên cứu qua mẫu khảo sát (N=1119) cho thấy “sự im lặng” kèm theo hành động để giải mã cho sự chọn lời đáp “đồng ý” cho câu nghi vấn dùng để “hỏi mượn” là 4 trường hợp, và cho câu nghi vấn dùng để hỏi mời là 14 trường hợp. Qua Bảng hỏi để trưng cầu ý kiến từ 1119 sinh viên, cách trả lời có tần số xuất hiện cao nhất trong cả ba bảng kết quả khảo sát về cách thức cách thức trả lời cho 3 hành vi ngôn ngữ mượn, mời và yêu cầu là “rõ ràng, thẳng thắn và nhiệt tình” bằng một phát ngôn trực tiếp nào đó. “Trả lời rõ ràng một cách thẳng thắn và nhiệt tình” trong hành vi mượn số lượt xuất hiện chiếm tỉ lệ cao nhất (93%), đứng thứ hai là trong hành vi mời (84,7%) và sau cùng là hành vi yêu cầu (71,9%) theo thứ tự trong Bảng 3.16a, 3.16b, và 3.16c. Các Biểu đồ mô tả trong Chương 3 đã cho thấy bức tranh khá sinh động về nghi thức lịch sự trong các hành vi ngôn ngữ trong lớp học của sinh viên Việt Nam. Điều này cũng chứng minh sự đa dạng phong phú về nghi thức lịch sự của phép lịch sự trong tương tác qua các hành vi ngôn ngữ. Kết quả khảo sát này cũng chứng minh trong số các yếu tố tác động lên lực ngôn trung của câu nghi vấn được xét trong cả ba hành vi ngôn ngữ: mượn (Bảng 3.17a), mời (Bảng 3.17b), và yêu cầu (Bảng 3.17c), yếu tố “sự chân thành/tính chân thật” được chọn là yếu tố quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất trong Bảng kết quả khảo sát. Sự chọn lựa các từ ngữ trong câu nghi vấn trên bề mặt ngôn ngữ cũng được xem là cách để chọn lựa hành vi ngôn ngữ sao cho đạt được mục đích giao tiếp và cũng để giữ thể diện cho nhau trong tương tác xã hội. Chương 3 cũng đã khái quát lên phương thức mở rộng cấu trúc hạt nhân làm nòng cốt cho câu nghi vấn bằng cách mở rộng về phía trái, và về phía phải theo nghi thức lịch sự bằng các khả năng kết hợp của các từ ngữ làm phương tiện biểu đạt nghi thức lịch sự trong câu nghi vấn (Bảng 3.20). Dựa trên cơ sở lý luận của các nhà ngôn ngữ học về vấn đề lịch sự trên lĩnh vực của ngữ dụng học, Chương 3 bước đầu xác lập bức tranh ngôn ngữ về mức độ lịch sự trong giao tiếp từ khách sáo (giữ khoảng cách) đến thân mật suồng sã (không tạo khoảng cách) theo mối quan hệ dọc (thấp – cao) và quan hệ ngang, xét về mặt tôn ti trật tự trong giao tiếp xã hội. Với hình thức câu nghi vấn, bức tranh về “nghi thức lịch sự qua hình thức ngôn ngữ” trong tương tác xã hội của con người được định vị trong hai vai giao tiếp cụ thể là trò/thầy và trò/ trò, trong đó người nghiên cứu đang đứng từ góc nhìn của người thầy. Kết quả nghiên cứu cho thấy 15 những đặc điểm về ngữ dụng của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ như sau: - Vị thế xã hội của người nói trong mối quan hệ với người nghe và các từ ngữ biểu đạt tình thái trong câu nghi vấn qua hành động hỏi tạo nên những thang độ xã hội khác nhau làm nên tính lịch sự trên thang đo của phép lịch sự trong tương tác xã hội khi giao tiếp. Do vậy, việc sử dụng ngôn ngữ để đảm bảo phép lịch sự phải tùy thuộc vào vị thế xã hội. Các hành vi ngôn ngữ được thể hiện qua câu nghi vấn cho thấy sự đánh giá tính lịch sự trong câu nghi vấn thể hiện các giá trị ngôn trung khác nhau chịu