Giải bài tập công dân 8 bài 10 tự lập

"Những vận động viên tham gia Đại hội thể dục thể thao dành cho người khuyết tật, có người bị mù cả đôi mắt, có người bị mất đi một bộ phận trên cơ thể của mình, nhưng với tính tự lập họ đã vượt qua những trận đấu gay go đem vinh quang về cho nước nhà…"

(Tấm gương - anh Công Hùng )

"Với trọng lượng chỉ có 12 kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động, chàng trai bại liệt Nguyễn Công Hùng đã vượt qua những khó khăn thường ngày trở thành “Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005”, anh đã trở thành một tấm gương sáng thể hiện tính tự lập."

.PNG)

(Tính tự lập)

3. Ý nghĩa của tính tự lập

  • Gặt hái nhiều thành công
  • Được mọi người nể phục, yêu mến, kính trọng.

4. Học sinh cần làm

  • Rèn luyện lâu dài, từ nhỏ
  • Trong học tập và làm việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.

5. Những câu ca dao tục ngữ nói đến đức tính tự lập

  • Tục ngữ:
    • Há miệng chờ sung
    • Có công mài sắt có ngày nên kim
    • Muốn ăn phải lăn vào bếp
    • Đói thì đầu gối cũng phải bò.
  • Ca dao:
    • Con mèo nằm bếp co ro
    • Ít ăn nên mới ít lo ít làm

2. Luyện tập Bài 10 GDCD 8

Qua bài học này các em cần nắm được khái niệm của tự lạp, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện đức tính tự lập.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • * A. Tự học tập mà không đợi nhắc nhở
    • B. Đợi ba mẹ nhắc mới đi làm
    • C. Nhà giàu nên A không cần làm gì cả 24 tuổi vẫn chưa có việc làm
    • D. Mặc dù học lớp 8 nhưng Hoa vẫn nhờ người khác giặt đồ và dọn phòng cho mình
  • * A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững
    • B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập
    • C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng
    • D. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn
  • * A. Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.
    • B. Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.
    • C. Tự giặt quần áo.
    • D. A, B, C

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải GDCD lớp 8 Bài 10 sách mới Kết nối tri thức ,Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập GDCD lớp 8 Bài 10.

Giải GDCD lớp 8 Bài 10 (sách mới cả ba sách)

Giải GDCD 8 Bài 10 Chân trời sáng tạo

  • (Chân trời sáng tạo) Giải GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Xem lời giải

Giải GDCD 8 Bài 10 Kết nối tri thức

  • (Kết nối tri thức) Giải GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Xem lời giải

Giải GDCD 8 Bài 10 Cánh diều

  • (Cánh diều) Giải GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Xem lời giải



Lưu trữ: Giải GDCD lớp 8 Bài 10: Tự lập (sách cũ)

Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài ... trang ...

  1. Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên ?

Trả lời:

- Bác là một người yêu nước nồng nàn, vì tình yêu nước Bác có thể vượt qua mọi gian nguy, thử thách.

- Bác là người tự lập, không dựa dẫm vào người khác, tự tìm cách mưu sinh cho bản thân mình.

  1. Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không ?

Trả lời:

Bác tự làm mọi công việc để mưu sinh bên nước bạn tìm đường cứu nước, các công việc như làm đầu bếp, tự học ngoại ngữ, làm công nhân....

  1. Em hiểu thế nào là tự lập ?

Trả lời:

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

  1. Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ?

Trả lời:

Tự lập sẽ giúp mỗi cá nhân, gia đình và xã hội:

- Hoàn thiện được bản thân, mang lại hiệu quả trong công việc.

- Hoàn thiện bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên.

- Làm cho xã hội đi vào nền nếp, mang lại hiệu quả trong lao động.

Bài 1 trang 26 Giáo dục công dân 8:

Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.

Trả lời:

- Chủ động chuẩn bị giấy thi để làm bài kiểm tra.

- Chủ động chuẩn bị quần áo, vệ sinh cá nhân, đồ dùng học tập.

- Chủ động học bài cũ, soạn bài mới.

- Chủ động lên kế hoạch về học tập, công việc, chủ động hoàn thiện chuyên môn.

Bài 2 trang 26 Giáo dục công dân 8:

Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây ? Vì sao?

  1. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập ;
  1. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ;
  1. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững ;
  1. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng ;

đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn ;

  1. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

Trả lời:

Em tán thành với các ý kiến: (c), (d), (đ), (e). Bởi vì: đây là những ý kiến đầy đủ về sự tự lập, mọi sự dựa dẫm vào người khác sẽ không bền vững, tuy nó không dễ dàng nhưng nếu vượt qua sẽ gặt hái được nhiều thành công, đôi lúc sự tự lập cũng là việc biết hợp tác với người khác.

Em không tán thành các ý kiến: (a), (b). Bởi vì, đây là những suy nghĩ thiếu đúng đắn, ai cũng có thể tự tập được nếu họ quyết tâm.

Bài 3 trang 27 Giáo dục công dân 8:

Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được trong học tập, lao động, hay trong công việc. Em đã làm như thế nào để đạt được kết quả đó ? Bây giờ nhớ lại em có cảm nghĩ gì ?

Trả lời:

Em liên hệ việc thể hiện tính tự lập của em và viết lại cảm xúc sau lần đó nhé.

Bài 4 trang 27 Giáo dục công dân 8:

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.

TẤM GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ

Cũng như bao bạn bè khác, khi lớn lên em Nguyễn Thị Lan Anh , học sinh lớp 9A Trường THCS Hợp Thịnh có cả bố và mẹ nhưng em không có được sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ. Năm 8 tuổi bố mẹ ly hôn, giờ đây em lớn lên trong tình yêu thương của bà nội (Nguyễn Thị Sửu 75 tuổi).

Suốt từ năm học lớp 6 đến nay, Lan Anh luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường, em được đánh giá là một học sinh ngoan, mạnh mẽ, chăm chỉ, học đều các môn.

Hằng ngày em đi học, tới buổi lại về phụ giúp bà nội cơm nước, giặt giũ, chăn nuôi vịt, gà. Hai bà cháu lại thui thủi bên bữa cơm đạm bạc. Vì sức khỏe yếu nên bà Sửu không thể ra đồng, thu nhập hai bà cháu phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp hàng tháng của nhà nước giành cho hộ nghèo và sự hỗ trợ của bà con lối xóm.

Tuy hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Lan Anh có sự cố gắng rất nhiều trong học tập, đặc biệt trong năm học lớp 8 (2016 - 2017) em đã đạt giải ba cấp huyện môn Lịch sử.

Bài 5 trang 27 Giáo dục công dân 8:

Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động của lớp, của trường và trong sinh hoạt hằng ngày theo bảng dưới đây.