Hướng dẫn cách trượt patin chay nhanh

Trượt patin không chỉ đơn thuần là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe, thực tế đây còn là cách được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm hoạt động giải trí đầy thú vị. Thực tế, học cách trượt patin không khó, thông thường để di chuyển thành thạo bạn chỉ cần mất từ 3 – 5 buổi học. Vậy làm thế nào để bắt đầu? Dưới đây, Decathlon đã tổng hợp giúp bạn 5 bước trượt patin đối với giày 4 bánh ngang hoặc 4 bánh dọc, hãy cùng tham khảo nhé!

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn cách trượt patin trong 5 bước

Tùy thuộc vào năng khiếu của mỗi người mà thời gian học trượt patin sẽ khác nhau. Về cơ bản, chỉ cần quyết tâm và kiên trì sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng làm quen và chơi thành thạo bộ môn thể thao này. Sau đây là lần lượt các bước để bạn có thể bắt đầu với trượt patin:

Bước 1: Học cách đứng dậy và ngồi xuống

Tùy thuộc vào năng khiếu của mỗi người, thông thường tổng thời gian cần đầu tư cho bước học cách đứng dậy và ngồi xuống khoảng 5 – 10 phút. Để thành thạo ở bước này bạn cần giữ được thăng bằng (có thể chống tay vào đầu gối hoặc không).

  • Bắt đầu từ tư thế quỳ bạn dùng đầu ngón tay chống sát vào đầu gối.
  • Dùng lực từ hai cánh tay để đẩy người lên, sau đó chống chân thuận vuông góc với mặt đất (lưu ý: các bánh xe của giày đều phải tiếp xúc với mặt đất).
  • Tiếp tục dùng cả lực tay/chân để đẩy chân còn lại lên và tạo hình chữ “V” giữa hai chân (lưu ý: hai tay vẫn tiếp tục trống xuống mặt đất để giữ thăng bằng).
  • Giữ chắc hai chân xếp thành hình chữ “V” để tạo điểm tựa rồi từ từ đứng dậy hướng người về phía trước (lưu ý: có thể chống hai tay ở đầu gối để tạo thêm điểm tựa).
    Đặt hai chân hình chữ “V” đồng thời hướng người về trước, sau đó từ từ đứng dậy

Bước 2: Luyện giữ thăng bằng trên giày trượt

Sau khi đứng dậy thành công, bạn bắt đầu luyện tập giữ thăng bằng trên giày trượt từ 10 – 15 giây và sau đó tăng dần thời gian để làm quen. Lưu ý: Sau khi giữ được tư thế thăng bằng trên giày, người chơi nên nhìn thẳng về phía trước để làm quen với không gian xung quanh và có được cảm giác trượt tốt hơn (hạn chế nhìn xuống phía dưới chân).

  • Từ tư thế chân trụ hình chữ “V”, bạn khom người kết hợp với chống hai tay vào đầu gối để giữ thăng bằng trong khoảng 10 – 15 giây.
  • Sau đó, bạn bước chân thuận sang ngang rộng bằng vai và tiếp tục chống hai tay vào đầu gối khoảng 10 – 15 giây.
  • Khi đã kiểm soát được cơ thể và giày trượt bạn có thể bỏ hai tay khỏi đầu gối và đứng thẳng dậy.
    Cố gắng giữ thăng bằng từ 10 – 15s và tăng dần thời gian

Bước 3: Học cách lướt đi

Hiện nay, trượt hình chữ “V” và Forward swizzle là hai cách trượt patin cơ bản cho người mới tiếp cận bộ môn patin.

Cách trượt chữ “V”

Thực tế, cách trượt chữ “V” trong patin tương đối dễ. Ở mỗi động tác sẽ không quá rườm ra, người chơi chỉ cần thực hiện nhanh chóng và dứt khoát là có thể bắt đầu trượt những bước đầu tiên. Cách trượt này sẽ phù hợp cho người chơi muốn di chuyển ở tốc độ thấp hoặc trung bình.