sự chi phối nhiều ở các từ ngữ xưng hô và các từ ngữ biểu đạt tình thái trong câu. - Chương này đã làm rõ được mối quan hệ giữa cấu trúc cú pháp và tiền giả định dụng pháp của câu nghi vấn, mối quan hệ của câu nghi vấn với các loại câu khác trong các hành vi ngôn ngữ, sự hành chức của câu nghi vấn trong mối liên hệ với các thành tố ngôn ngữ khác có liên quan đến câu nghi vấn để tạo nên hiệu lực tại lời của một hành vi ngôn ngữ, và mối quan hệ giữa việc dùng các từ ngữ xưng hô trong câu nghi vấn với vị thế xã hội của các vai giao tiếp trên phương diện lịch sự. - Mặc dù chưa có điều kiện để miêu tả về ngữ điệu của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ nhưng luận án cũng góp phần xác định rõ các phương thức biểu đạt lịch sự trong câu nghi vấn khi mở rộng cấu trúc nòng cốt của câu theo nghi thức lịch sự. Qua kết quả khảo sát, luận án cũng khẳng định được các yếu tố tác động lên lực ngôn trung của câu nghi vấn cụ thể trong tình huống giao tiếp tại lớp học trên phương diện lịch sự nói riêng và trên bình diện ngữ dụng nói chung cho bức tranh toàn cảnh về ngôn ngữ học. Những gì tìm được từ Chương này cũng thiết thực góp phần phục vụ giảng dạy ngoại ngữ và là tài liệu tham khảo về đặc điểm ngữ dụng của câu nghi vấn qua các hành vi ngôn ngữ trong cả hai ngôn ngữ đang xét. Tiểu kết Chương 3 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ Trong tiếng Việt, hành động hỏi được thể hiện trong câu nghi vấn có khả năng thiếu vắng danh từ chỉ vật sở chỉ, hoặc các từ hạn định (determiners) chỉ xuất rõ người hoặc vật được nói đến trong danh ngữ, một trong những thành tố ngôn ngữ có mặt trong câu nghi vấn. Tuy nhiên, bằng phương tiện chỉ trỏ, thái độ, ngữ điệu và ngữ cảnh có tiền giả 16 định xác định cụ thể qua phương thức chiếu vật chỉ xuất trong ngữ cảnh cụ thể, người phát ngôn và người thụ ngôn đều có thể hiểu rõ vật sở chỉ được nói đến trong câu nghi vấn. Trong tiếng Anh, chẳng hạn, danh từ book (sách) được nói đến trong hành vi mượn là cuốn sách mà người mượn nghĩ tới khi tiến hành phát ngôn hỏi mượn. Ngoài ra, danh từ book trong các hành vi ngôn ngữ được khảo sát luôn được xác định bằng các từ hạn định đứng trước nó. Chẳng hạn, trong cứ liệu khảo sát từ sinh viên: May I (please) borrow your book?/ Can I borrow that book?/ Would you mind if I borrow a book?/ Can you lend me some books? Và trong tiếng Anh không thể nói: *Can I borrow book? vì từ book cần phải được xác định rõ trong câu hay được chỉ xuất rõ trong phát ngôn, nghĩa là cần phải có ít nhất là một từ hạn định đứng trước nó, chẳng hạn, tính từ sở hữu (possessive adjectives): your; mạo từ (articles): a/the; tính từ chỉ định (demonstrative adjectives): this/ that hoặc được thay thế bằng đại từ. Đây là điều mà học viên người nước ngoài cảm thấy tiếng Việt không thể được gọi là “dễ hiểu” khi sử dụng cấu trúc danh ngữ trong câu nghi vấn của tiếng Việt để diễn đạt các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Trong Chương 4, kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên Việt Nam mắc nhiều lỗi về ngữ nghĩa-ngữ dụng trong cách sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh