Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 1948 năm 2024

- Ngày 16/7/1948, khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai. Hai năm sau Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai do Đảng ta chỉ đạo, đã diễn ra từ ngày 16 đến 20/7/1948 tại tỉnh Phú Thọ, khi cả nước đang trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mục tiêu của Hội nghị là vạch ra đường lối, nhiệm vụ và phương châm công tác văn hóa; đoàn kết những hoạt động văn hóa thành một mặt trận nhằm động viên các hoạt động văn hóa, văn nghệ kháng chiến, góp phần xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt đến hội nghị này. Ngay trước ngày khai mạc hội nghị (ngày 15/7/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng hội nghị. Trong thư có đoạn Người nhấn mạnh: “Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế”.

Cùng với Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai năm 1948 được xem là “Hội nghị Diên Hồng” đầu tiên về văn hóa - nơi Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ nội hàm và đích đến của “nền văn hóa mới của nước Việt Nam mới”; thực sự là ánh sáng soi đường tập hợp đông đảo lực lượng văn nghệ sĩ, trí thức, các nhà khoa học trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Ngày 16/7/1960, Bác cùng với các đại biểu Quốc hội đến thăm Trại thí nghiệm trồng lúa của Sở Nông Lâm Hà Nội ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (nay là thôn Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội), xem vận hành máy cấy do Bộ Nông nghiệp chế tạo.

Tại đây, Người trực tiếp lội xuống ruộng cho máy chạy thử và khen ngợi lãnh đạo Bộ Nông nghiệp mạnh dạn áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Người nhắc nhở các đại biểu Quốc hội sau khi về địa phương cần đi sâu đi sát để đẩy mạnh hơn nữa phong trào cải tiến nông cụ thành phong trào rộng rãi của đông đảo bà con nông dân.

- Ngày 16/7/1980, khánh thành trạm thông tin vệ tinh Hoa Sen 1, là trạm thông tin vệ tinh đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng tại Hà Nam. Trạm thông tin vệ tinh Hoa Sen đã đánh dấu giai đoạn mới trong sự phát triển khoa học-kỹ thuật ở nước ta, mở ra khả năng mới cho Việt Nam tham gia vào các vấn đề nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ vào các mục đích hòa bình. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có một bước tiến dài với những mốc son chói lọi trong lĩnh vực thông tin vệ tinh, góp phần hình thành một hệ thống thông tin đầy đủ, cơ sở hạ tầng viễn thông hoàn chỉnh từ hệ thống cáp đồng, cáp quang, thông tin vệ tinh viễn thông đến thông tin vệ tinh viễn thám, giám sát tài nguyên môi trường, khí tượng, thủy văn và vệ tinh nghiên cứu khoa học…

- Ngày 16/7/1999, UNESCO trao tặng Hà Nội danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. Năm 1999, người dân cả nước nói chung, người dân Thủ đô nói riêng tự hào khi Hà Nội được UNESCO vinh danh Thành phố vì hòa bình.

Năm 1999, UNESCO trao tặng Hà Nội danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”

Giải thưởng Thành phố vì hòa bình mà UNESCO trao tặng chính là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những đóng góp tích cực của Thủ đô Hà Nội trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình, cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng một thành phố hòa bình. Một thành phố năng động nhưng vẫn giữ những nét truyền thống, vươn lên với sức bật mạnh mẽ xứng đáng là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trở thành trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Sự kiện quốc tế:

- Ngày 16/7/1945, Hoa Kỳ thử bom nguyên tử (bom A) lần đầu tiên. Vụ thử có mật danh Trinity diễn ra tại sa mạc Jornada del Muerto, New Mexico.

- Ngày 16/7/1969, Mỹ phóng Apollo 11 lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng. Tàu vũ trụ Apollo 11 được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm vũ trụ Kennedy tại đảo Merritt (bang Florida), đưa 3 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin bay vào quỹ đạo Mặt Trăng. Apollo 11 là chuyến bay có người lái thứ 5 của chương trình Apollo và là chuyến bay đầu tiên đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng.

Như thế là đã rõ, tuy không tìm được bút tích của Bác hay băng ghi âm, song đây là bài báo tường thuật ngay sau sự kiện một ngày và xét về văn phạm thì đây mới là một câu hoàn chỉnh. Bởi lẽ, theo mạch văn của bài phát biểu, ở trên Bác đã nêu vai trò mở đường của văn hoá, vai trò tiên phong của những người hoạt động văn hóa, thì đây chính là câu chốt về vai trò, sứ mệnh của văn hoá đối với sự phát triển của dân tộc. Có chữ “phải” là hoàn toàn hợp lý.

Kể từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 24-11-1946, đây là lần thứ 3 một hội nghị văn hóa được gọi tên Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tổ chức tại phòng họp Diên Hồng trong tòa nhà Quốc hội, được nhiều chuyên gia văn hóa đặt tên "Hội nghị Diên Hồng về văn hóa" bởi tầm quan trọng của nó.

Ông Hữu Thỉnh - nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam - là một trong các thành viên ban cố vấn bài phát biểu của Tổng bí thư tại hội nghị. Ông cho biết bài phát biểu được chuẩn bị rất công phu. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dành sự quan tâm đặc biệt cho hội nghị lần này.

Hội nghị sẽ có sự tham dự đầy đủ của những người đang làm văn hóa, từ nhà quản lý tới những người sáng tạo văn hóa, các nhà nghiên cứu.

Kể từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 24-11-1946, đây là lần thứ 3 một hội nghị văn hóa được gọi tên Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, từ đó đến nay đã có nhiều hội nghị lớn về văn hóa, cho thấy quan điểm xuyên suốt của Đảng về văn hóa là rất coi trọng lĩnh vực này, đặt ngang hàng với lĩnh vực kinh tế, chính trị, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc tối 21-11 tại Nhà hát lớn Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN NAM

Ông Phùng Xuân Nhạ - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo, trưởng Ban tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc - nhấn mạnh hội nghị lần này là một diễn đàn để lắng nghe tiếng nói của những người làm văn hóa.

Hội nghị sẽ đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Quan trọng hơn, hội nghị là diễn đàn để lắng nghe và là dịp cổ vũ, động viên các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, triển khai thắng lợi nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hội nghị cũng được kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong văn hóa để xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ mới với những giá trị mạnh mẽ.

Đó là những con người Việt Nam gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, phát triển toàn diện, yêu nước, tự hào dân tộc, có đạo đức mạnh mẽ, biết thượng tôn pháp luật… Văn học nghệ thuật được phát huy giá trị mạnh mẽ hơn trong bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, lối sống của con người.

Vai trò kiến tạo của Nhà nước được phát huy mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hội nghị cũng được đặt ra mục tiêu góp phần vào ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức, lối sống, đưa văn hóa vào trong chính trị và kinh tế, phát triển công nghiệp văn hóa, tăng mức hưởng thụ văn hóa của người dân, đồng thời thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội, bảo vệ di sản… như dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đang xây dựng.

Chủ đề