  • Bước 1: Bạn đặt hai chân rộng bằng vai, hai gót chân hướng vào nhau hình chữ “V”.
  • Bước 2: Nhấc chân thuận đặt về phía trước, đồng thời người cũng hướng về phía trước.
  • Bước 3: Tiếp đó, bạn nhấc hai chân liên tục và lặp đi lặp lại động tác để di chuyển.
    Bạn nhấc và đặt chân lên phía trước liên tục để di chuyển

Cách trượt Forward swizzle

Giống như trượt chữ “V”, trượt Forward swizzle cũng khá dễ. Tuy nhiên, ưu điểm của Forward swizzle so với cách trượt chữ “V” là người chơi có thể di chuyển ở tốc độ cao hơn.

  • Bước 1: Giống như cách trượt chữ “V”, khi trượt Forward swizzle người chơi sẽ đặt hai chân ngang vai chếch hình chữ “V”.
  • Bước 2: Để di chuyển bạn cần dùng lực chân tác động lên cạnh ngoài của giày để đẩy người về phía trước.
  • Bước 3: Tiếp đó, bạn dùng cạnh trong của giày để kéo chân vào phía trong. Để di chuyển ổn định bạn có thể thực hiện lặp đi lặp lại động tác này.
    Dùng cạnh ngoài của giày để đẩy người hướng về phía trước

Bước 4: Học các cách phanh/dừng lại

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa các cách phanh thường được áp dụng khi trượt patin:

Tiêu chíPhanh/thắng gót (Heel Brake)Phanh (thắng) chữ APhanh (thắng) chữ TĐối tượng có thể áp dụngNgười mới chơiNgười mới chơiNgười mới chơiTốc độ trượtTrượt tốc độ chậmTrượt tốc độ chậmTrượt ở tốc độ nhanh và chậmLưu ýKhông nhấc chân lên và đặt gót chân xuống để phanhKhom người và dồn trọng tâm về phía trướcKhom người và hơi khụy gối

Phanh/thắng gót (Heel Brake)

Đây là kỹ thuật phanh cơ bản trong cách trượt patin, phù hợp cho người mới chơi và làm quen với tốc độ trượt chậm. Về cơ bản, bánh xe giày trượt được làm từ chất liệu cao su, bởi vậy khi phanh gót bằng việc tác động lực vào phần này sẽ giúp người chơi giảm tốc độ trượt.

  • Khi đang trong trạng thái trượt, bạn cần thu hai chân rộng bằng vai ở tư thế song song.
  • Tiếp đến, bạn hơi khom người và đặt chân thuận lên trước (đặt giày nghiêng góc 45 độ – mũi chân hướng lên).
  • Dùng hết lực tác động vào phần gót chân thuận để giảm dần tốc độ trượt.

Thông thường, nhiều người chơi mới sẽ lựa chọn lắp thêm lớp lót nhựa hoặc cao su ở bánh sau của giày. Khi bạn đặt gót giày nghiêng 45 độ sẽ tạo ra một lực ma sát giữa lớp lót và mặt đất, từ đó giúp phanh được dễ dàng và an toàn hơn.

Bạn cần dùng lực tác động mạnh vào phần gót chân trước

Phanh (thắng) chữ A

Thực tế, phanh (thắng) chữ A sẽ giúp giảm tốc một cách từ từ. Do đó, cách phanh này sẽ phù hợp cho những người mới chơi, trượt ở tốc độ chậm.

  • Từ tư thế trượt 2 chân về phía trước, bạn đặt hai chân rộng bằng vai
  • Sau đó khép hai đầu gối, đồng thời hướng hai mũi chân vào nhau (dạng chữ “A”).
    Bạn tiếp hành khép hai mũi chân vào nhau để dừng lại

Phanh (thắng) chữ “T”

Hiện nay, phanh chữ “T” được biết là kiểu phanh an toàn và vô cùng dễ thực hiện. Không chỉ giúp giảm tốc nhanh, cách phanh này còn giúp người chơi có thể dễ dàng làm chủ cơ thể, không bị mất thăng bằng khi dừng đột ngột.