qua 5 hành vi ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong trường hợp sử dụng câu nghi vấn trong lớp học qua các hành vi ngôn ngữ, tổng số lỗi (Loại E) được thống kê là 104 lượt trong số 2898 câu nghi vấn trong tiếng Anh được khảo sát. Qua đó, luận án cũng đề ra biện pháp khắc phục khi sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh dành cho sinh viên Việt Nam. Luận án cũng đã tổng kết lại hướng nhìn câu nghi vấn từ góc độ của ngữ dụng học rằng ngôn ngữ không hiểu quy luật ngữ dụng dành riêng cho nó, mà nó tự có khả năng tự biến đổi linh động và uyển chuyển theo quan điểm và nhu cầu của người dùng. Điều cần thiết là người dạy có những giải pháp cụ thể trong phương pháp dạy trong chương trình giảng dạy, để có thể chỉ cho người học những gì họ chưa nắm bắt được và những gì họ cần khi sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt theo chuẩn mực của nghi thức lịch sự trong thực tiễn giao tiếp. Phép lịch sự trong giao tiếp là một vấn đề hết sức thú vị và cũng là một nhu cầu cấp thiết trong xã hội, là một trong những vấn đề ngữ dụng học quan tâm nghiên cứu. Xét cho cùng, phép lịch sự là sự nhận thức của con người về cách ứng xử trong các quan hệ xã hội. Miêu tả và đối chiếu câu nghi vấn qua những phương tiện khác nhau trong cả hai ngôn ngữ trên 17 phương diện lịch sự vừa góp phần làm sáng tỏ nét đặc thù của từng hành vi ngôn ngữ, vừa đóng góp vào việc hình thành năng lực giao tiếp trong ngôn ngữ mà người học cần phải bắt chước, phải nhận thức kỹ lưỡng cách thức mà ngôn ngữ đó hành chức khi chưa thủ đắc được ngôn ngữ đó như người bản ngữ. Điều này có ý nghĩa trong các hành động hỏi đáp trong giao tiếp. Khi học viên có những sai sót và va vấp khi thực hiện các hành vi ngôn ngữ mới để lộ ra cho giáo viên những phương hướng để điều chỉnh thích hợp. Qua đó, có thể thấy rằng việc luyện tập ngôn ngữ bằng cách thực hành giao tiếp với nhau theo hướng tiếp cận giao tiếp (communicative approach) là con đường duy nhất để học viên có thể tiếp thu và sử dụng các hành vi ngôn ngữ này hiệu quả hơn. Trong giải pháp dịch câu nghi vấn từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, luận án đề nghị một công cụ thiết thực giúp sinh viên tự học Anh ngữ bằng phương tiện dịch tự động (dịch máy bằng công cụ Google Translation): Chương 4 đã kiểm định độ tin cậy của chương trình dịch tự động GT. Kết quả kiểm định cho thấy nếu theo giải pháp đề nghị gồm 9 nguyên tắc nhập dữ liệu tiếng Việt khi đề nghị GT dịch các câu nghi vấn từ Việt sang Anh, GT cho kết quả dịch chính xác hơn, kết quả dịch tốt hơn. Chẳng hạn, trong việc cải tiến chất lượng dịch của GT khi dịch Việt – Anh 36 câu nghi vấn trích từ các phiếu điều tra ngôn ngữ của sinh viên, GT cho kết quả dịch sai 100% trong lần dịch đầu tiên. Trong lần dịch thứ hai, theo cách nhập dữ liệu tiếng Việt được đề nghị tại Chương 4, GT cho kết quả dịch đúng lên đến 94,44%. Kết quả kiểm định lần thứ hai với 108 câu nghi vấn được trích từ các giáo trình, tài liệu giảng dạy Anh ngữ (song ngữ) cho thấy kết quả dịch đúng tăng một cách đáng kể: số câu được GT dịch cho kết quả đúng trong việc