Giấy hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng năm 2024

Để đảm bảo máy hủy tài liệu văn phòng hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng và kéo dài tuổi thọ của máy, cần vệ sinh máy theo các bước hướng dẫn sau.

Bước 1: Đầu tiên là ngắt nguồn điện của máy hủy tài liệu để đảm bảo an toàn cho quá trình làm vệ sinh.

Bước 2: Đổ thùng chứa các tài liệu đã bị hủy khi đã có đèn báo đầy, tránh để cho thùng rác quá đầy dẫn đến tình trạng kẹt lưỡi dao trong quá trình hủy.

Bước 3: Thấm dung dịch cồn vào khăn mềm, cẩn thận để dung dịch không bị rơi vào động cơ của máy. Sau đó lau sạch các bụi mực bám vào máy và lưỡi dao.

Bước 4: Đặt biệt lau sạch lưỡi dao do bụi và mực cũng như dầu bội trơn bám vào lâu ngày sẽ làm mòn lưỡi dao.

Bước 5: Tiếp theo bôi dầu trơn vào trục cuốn để máy vận hành êm, giảm tiếng ồn của bộ phận cắt giấy trong quá trình hoạt động.

Bước 5: Sau khi để các phụ kiện đã khô ráo, sau đó tiến hành lắp ráp lại và vận hành máy bình thường.

CÁCH BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG MÁY HỦY TÀI LIỆU

Bảo trì, bảo dưỡng máy đúng cách, cần chú ý những vấn đề sau.

Vị trí lắp đặt:

– Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.

– Để giảm độ rung khi máy va chạm nên đặt cách tường 10cm đến 15cm.

– Tránh việc đặt máy nơi ẩm ướt, và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

– Hạn chế việc kéo lê máy.

– Tuyệt đối không nên để sát tường.

Về nguồn điện:

– Nguồn điện phải tuân theo quy định của nhà sản xuất để máy đảm bảo được vận hành tốt và sử dụng lâu dài. Mỗi loại máy sẽ có yêu cầu về nguồn điện khác nhau tùy theo công suất hủy và tùy theo hãng máy.

– Lắp đặt ổ cắm điện chú ý vị trí dễ dàng để sử dụng, khi không sử dụng nên ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Nguồn điện sử dụng đảm bảo ổn định, không bị chập chờn trong quá trình máy hoạt động.

Giấy hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng năm 2024
Vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng máy lạnh đúng cách để máy hủy luôn hoạt động tốt

Về máy hủy tài liệu: Đặc biệt chú ý cần phải tháo ghim trước khi đưa vào hủy, máy chỉ hoạt động đúng chức năng hủy tài liệu, không được đưa bất kỳ vật cứng vào.

Hạn chế tối đa việc vận hành máy liên tục, nên cho máy có khỏan thời gian nghỉ từ 5 phút đến 10 phút để tránh tình trạng nóng máy và cháy mortor.

Việc thay thế các phụ kiện nên chọn hàng chính hãng như phụ kiện máy hủy tài liệu Silicon, hoặc các hãng khác để đảm bảo chất lượng.

Việc làm vệ sinh máy thường xuyên là rất cần thiết, và nên bảo dưỡng định kỳ, để thay thế các phụ kiện kịp thời khi bị hư thì máy vận hành tốt hơn.

Hy vọng một số lưu ý về việc hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng máy hủy tài liệu trên đây sẽ giúp ích được phần nào cho người dùng, có thể vận hành máy tốt hơn, đúng cách hơn trong quá trình sử dụng.

Siêu thị điện máy chính hãng Hải Minh địa chỉ uy tín, đáng tin cậy chuyên cung cấp các loại máy hủy tài liệu, máy hủy giấy an toàn giá tốt nhất trên toàn quốc. Tất cả các sản phẩm có bán tại siêu thị của chúng tôi đều chính hãng, chất lượng cao. Cam kết 100% chất lượng. Gọi ngay hotline để được hỗ trợ và nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Khi mua hàng tại siêu thị chúng tôi, quý khách sẽ nhận được:

– Đội ngũ nhân viên năng động, đầy kinh nghiệm sẽ tư vấn cho các bạn nhiệt tình.

– Cam kết tất cả các sản phẩm tại siêu thị hải minh đều là hàng chính hãng 100%, Hải minh nói không với hàng giả, hàng nhái.

– Nhiều chương trình giảm giá khuyến với mức giá hợp lý và ưu đãi nhất. – Mẫu mã đa dạng, phong phú cho khách hàng thoải mái lựa chọn. – Đội ngũ kỹ thuật viên năng động, kinh nghiệm sẽ giao hàng tận nơi, hướng dẫn sử dụng chi tiết cũng như bảo hành chu đáo cho khách hàng. – Đổi hàng nếu bị lỗi về phần điện, phần kỹ thuật trong thời gian đầu sử dụng. Bảo hành tận tình, khi hết thời gian bảo hành sẽ được hỗ trợ sửa chữa với chi phí thấp nhất hoặc miễn phí.

– Rất nhiều những ưu đãi khác nữa đang chờ các bạn, hãy đến với siêu thị Hải minh từ bây giờ để được nhận những ưu đãi lớn và đặc biệt là mua được hàng chính hãng chất lượng với mức giá hợp lý.

Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa công trình có tổng dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm các giấy tờ gì?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 65/2021/TT-BTC có quy định:

Quản lý, sử dụng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công
...
2. Thông tư này hướng dẫn thêm một số quy định đối với kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng như sau:
a) Khi phân bổ dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng, hồ sơ tài liệu kèm theo gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
b) Khi kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; cụ thể:
- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công phê duyệt kế hoạch sửa chữa, trong đó thuyết minh đầy đủ các nội dung nêu tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

Theo đó hồ sơ tài liệu bảo dưỡng, sửa chữa công trình có tổng dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm:

- Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

- Các hồ sơ liên quan (nếu có);

- Thuyết minh cụ thể các nội dung:

+ Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa;

+ Tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa;

+ Thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất;

+ Lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;

+ Kinh phí phân bổ;

+ Dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

Giấy hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng năm 2024

Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình (Hình từ Internet)

Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BXD quy định về xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng như sau:

Xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
4. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
a) Chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt. Trường hợp sửa chữa đột xuất công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ tình trạng công trình thực tế cần sửa chữa, hồ sơ thiết kế sửa chữa và các yêu cầu khác có liên quan.
Đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí, chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công) xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình. Định mức tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước.
b) Tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng theo hướng dẫn tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Các chi phí bảo trì công trình xây dựng gồm những chi phí nào?

Tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về các chi phí bảo trì công trình xây dựng như sau:

- Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí:

+ Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm;

+ Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ;

+ Chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình;

+ Chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

- Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;

- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí:

+ Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có);

+ Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có);

+ Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có);

+ Khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa;

+ Lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình;

+ Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu;

+ Giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình;

+ Thực hiện các công việc tư vấn khác;

- Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;