  • Đặt chân thuận ra sau tạo với chân trước một góc 45 độ.
  • Dồn trọng tâm cơ thể lên phía chân trước, sau đó đặt chân thuận phía sau sát với chân trụ tạo thành hình chữ “T”.
    Thu chân phía sau và đặt gần chân trụ tạo thành hình chữ T

Bước 5: Luyện tập chuyển hướng khi trượt

Chuyển hướng theo 1 chân phía trước (Scootering)

Chuyển hướng Scootering qua bên phải:

  • Hướng trọng tâm cơ thể sang chân phải.
  • Khụy nhẹ chân trái và đưa chân ra ngoài với tâm thế dùng cạnh trong của giày.
  • Xoay toàn bộ cơ thể sang bên phải.

Chuyển hướng Scootering qua bên trái:

  • Hướng trọng tâm cơ thể sang chân trái.
  • Khụy nhẹ chân phải và đưa chân ra ngoài với tâm thế dùng cạnh trong của giày.
  • Xoay toàn bộ cơ thể sang bên trái.
    Chuyển hướng di chuyển theo 1 chân ở phía trước

Chuyển hướng theo 2 chân song song (Parallel)

  • Đặt hai chân song song rộng bằng vai.
  • Muốn quay phải bạn đưa chân phải lên phía trước/muốn quay trái bạn đưa chân trái lên phía trước.
  • Xoay thân người theo hướng muốn di chuyển.
  • Dồn trọng tâm cơ thể theo hướng muốn di chuyển (2 chân vẫn đặt song song).
    Chuyển hướng an toàn theo cách đặt 2 chân song song

2. Quan trọng: Học cách ngã đúng để tránh chấn thương khi trượt patin

Bên cạnh việc trang bị bảo hộ, dưới đây là 5 bước học cách ngã đúng mà người trượt patin cần biết, qua đó tránh chấn thương đáng tiếc.

  • Bước 1: Bạn tiến hành khụy hai đầu gối lại.
  • Bước 2: Mở rộng lòng bàn tay hướng về phía trước, sẵn sàng đỡ cơ thể khi ngã (mặt hướng lên/tránh gặp chấn thương).
  • Bước 3: Cố gắng hạ trọng tâm cơ thể.
  • Bước 4: Tiếp xúc với mặt đất bằng đầu gối và dùng lực cánh tay làm điểm tựa.
  • Bước 5: Chống tay về phía trước nhưng không duỗi thẳng, tránh chấn thương không đáng có.
    Người chơi nên đeo đồ bảo hộ để giảm thiểu chấn thương khi ngã

Những lưu ý quan trọng khi trượt patin:

  • Chọn size giày đúng, không đi giày quá chật hoặc quá lỏng.
  • Đeo các phụ kiện bảo hộ chắc chắn như mũ bảo hiểm, miếng lót khuỷu tay/chân,…
  • Nên có người luyện tập cùng hoặc theo học tại các trung tâm, CLB có người hướng dẫn.
  • Chọn sân tập rộng rãi, bằng phẳng và ít người qua lại.

3. 4 Kỹ thuật trượt patin nâng cao bạn có thể thử

Sau khi thực hiện thành thạo các kỹ thuật trượt patin cơ bản, bạn có thể nâng cấp và thử thách bản thân với các kỹ thuật nâng cao. Xem ngay hướng dẫn trượt patin ở trình độ cao hơn:

3.1. Trượt lùi về phía sau

Trái ngược với kỹ thuật trượt lướt đi, trượt lùi về phía sau là cách bạn di chuyển lùi. Đây là kỹ thuật không chỉ đòi hỏi nhiều kinh nghiệm mà khả năng quan sát và cảm giác không gian cũng là vô cùng quan trọng.