sử dụng câu nghi vấn để có thể giao tiếp được tăng từ 28 câu đúng (25,93%) lên 91 câu (84,26%). Chương 4 nghiêng về khía cạnh thực tiễn hơn hơn là lý luận của vấn đề. Qua phân tích một số phương tiện diễn đạt nghi thức lịch sự trong lời nói trên thang đo về phép lịch sự trong câu nghi vấn của tiếng Anh và tiếng Việt, người học có thể nhận thức được cái bảng màu của phong cách lịch sự trong bức tranh ngôn ngữ trên bình diện của ngữ dụng học, mà trong đó các từ ngữ xưng hô và những từ tình thái, cũng như những từ ngữ làm tiền dẫn nhập, hay liên kết bắc cầu để một hành vi ngôn ngữ được biểu đạt qua hình thức câu nghi vấn có thể phát huy được hiệu lực tại lời của nó một cách thích hợp trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 18 Miêu tả các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh khi so với tiếng Việt đúng với đặc thù và thực tế sử dụng ngôn ngữ, luận án đã cố gắng nghiên cứu tương đối chi tiết một số phương tiện diễn đạt ý nghĩa lịch sự và góp một tiếng nói khẳng định những nét riêng trong câu nghi vấn của tiếng Anh và tiếng Việt. Qua việc khảo sát lỗi, nhận diện lỗi, nguyên nhân của tình trạng yếu kém và tìm biện pháp khắc phục những lỗi nêu trên, Chương cuối của luận án đã đóng góp một số ý kiến đề xuất và những giải pháp cụ thể nhằm cải tiến công việc dạy và học tiếng Anh cho người Việt học tiếng Anh, và trong một chừng mực nào đó, dùng làm tư liệu tham khảo cho người nước ngoài học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Tiểu kết Chương 4 KẾT LUẬN Sau khi tìm hiểu về bản chất của câu nghi vấn về mặt lý luận và quan sát sự hành chức của loại câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong thực tế sử dụng, chúng tôi có những nhận xét và đề xuất sau: 1. Việc khảo sát thực tế tác phẩm Harry Potter (Quyển 1) qua văn bản tiếng Anh (bản gốc) và tiếng Việt (bản dịch tương ứng) cho thấy những điểm sau: Tần số xuất hiện của câu nghi vấn chính danh (tìm thông tin) cao hơn khoảng 2,5 lần tần số xuất hiện của các câu nghi vấn không chính danh (có các đích ngôn trung khác). Qua đó, có thể chứng minh được trong thực tế sử dụng hành động hỏi qua hình thức câu nghi vấn rằng hành động hỏi thường được dùng chủ yếu là để tìm thông tin. 2. Khi mở rộng cấu trúc nòng cốt của câu nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt về phía trái hay về phía phải, các thành tố có nhiệm vụ tạo câu nghi vấn trong thức nghi vấn trong tiếng Anh là cần thiết và bắt buộc, đặc biệt là các từ ngữ dùng để chiếu vật chỉ xuất trong các danh ngữ, trong khi các thành tố này trong tiếng Việt có thể được tỉnh lược, và thay bằng sự chỉ trỏ hay bằng các phương tiện phi ngôn ngữ khác (nếu không gây hiểu lầm nơi người đọc hay người nghe). Sự khác biệt này cho thấy rằng về bản chất cú pháp, tiếng Anh hầu như coi trọng tính hoàn chỉnh của câu nghi vấn về mặt hình thức hơn so với câu nghi vấn trong tiếng Việt. 3. Luận án đã hệ thống và phân loại qua phương pháp thống kê mô tả câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ trên phương diện hình thức. Kết quả cho thấy câu nghi vấn trong tiếng Việt phong phú và đa dạng hơn so với câu