  • Bước 1: Đặt hai đầu bàn chân chạm nhau, chếch hình chữ “V” ngược.
  • Bước 2: Mở rộng phần gót chân và dùng lực ở cạnh ngoài của giày để mở rộng hai chân.
  • Bước 3: Sau khi chân mở rộng quá vai, bạn hướng phần gót giày vào phía trong và dùng lực ở cạnh trong của giày để thu chân về. Tiếp tục làm lại các bước.

Lưu ý: Bạn không nên cố gắng bước chân ra phía sau, điều này dễ khiến bạn mất thăng bằng và ngã.

Cần lưu ý tầm quan sát khi trượt lùi về sau

3.2. Trượt trên gót chân – đầu bàn chân

Trong cách trượt patin thì kỹ thuật trượt trên gót và đầu bàn chân sẽ giúp bạn thể hiện những đường trượt nghệ thuật điêu luyện. Đây là cách giữ thăng bằng dùng lực tác động vào hai điểm tiếp xúc là gót và đầu bàn chân để di chuyển.

  • Bước 1: Đặt hai chân rộng bằng vai và lướt đi bình thường theo cách trượt chữ “V” hoặc Forward swizzle để lấy đà.
  • Bước 2: Đặt mũi chân không thuận ra phía sau (hướng gót chân lên góc 45 độ).
  • Bước 3: Đặt phần gót chân thuận hướng về phía trước, đồng thời người cũng hướng theo. Bạn làm tiếp hành đổi chân và làm luân phiên liên tục.
    Di chuyển và giữ thăng bằng dựa trên đầu và gót của hai bàn chân

3.3. Tập nhảy

Nhảy trong patin là kỹ năng bạn tách hai chân lên khỏi mặt đất trong cùng một lúc. Thông thường kỹ năng này thường được áp dụng khi người chơi chuyển địa hình hoặc chuyển hướng di chuyển. Cùng xem ngay kỹ thuật tập nhảy trong hướng dẫn trượt patin với đoạn gif sau:

  • Bước 1: Đặt hai chân rộng bằng vai và lướt đi bình thường theo cách trượt chữ “V” hoặc Forward swizzle để lấy đà.
  • Bước 2: Đặt hai chân song song cách nhau khoảng 15cm.
  • Bước 3: Hơi khụy gối và dùng lực của chân để đẩy người lên không chung. Lúc này, bạn có thể kết hợp động tác xoay người để chuyển hướng di chuyển.
    Tập nhảy trong patin thường được sử dụng để chuyển địa hình hoặc chuyển hướng di chuyển

3.4. Tập bắt chéo chân

Thực tế, bắt chéo chân khi chơi patin cũng là một kỹ năng giúp người chơi có thể chuyển hướng di chuyển.

  • Bước 1: Đặt chân thuận bắt chéo lên trước chân trụ còn lại.
  • Bước 2: Dùng chân bắt chéo để đẩy người di chuyển theo hướng mới, đồng thời trong tâm cơ thể cũng hướng theo hướng muốn đi.
    Bắt chéo chân là kỹ năng giúp người trượt patin chuyển hướng di chuyển

Trên đây là tổng hợp những kỹ năng và hướng dẫn cách trượt patin từ cơ bản đến nâng cao cho người chơi. Khi mới tập, nếu không tự tin vào kỹ năng của bản thân, bạn có thể tìm đến những trung tâm tập luyện hoặc CLB để có người hướng dẫn và bảo hộ tránh những chấn thương không đáng có.

Hiện tại, trong danh mục giày trượt patin, Decathlon đang cung cấp đến khách hàng hơn 20 mẫu giày trượt patin cho cả người dùng trẻ em và người lớn. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân, bạn có thể dễ dàng tìm kiểu những mẫu giày trượt vô cùng chất lượng với mức giá chỉ từ 589.000đ. Đặc biệt khi mua các sản phẩm tại Decathlon khách hàng sẽ nhận được những ưu điểm như:

Chủ đề